Tận dụng lều, lán cách ly người từ vùng dịch về quê ăn Tết
Tận dụng những lều, lán để cách ly công dân từ vùng dịch về trước đây, chính quyền xã Thanh Phong, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa làm địa điểm cách ly người từ địa phương khác về quê ăn Tết.
Sáng 25/1, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đức Đồng – Chủ tịch UBND huyện Như Xuân, Thanh Hóa – xác nhận và cho biết đang chỉ đạo kiểm tra lại vấn đề này. “Nếu trong thời gian gần đây, xã Thanh Phong làm sai thì sẽ chấn chỉnh ngay” – ông Đồng khẳng định.
Cũng theo Chủ tịch huyện Như Xuân, quan điểm của huyện là thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh, không có những chỉ đạo phải dựng lều, lán để người dân về cách ly ăn Tết. Những lều lán này đã có từ trước, không phải bắt đầu mới có gần đây.
Chính quyền xã Thanh Phong sử dụng các khu lều, lán để cách ly công dân thuộc diện cách ly về quê ăn Tết (Ảnh: CTV).
Theo đó, trong đợt dịch thứ tư năm 2021 bùng phát, thực hiện việc đón lao động từ miền Nam về quê tránh dịch, huyện Như Xuân có chỉ đạo làm các khu cách ly. Hiện những lều, lán này đang tồn tại, không chỉ riêng xã Thanh Phong mà nhiều xã khác trên địa bàn huyện Như Xuân cũng còn những lều, lán như thế này.
“Đối với khu vực miền núi, điều kiện của đồng bào không giống như đồng bằng, thành phố, có khi cả nhà ngủ chung một giường, chỉ có một công trình vệ sinh sử dụng chung. Trong khi những người từ địa phương khác về thuộc diện phải cách ly thì công dân cách ly tại những lều, lán này. Nếu người dân không nằm trong đối tượng mà bắt đi cách ly là sai. Ở khu cách ly của huyện còn hơn 100 giường nhưng không có ai ở cả, đang phải thuê bảo vệ trông coi” – ông Đồng nhấn mạnh.
Các phòng được bố trí giường, điện và wifi miễn phí để phục vụ nhu cầu người dân cách ly (Ảnh: CTV).
Hiện UBND huyện Như Xuân đang yêu cầu tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh Thanh Hóa.
Video đang HOT
Trước đó, theo phản ánh của người dân từ đầu tháng 1/2022, tại xã Thanh Phong (huyện Như Xuân) đã dựng lều, lán bằng tre luồng trong khuôn viên nhà văn hóa thôn Quang Hùng cũ và Trung tâm văn hóa để làm nơi cách ly cho người thuộc diện cách ly khi trở về địa phương ăn Tết.
Qua tìm hiểu được biết, tại địa phương này có nhiều khu lều, lán và nhà văn hóa thôn với hàng chục phòng riêng biệt. Trong các phòng được bố trí giường đơn, điện và wifi miễn phí để phục vụ nhu cầu người dân.
Trong thời gian thực hiện cách ly, việc ăn uống được người thân, gia đình của người cách ly mang đến. Ngoài ra, các đoàn thể của xã Thanh Phong cũng đã tổ chức nhiều buổi nấu ăn tập trung để hỗ trợ người cách ly.
Theo chính quyền địa phương thì đây là địa điểm được tận dụng lại từ đợt cách ly lao động về quê tránh dịch trong năm 2021 (Ảnh: CTV).
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Văn Tuấn – Chủ tịch UBND xã Thanh Phong – cho biết: “Nhu cầu của cộng đồng dân cư, bà con có nguyện vọng khi con em về quê ăn Tết, nhà không đủ điều kiện nên đề xuất chính quyền, tận dụng vật liệu sẵn có ở địa phương làm các lều, lán cho con em về ở”.
Cũng theo ông Tuấn, vừa qua xã có tổ chức các khu cách ly bằng nhà tranh được tận dụng lại khu cách ly cũ từ năm 2021. Đến ngày 25/1 không còn công dân nào đang thực hiện cách ly.
“Đây là nguyện vọng của cộng đồng dân cư nên làm để một số con em ở vùng đỏ về ở, để an toàn cho gia đình. Từ đầu tháng 1/2022 đến nay, có khoảng gần 200 công dân rải rác về địa phương. Đến thời điểm này, được sự đồng thuận của người dân nên công tác phòng, chống dịch trên địa bàn xã Thanh Phong được đảm bảo.
Nếu như bà con có nguyện vọng, nhà không đủ điều kiện, không muốn về nhà mà muốn ở tại khu cách ly thì xã vẫn tạo điều kiện để bà con ở. Một số công dân chưa được tiêm vaccine thì nguy cơ lây nhiễm rất cao” – ông Tuấn chia sẻ.
Hiện UBND huyện Như Xuân đang chỉ đạo rà soát lại việc cách ly công dân về quê ăn Tết (Ảnh: CTV).
Liên quan đến câu chuyện công dân từ các địa phương khác về quê ăn Tết, trước đó, thành phố Thanh Hóa cũng từng có thư ngỏ trong đó khuyến cáo người dân vận động con em, người thân sinh sống, học tập, công tác xa quê tạm thời không về quê nếu không thực sự cần thiết, nhất là dịp Tết.
Còn tại xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, chính quyền đã thực hiện khóa trái cổng đối với công dân từ các địa phương khác về quê ăn Tết. Tuy nhiên, sau khi nắm bắt được thông tin, UBND huyện này đã chỉ đạo tháo dỡ khóa và thực hiện công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của trung ương và của tỉnh.
Nhiều gia đình vui mừng vì quy định bỏ xét nghiệm Covid-19 cho trẻ em khi đi máy bay: "Các cháu thích về quê nhưng sợ bị chọc mũi"
Bộ Giao thông Vận tải vừa điều chỉnh quy định, bỏ kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính cho trẻ dưới 12 tuổi trước khi bay, quy định mới này đã khiến nhiều phụ huynh vui mừng.
Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định nới lỏng điều kiện đối với hành khách đi máy bay nội địa.
Theo đó, hành khách xuất phát từ nơi lưu trú, cư trú, từ sân bay tại địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc vùng phong tỏa cần có kết quả xét nghiệm âm tính theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 72 giờ.
Nhiều trẻ nhỏ theo cha mẹ đến sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị khởi hành về quê ăn Tết
Như vậy, điều kiện đi máy bay đã được nới lỏng hơn so với trước. Hành khách từ các địa bàn khác (không phải dịch cấp 4, vùng phong tỏa) sẽ không phải trình giấy đã tiêm đủ liều vaccine hay giấy chứng nhận khỏi bệnh Covid-19; trẻ em từ địa bàn này sẽ không phải xét nghiệm trước chuyến bay.
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải hủy bỏ quy định phải xét nghiệm định kỳ 7 ngày/lần đối với tổ bay.
Dù thông báo trên đã được đưa ra từ ngày 22/1, tuy nhiên cho đến hôm nay (24/1) rất nhiều người đến sân bay để khởi hành về quê mới nắm được thông tin.
Chị Hoàng K. (quê Điện Biên) cho biết, sau thời gian dài xa quê đến chiều 24/1 chị cùng chồng và con trai 8 tuổi mới ra sân bay Tân Sơn Nhất để đón chuyến bay đến sân bay Điên Biên Phủ.
Để chuẩn bị cho chuyến về quê ăn Tết này, vợ chồng chị K. đã phải cùng con trai đi xét nghiệm Covid-19. Vì con còn nhỏ nên chị cũng lựa chọn xét nghiệm dịch họng để cháu đỡ bị đau và sợ hãi. Tuy nhiên, chiều nay (24/1) khi ra sân bay làm thủ tục thì nhân viên quầy vé mới thông báo là trẻ em không cần phải làm xét nghiệm Covid-19.
Chia sẻ với PV, chị K. cho rằng việc trẻ em không phải xét nghiệm trước chuyến bay là hợp lí. "Việc này sẽ hạn chế được chi phí cho nhiều hộ gia đình, bởi do dịch bệnh khó khăn, để có tiền mua vé về quê ăn Tết không ít người đã phải dành dụm khá lâu. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm cũng khiến nhiều em nhỏ sợ hãi. Như bé nhà mình dù lấy dịch họng nhưng bé vẫn sợ và khóc. Dù thích được về quê thăm ông bà và các anh chị nhưng biết phải chọc mũi xét nghiệm thì các cháu vẫn lo sợ".
Anh H. (lao động tự do, quê Hà Nam) cũng vui mừng khi biết thông tin này trước khi cả nhà đáp chuyến bay từ TP.HCM về Hà Nội rồi thuê xe di chuyển về Hà Nam ăn Tết vào ngày 25/1 tới đây. "Nhà mình có 5 người, ngoài tiền vé máy bay để về quê thì tiền xét nghiệm Covid-19 cũng hết cả triệu đồng. Giờ ít nhất 3 đứa nhỏ không phải làm xét nghiệm đã tiết kiệm được một số tiền để thêm vào chi phí đi lại dọc đường. Bởi cả 3 cháu đều dưới 10 tuổi hầu hết sinh hoạt đều cùng bố mẹ, hạn chế ra ngoài và tham gia hoạt động nơi công cộng nên mình nghĩ chỉ cần phụ huynh thực hiện test Covid-19 trước khi lên máy bay là hợp lý".
Là một trong số nhiều phụ huynh đang quan tâm đến các thủ tục trước khi lên máy bay về quê ăn Tết, chị D. cho biết, vợ chồng chị cùng con nhỏ 4 tuổi sẽ bay từ TP.HCM về sân bay Cát Bi (Hải Phòng) vào ngày 25/1. Tuy nhiên, để đảm bảo các thủ tục không sai sót, chị cũng đã gọi đến tổng đài của hãng bay để hỏi về thủ tục check in và yêu cầu test Covid-19.
Chị D. vui vẻ cho biết khi nhận thông tin con trai 4 tuổi của chị không phải test Covid-19 trước khi nên máy bay chị đã thở phào nhẹ nhõm. Bởi trong đợt dịch vừa qua, cháu cũng đã từng phải chọc mũi lấy mẫu xét nghiệm nên bị ám ảnh và sợ hãi. Lần nào phải lấy mẫu cháu cũng quấy khóc, quẫy đạp rất lâu nên chị khá lo lắng.
"Không phải ôm con vào bệnh viện test Covid-19 tôi rất vui. Bởi cháu từng phải lấy mẫu xét nghiệm rồi nên rất sợ. Mỗi lần đưa con vào viện thôi là cháu đã oà khóc, đòi về và không chịu hợp tác rồi. Việc các con dưới 12 tuổi, kể cả trẻ sơ sinh không phải làm xét nghiệm Covid-19 trước khi lên máy bay đã khiến các gia đình bớt đi phần nào nỗi vất vả trên hành trình dài về quê đón năm mới", chị D. cho biết.
33 tỉnh, thành là vùng xanh; tra cứu thông tin cấp độ dịch COVID-19 để về quê ăn Tết ở đâu? Thống kê cấp độ dịch của các địa phương theo Nghị quyết 128 của Chính phủ cho thấy có 33 tỉnh, thành thuộc vùng xanh (Cấp độ dịch 1); 24 tỉnh, thành thuộc vùng vàng (Cấp độ dịch 2); 7 tỉnh là vùng cam (Cấp độ dịch 3), không có tỉnh vùng đỏ. Cập nhật cấp độ dịch của Bộ Y tế đến...