Tận dụng ưu đãi thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu sang Mexico
Tuy liên tục xuất siêu sang thị trường Mexico nhưng thị phần hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu tại thị trường này mới chỉ đạt 1,3%.
Vì vậy, theo nhận định từ các chuyên gia thương mại, doanh nghiệp nên tận dụng ưu đãi từ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để hàng hóa Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương), mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mexico năm 2020 vẫn đạt được kết quả tích cực.
Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch hai chiều đạt 3,68 tỷ USD, tăng 6,12% so với năm 2019; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico đạt 3,16 tỷ USD, tăng 11,73% và nhập khẩu đạt 523 triệu USD, giảm 18,58%.
Ngoài ra, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mexico tiếp tục được duy trì qua nhiều năm và đây là một trong số ít những thị trường ở khu vực mà Việt Nam xuất siêu hơn 2 tỷ USD/năm.
Video đang HOT
Tính đến hết tháng 8/2021, kim ngạch thương mại song phương với Mexico tiếp tục tăng trưởng tích cực, đạt 3,24 tỷ USD, tăng 36,08% so với cùng kỳ năm 2020, đưa nước này trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và lớn thứ 4 tại khu vực châu Mỹ chỉ sau Hoa Kỳ, Canada và Brazil.
Trong số đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,92 tỷ USD, tăng 43%. Đây là mức tăng trưởng xuất khẩu hàng đầu sang khối thị trường các nước trong Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ, thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường này mới chỉ đạt 1,3%, vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục gia tăng xuất khẩu hàng hóa, nhất là khi Việt Nam và Mexico đều là thành viên của Hiệp định CPTPP.
Đáng lưu ý, Hiệp định CPTPP nêu rõ việc Mexico cam kết xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay từ ngày 14/1/2018, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Vì vậy, hàng Việt sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập cũng như dư địa để tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này.
Ông Lưu Vạn Khang – Tham tán thương mại Việt Nam tại Mexico cho biết, đây là thị trường đầy tiềm năng cho thủy sản Việt bởi mỗi năm Mexico nhập khẩu khoảng 351 triệu USD cá đông lạnh và chủ yếu là cá tra và cá ngừ.
Đặc biệt, 8 tháng năm 2021 xuất khẩu thủy sản sang Mexico đạt trên 59 triệu USD, tăng 77% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang tận dụng khá tốt các ưu đãi thuế quan từ hiệp định này. Ngoài mặt hàng thủy sản, mặt hàng gạo, dệt may, da giày… cũng có nhiều cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường này.
Bà Nguyễn Sơn Trà – Trưởng phòng WTO và đàm phán thương mại, Vụ Chính sách thương mại đa biên cho rằng, các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường Mexico cần nắm bắt thị hiếu, cũng như nhu cầu để lựa chọn sản phẩm và phương thức quảng bá phù hợp.
Cùng với đó, doanh nghiệp phải chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu về Hiệp định CPTPP cũng như tìm hiểu sâu hơn về thuế nhập khẩu ưu đãi; sử dụng những nền tảng thương mại điện tử để giao lưu, kết nối hợp tác với các doanh nghiệp Mexico trong bối cảnh dịch COVID-19 để xuất khẩu tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian tới.
Nhìn lại 2 năm triển khai CPTPP: Thành tựu và tiềm năng còn để ngỏ
Là FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao bậc nhất của Việt Nam cho đến nay, việc triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong 2 năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng liệu cho đến nay DN Việt Nam đã tận dụng được tối đa những ưu đãi từ hiệp định này?
"Trợ lực" cho nền kinh tế giữa đại dịch
"Có thể chúng ta còn phải sống chung với đại dịch ít nhất là tương lai gần, nhưng trong tình hình khó khăn đó chúng ta may mắn có Hiệp định CPTPP. Hiệp định CPTPP là một trong những cơ hội của Việt Nam trong việc thúc đẩy thương mại Việt Nam với thế giới trong bối cảnh khó khăn.", Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI chia sẻ sáng 23/3 tại Hội thảo đánh giá 2 năm CPTPP được thực thi.
Quang cảnh Hội thảo sáng 23/3.
Trải qua 2 năm đi vào hiệu lực, Hiệp định CPTPP đã đem lại những thành tựu nhãn tiền trong quan hệ thương mại hai bên. Năm 2019, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Canada đạt tốc độ tăng trưởng cao xấp xỉ 30%, gần gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng thương mại song phương trung bình giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP. Năm 2020 dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, tỉ lệ tăng trưởng thương mại giữa hai bên có chậm lại, nhưng vẫn cao gần gấp đôi so với trung bình tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Việc đương đầu với đại dịch Covid-19 đồng thời ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch khiến dòng vốn đầu tư đảo chiều. Trong bối cảnh này, có thể nói những FTA như CPTPP đóng vai trò một phần "cứu cánh" cho nền kinh tế Việt Nam, theo ông Vũ Tiến Lộc.
Về kết quả Hiệp định CPTPP sau 2 năm triển khai, bà Deborah Paul, Đại sứ Canada tại Việt Nam nhấn mạnh, kim ngạch thương mại hàng hóa song phương Canada - Việt Nam đạt mức kỷ lục 8,9 tỷ USD trong năm 2020, tăng 12% so với năm trước và 37% hai năm khi hiệp định đi vào hiệu lực bất chấp tác động từ đại dịch Covid-19. Bên cạnh con số ấn tượng, Hiệp định CPTPP đã cải thiện khả năng tiếp cận cho hoạt động thương mại và dịch vụ giữa Canada và Việt Nam, củng cố một bộ quy tắc chung, giảm chi phí đối với thương mại và giúp cho hoạt động đầu tư dễ dự đoán hơn. Điều này giúp cải thiện lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm tại hai thị trường Canada và Việt Nam, theo Đại sứ Canada tại Việt Nam.
Theo bà Lisa Mallin, Chuyên gia cao cấp về CPTPP của Canada, sự bất ổn và căng thẳng liên tục trong môi trường toàn cầu đòi hỏi tăng cường hợp tác giữa Canada và Việt nam, và điều này càng cấp thiết hơn do đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, Hiệp định CPTPP đã tạo ra cơ hội làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai nước.
Vẫn còn tiềm năng "để ngỏ"
Trao đổi cụ thể về hiệu quả thực tiễn của CPTPP trong quan hệ thương mại Việt Nam- Canada, TS Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) tiết lộ, tỉ lệ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP tại thị trường xuất khẩu trong khối là 1,67%, con số này ở thị trường Canada là 8,03% so với trung bình các FTA 37,2% vẫn vô cùng khiêm tốn. Lý do lớn nhất khiến DN Việt Nam chưa tận dụng được các ưu đãi thuế quan từ Hiệp định là không biết về những ưu đãi thuế quan theo CPTPP, bên cạnh một số nguyên nhân khác như đã hưởng ưu đãi thuế theo FTA có lợi hơn, hay các vấn đề về giấy tờ vận chuyển, thủ tục thông quan... Do đó, việc thông tin cho các DN hiểu rõ cũng như về cách tận dụng các ưu đãi này cần được thúc đẩy nhiều hơn nữa trong tương lai.Số liệu thống kê cho thấy, tại Canada cũng chỉ có 7% DN hiểu biết chi tiết về CPTPP, trong khi 93% có hiểu biết ít hoặc không biết.
Về vấn đề này, ông Vũ Tiến Lộc cho biết, tại Việt Nam công tác tuyên truyền hiểu biết về Hiệp định đã được triển khai tuy nhiên các DN vẫn cần nỗ lực để tìm hiểu rõ về thị trường; tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải thiện các sản phẩm và dịch vụ để thực sự phát huy được hết những tiềm năng, lợi thế và tận dụng ưu đãi từ CPTPP.
Bên cạnh những ưu đãi thuế, việc hợp tác với các quốc gia trong FTA tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và chính quyền Việt Nam học hỏi và nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ. Đại sứ Deborah Paul cho biết, hiện Canada đang triển khai 3 sáng kiến cụ thể để hỗ trợ Việt Nam. Bao gồm EDM, cơ chế hỗ trợ chuyên gia về thương mại và phát triển; Dự án CTIPS phát triển về thương mại và đầu tư để tăng cường hiểu biết cho cán bộ công thương, hải quan cũng như cộng đồng DN và cuối cùng là Chương trình Safe growth - tăng cường năng lực an toàn thực phẩm để DN nông nghiệp Việt Nam tiếp cận tốt với thị trường thế giới.
Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Canada đạt kỷ lục Sau 2 năm triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Việt Nam, kim ngạch thương mại hàng hóa song phương Canada-Việt Nam đạt mức kỷ lục 8,9 tỷ USD trong năm 2020, tăng 12% so với năm trước và 37% trong 2 năm khi hiệp định đi vào hiệu lực, bất chấp tác...