Tận dụng cơ hội từ các FTAs để xuất khẩu bền vững
Những con số xuất nhập khẩu trong quý I/2022 đem lại những tín hiệu tích cực không chỉ cho doanh nghiệp mà cho cả nền kinh tế.
Tuy nhiên, tình hình thế giới có nhiều biến động, giá cả nhiều loại nguyên nhiên vật liệu tăng cao… được nhận định sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
PGS.TS Phạm Tất Thắng – Chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương ( Bộ Công Thương) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.
Ông nhìn nhận như thế nào về bức tranh xuất nhập khẩu những tháng đầu năm 2022?
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý I/2022 ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước, ước tính đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,37% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 88,58 tỷ USD, tăng 12,9%; nhập khẩu hàng hóa đạt 87,77 tỷ USD, tăng 15,9%. Cán cân thương mại hàng hóa quý I/2022 ước tính xuất siêu 809 triệu USD. Đây là một con số đáng ngạc nhiên, nhưng cũng hợp lý.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý I/2022 ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước, ước tính đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,37% so với cùng kỳ năm trước
Trước đó, cũng có ý kiến lo ngại về tình trạng nhập siêu trong tháng 2/2022. Tuy nhiên, thời điểm đó, tôi cũng đã nhận định đây là dấu hiệu đáng mừng. Bởi lẽ, nếu nhìn kỹ hơn nữa con số nhập siêu này cho thấy, hơn 94% là nhập tư liệu sản xuất. Chỉ có một số ít là mặt hàng tiêu dùng. Như vậy, con số này báo hiệu các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh đã được chuẩn bị. Việc này cũng báo hiệu trong thời gian sắp tới, tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu sẽ tăng. Khi chúng ta nhập siêu, đồng thời tốc độ tăng của xuất khẩu tăng lên, có nghĩa các chuỗi cung ứng của chúng ta bị đứt gãy trong thời kỳ Covid-19 cuối năm 2021 đã bắt đầu được nối lại.
Trở lại với con số xuất khẩu trong quý I/2022, theo tôi, dấu hiệu của thị trường thế giới cho thấy họ vẫn có nhu cầu cao đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một yếu tố rất quan trọng. Đặc biệt là các mặt hàng nông nghiệp, thiết bị điện tử. Việc này tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cho Việt Nam.
Xuất khẩu có triển vọng và dấu hiệu tốt tính đến hết quý I/2022 được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trước tiên, là do chính sách chuyển đổi từ “Zero Covid” sang sống chung, an toàn với Covid. Đây là yếu tố để chúng ta bắt nhập được với hoàn cảnh mới và không bị bỏ lỡ cơ hội trong xuất khẩu.
Bên cạnh đó, trong suốt năm 2021 và trước đây, khi chúng ta bị tác động nặng nề bởi Covid, thì các doanh nghiệp cũng đã nhận thấy tầm quan trọng trong việc nối lại chuỗi cung ứng cũng như xây dựng lại các mối quan hệ bạn hàng. Thêm nữa, lúc này, tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) bắt đầu phát huy tác dụng, và các doanh nghiệp đã tận dụng được các FTAs.
Video đang HOT
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tăng cao (tăng 22%) hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 10%). Nếu như trước đây, hoạt động xuất khẩu, nhất là xuất siêu chủ yếu rơi vào nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong quý I/2022, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đã tăng lên rất nhiều. Việc này phản ánh chủ trương coi các doanh nghiệp nhỏ và vừa là động lực cho quá trình phát triển và đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là chủ trương đúng.
Những yếu tố tổng hợp này đã mang lại bức tranh sáng cho xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2022.
Tuy nhiên, các biến động của nền kinh tế thế giới sẽ tác động tới nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu. Nhiều ý kiến cho rằng, tín hiệu thị trường xuất khẩu lạc quan nhưng doanh nghiệp cần cẩn trọng. Ông đánh giá như thế nào về quan điểm này?
Nhìn vào con số thống kê của quý I/2022 thì chúng ta phấn khởi. Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ lưỡng thì những điều lo lắng, bất ổn vẫn đang ở phía trước.
PGS.TS Phạm Tất Thắng – Chuyên gia cao cấp – Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương)
Mặc dù chúng ta đã từng bước khôi phục lại được chuỗi cung ứng do tác động của dịch Covid-19, nhưng sự đứt gãy chuỗi cung ứng do những xung đột tại một số quốc gia đang đặt ra những thách thức mới. Theo đó, hàng loạt các cảng biển, cảng hàng không, thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng. Đây là những yếu tố bất ứng.
Chi phí logistics của Việt Nam vốn đã cao lại gặp những sự kiện bất ứng trên thị trường thế giới dẫn tới khả năng chi phí này sẽ bị đẩy lên nữa. Trong khi đó, ngay tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp đang phải đối diện với tình trạng thiếu hụt nhân công, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, chi phí sản xuất tăng cao.
Rõ ràng, việc tìm ra bước đi, cách quản trị rủi ro là việc cần phải tính tới. Trong đó, cần phải phát triển mạnh kinh tế số, phát triển mạnh kinh tế tuần hoàn, và đặc biệt là phát triển năng lượng sạch như năng lượng gió, năng lượng mặt trời…. mà Việt Nam có thế mạnh rất lớn.
Ngoài ra, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, HTX, nông dân và các tổ chức hiệp hội cần phải thắt chặt hơn nữa để cùng nhau vượt qua những thách thức của năm 2022. Tôi tin rằng, các doanh nghiệp Việt Nam có đủ kinh nghiệm và nhận thức để vượt qua những khó khăn này.
Như vậy là có rất nhiều những thách thức được nhận diện. Theo ông, những điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý nhất là gì?
Các doanh nghiệp Việt đã nhận ra được những thành công và thất bại trong suốt thời gian vừa qua. Ví dụ, khi cửa khẩu biên giới phía Bắc bị đóng buộc các doanh nghiệp phải chuyển hướng vận chuyển từ đường bộ sang đường sắt hay tàu biển. Đây là bài học thực tế cho các doanh nghiệp và chắc chắn họ sẽ phát huy vai trò trong những tháng cuối năm.
Đối mặt với nhiều thách thức vô cùng to lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải cố gắng rất lớn và có chiến lược thì mới vượt qua được. Đi đường vòng, đa dạng hóa thị trường hay tìm kiếm các thị trường xuất khẩu thay thế cũng là vấn đề được đặt ra.
Với sự sáng tạo của các doanh nghiệp, sự đồng hành của các Bộ, ngành, tôi kỳ vọng kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ đạt được kế hoạch đã đặt ra và đóng góp vào tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 này.
Đối với các FTAs, trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ năm 2022, sẽ tác động như thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu, thưa ông?
Trong thời gian vừa qua, chúng ta thấy rất rõ những tác động của các FTAs như CPTPP, EVFTA, UKVFTA… trong hoạt động xuất nhập khẩu vàcác doanh nghiệp cần tận dụng tốt hơn nữa những cơ hội từ các FTAs này.
Riêng đối Hiệp định RCEP giữa ASEAN (trong đó có Việt Nam) và 5 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand đã được ký tháng 11/2020 và có hiệu lực từ đầu năm 2022. Đây là điều kiện cần thiết để Việt Nam đưa hàng hóa vào thị trường ASEAN cũng như thị trường Trung Quốc. Đây là điều cần phải đặc biệt lưu tâm.
Tuy nhiên, điểm mà tôi muốn nhấn mạnh đó là RCEP là hiệp định mà ở đó có thị trường Trung Quốc. Đây là thị trường rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Từ trước đến nay, chúng ta khai thác thị trường Trung Quốc chủ yếu thông qua xuất khẩu tiểu ngạch. Tuy nhiên, với RCEP mở ra khả năng và yêu cầu chúng ta phải thay đổi cung cách “làm ăn” và coi đây là thị trường cấp cao. Nếu thay đổi cách nghĩ, cách làm sẽ mở ra được cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt.
Đối với thị trường ASEAN, nhìn từ con số xuất nhập khẩu của Việt Nam, từ lâu, chúng ta nhập siêu từ thị trường này do gần về mặt địa lý và tâm lý của chính các doanh nghiệp Việt chưa thực sự coi trọng thị trường này.
Do đó, với việc ký kết Hiệp định RCEP, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhận thức lại đối với thị trường Trung Quốc và ASEAN (thị trường gần).
Nếu chúng ta tận dụng được Hiệp định RCEP thì đi cùng với các FTAs cấp cao như CPTPP, EVFTA sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa được thị trường. Việc này sẽ càng làm cho hoạt động xuất khẩu của chúng ta thêm bền vững.
Xin cám ơn ông!
Kiểm tra tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Chi Ma
Ngày 25/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà đã kiểm tra tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà kiểm tra thực tế tại cửa khẩu.
Tại buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà đã biểu dương sự cố gắng, nỗ lực của các sở, ban, ngành, UBND huyện Lộc Bình, trong việc thực hiện thông quan hàng hóa trong thời gian qua. Đặc biệt, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lực lượng chức năng và các đơn vị liên quan tại cửa khẩu Chi Ma đã thực hiện tốt "mục tiêu kép" vừa đảm bảo phòng, chống dịch bệnh vừa đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, các lực lượng chức năng và các đơn vị liên quan tại của khẩu Chi Ma tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại khu vực cửa khẩu.
Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất nhập khẩu; tiếp tục phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước tại cửa khẩu. Từ đó, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ đường biên, mốc giới, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, không gây phiền hà, nhũng nhiễu trong thực hiện nhiệm vụ. Các doanh nghiệp kinh doanh bến bãi thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch và thực hiện thu giá dịch vụ đảm bảo đúng quy định, xem xét có phương án hỗ trợ lái xe, chủ hàng về chi phí bến bãi và các dịch vụ phục vụ sinh hoạt.
Về triển khai thực hiện Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma theo tinh thần Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 23/9/2021 của Chính phủ, bà Đoàn Thu Hà giao Ban Quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện từ ngày 1/10/2021.
Quá trình thực hiện phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về hạ tầng, trang thiết bị, lực lượng và thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị bảo đảm kiểm soát chất lượng dược liệu nhập khẩu; thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Cửa khẩu Chi Ma (ảnh tư liệu).
Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 100 xe xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma. Đặc biệt, từ giữa tháng 9/2021 đến nay, có thời điểm xe chở hàng hóa lên khu vực cửa khẩu là hơn 300 xe/ngày.
Tính đến ngày 12/9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Chi Ma đạt 419,7 triệu USD, tăng 69,7% so với cùng kỳ năm 2020; thu thuế xuất nhập khẩu đạt 333,3 tỷ đồng, bằng 277,8% so với kế hoạch được giao. Tính đến ngày 20/9, số phí thu theo Nghị quyết số 01/NQ-CP tại cửa khẩu Chi Ma đạt trên 18 tỷ đồng tăng 135,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận, làm rõ một số nội dung liên quan đến việc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan, lực lượng chức năng về quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất, nhập cảnh, quản lý biên giới... trong thời gian tới.
Cố gắng giữ chuỗi cung ứng Việc nhà nước đang dần tiếp cận được nguồn mua, hỗ trợ vắc-xin hiệu quả, các doanh nghiệp cho rằng đã đến lúc cần tính đến trạng thái "bình thường mới" ít nhất từ nay đến hết năm 2022 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 8 vừa qua chỉ đạt khoảng...