Tận dụng các FTA thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Singapore
Việt Nam và Singapore cần tận dụng lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do ( FTA) mà hai nước đã tham gia như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Trần Việt /TTXVN
Đồng thời, là hai nước duy nhất trong khu vực có các Hiệp định toàn diện với Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh, Việt Nam và Singapore có thể bổ trợ để cùng khai thác và thâm nhập vào các thị trường này.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh những vấn đề này tại buổi làm việc trực tuyến với ông Tan See Leng, Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương kiêm Bộ trưởng Bộ Lao động Singapore vừa qua theo hình thức trực tuyến.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, thương mại song phương giữa Việt Nam và Singapore ngày càng tăng trưởng tích cực. Đặc biệt, Singapore hiện đã là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam trong ASEAN và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Việt Nam tính lũy kế đến nay là 62,55 tỷ USD với 2.769 dự án.
Do đó, hai Bộ trưởng mong muốn Việt Nam và Singapore sẽ tiếp tục hợp tác trên nhiều lĩnh vực để thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước, đóng góp phát triển quan hệ “Đối tác Chiến lược” giữa Việt Nam và Singapore.
Bộ trưởng Tan See Leng đã chia sẻ một số vấn đề quan tâm; trong đó tập trung vào 4 nội dung chính: phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng thành phố thông minh, phát triển chiến lược giảm thải carbon thông qua năng lượng sạch như LNG, chuyển đổi công nghiệp 4.0 tận dụng mạng lưới doanh nghiệp ASEAN và các khu công nghiệp, chuyển đổi số, thương mại điện tử và khởi nghiệp.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ghi nhận và đánh giá cao kinh nghiệm của Singapore trong việc phát triển kinh tế xanh, năng lượng sạch.
Video đang HOT
Hơn nữa, Việt Nam mong muốn Singapore sẽ hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam, với vị trí là trung tâm tài chính – thương mại của khu vực và thế giới, Singapore có khả năng dễ dàng hình thành một thị trường mua bán tín chỉ carbon toàn cầu thông qua các nền tảng kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Singapore để tham gia vào thị trường này.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diễn đã đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Singapore trong thời gian tới.
Chẳng hạn như việc triển khai hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số bao gồm chia sẻ, thảo luận về khuôn khổ hợp tác cũng như đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số; hợp tác về thương mại thông qua các sàn giao dịch hàng hóa của Singapore, đặc biệt là sàn giao dịch hàng nông sản của Singapore.
Bên cạnh đó là việc tận dụng các FTA mà hai nước tham gia trong đó khuyến khích doanh nghiệp hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực điện tử, viễn thông, đồ gỗ, chế biến nông thủy sản để đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước thuộc khối CPTPP và RCEP.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế khi Việt Nam và Singapore là hai nước duy nhất trong khu vực có các Hiệp định toàn diện với EU và Vương quốc Anh để có thể bổ trợ cùng khai thác và thâm nhập thị trường EU và Vương quốc Anh.
Để mở rộng và tận dụng hiệu quả các cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Singapore trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, hai Bộ trưởng thống nhất tiếp tục thúc đẩy để sớm ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Singapore.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ và tin tưởng Bộ trưởng Tan See Leng sẽ luôn dành sự ủng hộ và hỗ trợ cho Việt Nam nói chung, Bộ Công Thương nói riêng, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh giữa hai nước và các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, phát triển.
Việc duy trì sản xuất phải đi liền với bảo đảm các yêu cầu phòng chống dịch bệnh
Nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, đồng thời thảo luận các giải pháp cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì chuỗi sản xuất là nội dung buổi điện đàm của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên với một số doanh nghiệp sản xuất ở các tỉnh, thành phía Nam.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Đây là hoạt động tiếp theo sau chuyến thị sát thực tế tại các doanh nghiệp, địa phương mà Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia cùng Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ hồi cuối tuần qua nhằm sớm nối lại chuỗi sản xuất, bảo đảm đời sống dân sinh.
Tại buổi điện đàm, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tái khẳng định quan điểm Bộ Công Thương luôn đồng hành và chia sẻ với những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải.
Cùng với đó, Bộ cũng sẵn sàng trao đổi, lắng nghe đề xuất của doanh nghiệp để có thêm nhiều thông tin, nắm bắt thực chất vấn đề để trên cơ sở đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ cũng như làm việc với các địa phương tìm hướng tháo gỡ, giúp doanh nghiệp sớm kết nối lại chuỗi sản xuất.
Đồng quan điểm cho rằng duy trì hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh được xem như là giải pháp giúp bảo đảm mục tiêu kép mà Chính phủ đã đặt ra, tại buổi điện đàm Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và lãnh đạo doanh nghiệp một lần nữa khẳng định: Duy trì sản xuất chính là duy trì huyết mạch của nền kinh tế.
Hơn nữa, việc khôi phục các hoạt động sản xuất không chỉ bảo đảm nền kinh tế nhanh chóng phục hồi khi dịch bệnh dần được kiểm soát mà quan trọng hơn, đó chính là đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, qua đó cũng giảm bớt gánh nặng về an sinh xã hội cho các địa phương.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý: Việc duy trì sản xuất phải đi liền với việc bảo đảm các điều kiện, yêu cầu về phòng chống dịch bệnh, an toàn và sức khỏe của người lao động.
"Sức khỏe và an toàn của người lao động là trên hết, mục tiêu vừa khống chế dịch bệnh, vừa duy trì sản xuất là một thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà với nhiều quốc gia trên thế giới. Và để sống chung với dịch COVID-19, giải pháp tốt nhất cho đến thời điểm hiện nay vẫn là tiêm vaccine cho người dân, người lao động để bảo đảm miễn dịch cộng đồng" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tại buổi điện đàm, các doanh nghiệp cũng đề cập đến vấn đề tiêm vaccine cho người lao động và qua đó kiến nghị Bộ Công Thương xem xét đề xuất được ưu tiên cho đối tượng này.
Chia sẻ trước lo lắng của doanh nghiệp về tình hình dịch bệnh, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, đáp ứng đủ vaccine cho toàn dân là một thách thức lớn không chỉ đối với Việt Nam mà với nhiều nước trên thế giới. Chính phủ Việt Nam đã và đang rất nỗ lực để có được lượng vaccine nhiều nhất có thể cho người dân Việt Nam.
Theo Bộ trưởng, trong bối cảnh tiêm vaccine chưa thể phổ cập được trên diện rộng thì việc xét nghiệm nhanh và xét nghiệm PCR cho người lao động vẫn cần thiết và là một lựa chọn.
Do vậy, các doanh nghiệp đang hoạt động trong những ngành có tác động lớn đến nền kinh tế, đến chuỗi cung ứng toàn cầu cần phối hợp với Chính phủ cùng tìm kiếm nguồn vaccine để làm sao người lao động thuộc nhóm ngành hàng này được ưu tiên tiêm sớm, nhanh chóng bắt nhịp vào sản xuất.
Liên quan đến một số kiến nghị của doanh nghiệp về tính liên kết chuỗi, lưu thông hàng hóa, di chuyển lao động giữa các địa phương, xác nhận quy tắc xuất xứ..., Bộ trưởng cho biết sẽ xem xét, nghiên cứu để sớm đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Hiện tại, Chính phủ và các bộ, ngành đang tiến hành rà soát các thủ tục để bảo đảm đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong các hoạt động thương mại cũng như lưu chuyển hàng hóa.
Buổi điện đàm một mặt cho thấy nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc xử lý, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh, đồng thời cũng thể hiện thiện chí và sự sẻ chia của các doanh nghiệp chung tay cùng Chính phủ Việt Nam vượt qua những khó khăn, thách thức do dịch bệnh gây ra.
Các doanh nghiệp cảm ơn sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như Bộ Công Thương đồng thời thống nhất: Chỉ khi doanh nghiệp bảo đảm được các điều kiện về phòng, chống dịch và bảo đảm an toàn cho người lao động thì mới được phép khôi phục và duy trì sản xuất.
Ngoài ra, các địa phương tùy theo tình hình dịch bệnh sẽ xem xét cho phép các doanh nghiệp được sản xuất với quy mô phù hợp trên tinh thần tuân thủ quy định về 5K, có kế hoạch sản xuất cụ thể, đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn của người lao động, an toàn nơi sản xuất, và có biện pháp xử lý khi phát hiện ca nghi nhiễm tại nơi làm việc.
Đặc biệt, doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch tiêm vaccine cho người lao động đúng theo yêu cầu của Bộ trưởng là nối lại chuỗi sản xuất trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn cho người lao động.
Thành lập Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, chiều 7/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã triệu tập cuộc họp khẩn nhằm đảm bảo cung ứng nguồn hàng thiết yếu cho người dân tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có dịch. Thành lập ban chỉ...