Tán gia bại sản vì dính ‘tín dụng đen’: Dễ vay khó “thoát”!
Thời gian gần đây, hoạt động cho vay nặng lãi (còn gọi là tín dụng đen) xuất hiện nhan nhản khắp nơi. Với phương thức cho vay không cần thế chấp, cầm ngay “tiền tươi” đã hấp dẫn được nhiều khách hàng. Nhưng…
Thực chất, khi đã cầm được đồng tiền của “tín dụng đen” rồi thì khó mà thoát ra khỏi vòng vây của lãi suất, hầu hết mất khả năng trả nợ. Đến khi ấy thì người vay lập tức bị “ xã hội đen” đến viếng nhà với muôn kiểu đe dọa. Đã có nhiều trường hợp cả vợ lẫn chồng phải bỏ nhà đi trốn nợ, hoặc cha mẹ phải bán nhà trả nợ để mua sự bình an cho con, rồi dắt díu nhau ra miếu thờ để tá túc qua ngày…
1 căn nhà có con nợ vay “tín dụng đen” ở khu vực Kim Châu bị tạt sơn đỏ đe dọa
Chỉ trong 1 địa phương nhỏ, phường Bình Định (TX An Nhơn, Bình Định) mà đã có đến hàng chục trường hợp cảnh nhà đang có cuộc sống yên ấm, ăn nên làm ra, thì bỗng dưng “tan gia bại sản”, do có người trong gia đình dính vào “tín dụng đen”. Cha mẹ phải bán nhà trả nợ cho con, gia đình ly tán…
“Bẫy tiền”
Theo phản ánh của người dân địa phương, hoạt động cho vay nặng lãi thường nấp dưới những dịch vụ lương thiện, nhiều nhất là dịch vụ vận tải hành khách theo yêu cầu, hoặc cho thuê xe 4 chỗ 7 chỗ ngồi khách tự lái. Thế nhưng khi người có nhu cầu đến thuê xe thì được những người làm dịch vụ trả lời là… không có xe! Anh Võ Văn Lợi (SN 1961) ở khu vực Kim Châu, phường Bình Định (TX An Nhơn, Bình Định), cho biết: “Có lần con tôi có nhu cầu thuê xe chở gia đình đi công việc, nhưng khi vào 1 cơ sở cho thuê xe để giao dịch thì được những thanh niên bặm trợn, xăm trổ đầy mình trả lời là không có xe cho thuê, trong khi trước nhà treo tấm biển ghi rõ ràng là “Cho thuê xe ô tô 4 chỗ, 7 chỗ”. Sau đó tôi nghe người dân xung quanh nói đó là 1 điểm làm “tín dụng đen” chuyên cho vay nặng lãi”.
Phương thức “quảng cáo” của hoạt động tín dụng đen không kém phần “rầm rộ”. Hầu như trên tất cả các cột điện nằm dọc quốc lộ, cả trên các tuyến đường bê tông của khu dân cư đông đúc đều có dán những tờ giấy in quảng cáo cho vay tiền với những lời lẽ rất hấp dẫn, người ta thường gọi đùa là “ngân hàng trụ điện”. Có thể nêu ví dụ: “Cho vay tiền chỉ cần giấy tờ xe, thủ tục nhanh gọn” hoặc “HOT – cho vay trả góp – không thế chấp – không phụ phí – thủ tục đơn giản – cho vay trong ngày”; “Hỗ trợ tài chính – Hụi hốt ngày”; “Ngân hàng cho vay hỗ trợ tài chính”… kèm theo số điện thoại rõ ràng. Thậm chí, những người hoạt động tín dụng đen còn cho người đi xe máy len lỏi khắp các làng quê ngõ xóm rải tờ rơi quảng cáo cho vay vung vãi khắp mặt đường.
Video đang HOT
Quảng cáo “tín dụng đen” nhan nhản trên các trụ điện dọc đường giao thông
Không cần thế chấp, chỉ cần mỗi cái chứng minh thư nhân dân và biết rõ nhà cửa của người vay ở đâu là “tiền tươi” được đưa ra ngay. Một cán bộ Công an đã về hưu, 1 hôm đọc được quảng cáo cho vay trên tờ rơi, bèn gọi vào số điện thoại trên tờ quảng cáo và nói: “Tôi là đang làm trong ngành Công an, hiện tôi đang xây dựng nhà cần vay 300 triệu, vậy cho hỏi thủ tục thế nào?”. Người ở đầu giây bên kia trả lời ngay: “Tôi không cần biết ông làm gì, ông chỉ cần cho tôi biết ông xây nhà chỗ nào là tôi cho người cầm tiền đến ngay, bao nhiêu cũng được”.
Hệ lụy khôn lường
Vay trả góp, ngươi vay thường chiu lai tư 10 – 15%/tháng, hoặc có thể cao hơn tuy thuôc vao mưc lai do bên cho vay quy đinh. Tuy nhiên, trong hợp đồng, người cho vay sẽ ghi lai suât không vươt qua 10 lân lai suât cơ ban do Ngân hang Nha nươc công bô, nhằm đối phó với pháp luật. Viêc hoan tra vôn đươc tinh thơi han từng thang; trương hơp ngươi vay không hoan tra đung thơi han thi tiên lai se đươc công luy kê vao tiên gôc đê tinh lai phat sinh trong thơi gian tiêp theo. Cứ thế, lãi mẹ đẻ lãi con, người vay không còn khả năng trả nợ. Đến khi ấy, bên cho vay sẽ cho người tìm đến nhà người vay với muôn kiểu đe dọa, ví như tạt sơn đỏ lên cửa nhà, ném giấy vàng mã vào nhà, hoặc tạt xăng vào nhà, đốt “cảnh cáo” 1 vật dụng gì đó trước nhà.
Vợ chẳng thể để chồng bị “xã hội đen” đoạt mạng, cha mẹ không thể để con bị chặt chân chặt tay, vậy là cứ phải hy sinh bán nhà để trả nợ thay cho con nhằm thoát cảnh bị áp lực liên tục bị đe dọa. Có trường hợp cả 2 vợ chồng dắt díu nhau đi trốn nợ, bỏ lũ con lại nhà để ông bà chăm nuôi. Ông bà tuổi tác đã cao, “gánh” không nổi chi phí nuôi lũ cháu ăn học, lũ trẻ trở nên nheo nhóc.
Quảng cáo “tín dụng đen” với hình thức tờ rơi
Anh Thành ở đường Mai Xuân Thưởng, phường Bình Định (TX An Nhơn, Bình Định), người có đứa cháu sau World Cup 2018 trở thành con nợ của hệ thống “tín dụng đen”, kể: “Tôi có đứa cháu con ông anh thua cá độ bóng đá trong World Cup 2018 phải vay nợ “tín dụng đen” 300 triệu đồng, trả mãi đến giờ vẫn còn nợ. Hoặc như thằng T. con ông Ba N. nợ còn lớn hơn, thường xuyên bị dân “xã hội đen” đánh xe ô tô đến nhà hăm dọa đòi nợ, buộc phải bán nhà lớn trả nợ, còn lại ít tiền ra phường Nhơn Hưng mua căn nhà nhỏ để ở. Con đường Mai Xuân Thưởng dài chưa đầy nửa cây số mà có đến dăm ba trường hợp như vậy”.
Bà Mai Thị Thanh, Bí thư khu vực Kim Châu (phường Bình Định), cho biết thêm: ” Không chỉ đàn ông vay tiền lãi suất cao để cờ bạc, mà nhiều phụ nữ cũng dính nợ số tiền lên đến nhiều tỷ đồng. Qua tìm hiểu, phụ nữ dính nợ hầu hết dính vào chuyện chơi “tiền ảo”. Thời gian mua bán ngoài chợ, ngồi nghe các “cò mồi” tán chuyện chơi “tiền ảo” kiếm tiền “dễ hơn đi chợ”, nên nhắm mắt lao vào chơi. Huy động hết tiền trong nhà rồi thì “vay nóng vay lạnh”, vay cả “tín dụng đen”, đến khi cuộc chơi “vỡ trận” thì lâm vào cảnh khốn đốn”.
Đối tượng chính mà những người hoạt động tín dụng đen nhắm tới là những thanh niên lêu lổng hoặc những người có máu đề đóm, cờ bạc, cá độ bóng đá. Họ tìm cách tiếp cận những đối tượng nói trên, sau vài cuộc nhậu hoặc cà phê cà pháo, họ buông lời làm thân: “Anh thích em rồi đấy, sau này nếu em cần vay tiền cứ nói với anh. Chỉ cần cho anh thấy hình trong chứng minh nhân dân có giống em không và cho anh biết nhà em ở đâu để làm tin là được, không cần gì khác”.
VŨ ĐÌNH THUNG
Theo nongnghiep
Huyện Thanh Oai, Hà Nội: Nhiều gia đình rơi vào cảnh khốn cùng vì tín dụng đen
Nhiều người dân phải vay nặng lãi từ 3000 đồng, thậm chí 6000 đồng một triệu/ngày. Do không có tiền trả nợ, lãi mẹ đẻ lãi con nên nhiều gia đình bị các đối tượng cho vay đe dọa, hành hung, khủng bố tinh thần...
Theo tìm hiểu của PV, thời gian gần đây, hoạt động "cho vay tín dụng" mà thực chất là cho vay nặng lãi trên địa bàn hai xã Cao Dương và Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, ngày càng "nở rộ". Sau khi con nợ dùng giấy tờ tùy thân, sổ đỏ thế chấp để vay nóng với lãi suất "cắt cổ", ít thì 3.000đ, thậm chí còn lên tới 6000đ/1 triệu/ngày. Nếu không trả tiền đúng hẹn, gia đình của con nợ bị chủ nợ cho người đến đến nhà chửi bới, đe dọa một cách ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật.
Hoạt động cho vay ở xã Cao Dương được quảng cáp tận đầu làng
Ông Nguyễn Văn Thành (tên nhân vật đã được thay đổi), một người dân xã Cao Dương cho chúng tôi biết, do vay lãi suất quá cao, lãi mẹ đẻ lãi con nên nhiều người không có khả năng trả nợ, họ bị chủ nợ cho người đến tận nhà "siết nợ", khủng bố tinh thần bằng cách ném chất bẩn như mắm tôm, dầu luyn, trứng thối vào nhà, thậm chí dùng khóa để khóa nhà của người dân, bắt giữ người trái pháp luật. Có người bị chửi bới, đánh đập, tình trạng này diễn ra khoảng 2 năm và ngày càng phổ biến.
Bên cạnh đó với tình trạng nhóm đòi nợ thuê với những hung khí mang theo để uy hiếp con nợ, điển hình thôn Cao Xá, xã Cao Dương có trường hợp cả nhà phải đóng cửa rời quê và tình trạng ném chất bẩn vào nhà dân đã khiến cho người dân hoang mang. Theo khảo sát của phóng viên từ dọc ngã tư Vác về đến UBND xã Cao Dương xuất hiện nhiều tờ rơi cho vay nặng lãi được dán ở hai bên đường. Các tấm biển ghi dòng chữ hỗ trợ tài chính mọc lên nhan nhản. Theo phản ánh, những đối tượng đi đòi nợ thuê thì có dấu hiệu coi thường pháp luật, trong người lúc nào cũng mang theo vũ khí sẵn sàng hành hung người khác khi gặp phải sự phản kháng...
Đâu đâu cũng bắt gặp các địa điểm cho vay, hỗ trợ tài chính
Trước hàng loạt những tiêu cực do tín dụng đen ập đến, người dân nơi đây có lý do để lo lắng về an ninh trật tự trên địa bàn, và những ẩn họa khôn lường từ việc cho vay nặng lãi gây ra.
Để tìm hiểu, làm rõ thông tin phản ánh của người dân, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Nam Khánh - Đội trưởng đội hình sự Công an huyện Thanh Oai. Ông Khánh cho rằng đây là những vụ việc chỉ mạng tính chất dân sự nên khó xử lý: "Ông xem trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xử lý được vụ nào chưa?", ông Khánh nói. Theo ông Khánh, những vụ việc này rất khó xử lý bởi đây là những hợp đồng dân sự với nhau.
Dịch vụ "hỗ trợ tài chính" ở xã Cao Dương
Được biết, nhằm đấu tranh chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội lợi dụng hình thức kinh doanh dịch vụ này để hoạt động vi phạm pháp luật, GĐ Công an Tp. Hà Nội đã yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp chỉ đạo toàn diện, thực hiện nghiêm Kế hoạch số 231/KH-CAHNPV11: Cụ thể Trưởng phòng CSHS, Trưởng CA các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tổ chức điều tra cơ bản, rà soát lại toàn bộ các cửa hàng cầm đồ, cửa hàng tư vấn tài chính, ổ nhóm, cá nhân kinh doanh tài chính có phép hoặc không phép hiện đang hoạt động trên địa bàn; rà soát, thống kê toàn bộ số điện thoại quảng cáo, rao vặt về cho vay không thế chấp, cho vay tài chính...
Theo đó, từ ngày 1/8 đến hết ngày 30/11/2018, các đơn vị tập trung lực lượng, tổ chức đấu tranh xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở hoạt động không phép. Đối với các cơ sở hoạt động có phép, lực lượng chức năng yêu cầu chủ cơ sở ký cam kết; định kỳ hàng tháng tổ chức kiểm tra; nắm bắt chặt chẽ nhân thân các chủ cơ sở, nhân viên... Từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với các cơ sở, cá nhân có biểu hiện vi phạm.
Ban GĐ Công an Tp. Hà Nội đã yêu cầu chỉ huy các phòng nghiệp vụ, CA các quận, huyện, thị xã phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác phòng ngừa, đấu tranh với các ổ nhóm tội phạm đang hoạt động "tín dụng đen", hoạt động có tổ chức; phát hiện, kiên quyết xử lý những vi phạm của CBCS thiếu tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nghiệp vụ, nhất là việc "bảo kê", làm ngơ, tiếp tay, bỏ lọt tội phạm.
THÀNH NAM
Theo baodansinh
Tín dụng đen len lỏi vào các làng Chăm tại tỉnh Bình Thuận Hình thức cho vay nóng, tín dụng đen còn tồn tại dưới hình thức cho vay tiền mặt không cần thế chấp, cung ứng vật tư phân bón trả bằng "lúa non"... Thời gian gần đây, nhiều tờ rơi với nội dung "cho vay tiêu dùng không cần thế chấp", rồi "cho vay vốn kinh doanh không cần tài sản đảm bảo"... được...