Tận diệt zombie trong The House of The Dead
Phiên bản Overkill Extended Cut của game bắn súng kinh dị này sẽ được tái phát hành vào ngày 25/10 tới.
Video thể hiện một đoạn hành động của người chơi trong bệnh vêện với những con zombie hung dữ và đầy máu me. Game thủ sẽ phải tiêu diệt tất cả từ bác sỹ, y tá, hộ lý tới bệnh nhân, thậm chí cả zombie trẻ em.
* Xem video về The House of The Dead: Overkill Extended Cut.
Từng được hãng SEGA phát hành trên hệ máy Wii, The House of The Dead: Overkill Extended Cut là game bắn súng hạng nhẹ kiểu arcade với những pha hành động được định sẵn và game thủ gần như không có khả năng tự do di chuyển. Công việc chính của người chơi sẽ phụ thuộc vào góc quay camera, ngắm mục tiêu và bóp cò.
Phiên bản lần này của trò chơi sẽ được bổ sung thêm hai tính năng mới là “Slow-Mo Time” (làm chậm thời gian) và “Evil Eye” (mắt quỷ). Game thủ có thể điều chỉnh độ khó của trò chơi bằng cách thay đổi số lượng zombie và số lần hồi sinh của nhân vật. Ngoài việc bắn súng, game cho phép người chơi mua và nâng cấp vũ khí của mình để có hỏa lực và tính năng mạnh hơn. Ngoài ra trò chơi còn tích hợp các minigame giải trí nhẹ nhàng với phần thưởng là hình concept của nhân vật hoặc mở khóa ra một phần chơi mới.
The House of The Dead: Overkill Extended Cut sở hữu nhạc nền khá ấn tượng với các bản nhạc cổ điển được lồng ghép vào từng phần chơi. Đồ họa của game đã có nhiều sửa đổi và được đánh giá tốt hơn nhiều so với phiên bản gốc. Zombie khi bị bắn cũng có những chuyển động chân thật hơn theo đúng hiệu ứng vật lý.
Tuy nhiên game có một khuyết điểm là tốc độ khung hình không ổn định khiến người chơi gặp khó khăn khi xử lý một vài tình huống. Ngoài ra một số AI đôi lúc sẽ bị kẹt vào vật thể trong môi trường và không thoát ra được.
House of The Dead: Overkill Extended Cut sẽ phát hành trên PS3 vào 25/10 tại thị trường Bắc Mĩ.
Video đang HOT
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thêm giả thiết về "quê hương" Cụ Rùa
Sau khi đăng bài "Cụ Rùa Hồ Gươm "quê" ở Thanh Hóa?", chúng tôi xin đặt ra một giả thiết khác về nguồn gốc của Cụ dựa vào những thông tin thu thập được trong quá trình thực địa.
Sở dĩ đặt ra giả thuyết này là vì qua quá trình ngược sông Hồng, xuôi sông Đà, tìm hiểu về rùa khổng lồ, tôi nhận thấy rằng, dọc hai bên sông Hồng từ Hà Nội, qua Phú Thọ, lên đến Yên Bái, những người lớn tuổi đều biết đến sự hiện diện của loài giải, hay còn gọi là ba ba khổng lồ. Nhiều người tôi gặp đã từng săn được giải, nhiều lần nhìn thấy giải, thậm chí từng ăn thịt giải. Tất cả họ đều khẳng định loài giải giống hệt rùa Hồ Gươm, không khác tẹo nào.
Tiêu bản rùa ở đầm Quỳnh Lâm - Hòa Bình
Ở những hồ đầm lớn, thông với sông Hồng, càng có nhiều rùa khổng lồ. Điển hình là đầm Ao Châu (Hạ Hòa, Phú Thọ) và Minh Quân (Yên Bái). Cụ Trần Văn Thường, người sống cạnh đầm Ao Châu, từng nhiều lần săn giải khổng lồ kể rằng, sau khi vỡ đập do lũ sông Hồng vào năm 1971, giải khổng lồ ở đầm Ao Châu ít hẳn, thậm chí gần như biến mất. Có thể chúng đã ra sông Hồng hết. Sau trận vỡ đập năm đó, 3 thợ săn kỳ cựu gồm ông Nguyễn Văn Áo, ông Trần Ước và ông Tô Ban, mỗi ông chỉ săn được một con giải nữa. Trong đó, ông Áo săn được một con nặng 140kg vào năm 1972, ông Ước săn được một con cỡ một tạ cũng vào năm đó, và năm 1974, ông Tô Ban bắt được một con kỷ lục, nặng tới 250 kg. Từ đó đến nay, không còn ai săn được giải khổng lồ ở đầm Ao Châu nữa. Có thể chúng đã bỏ đầm ra hết sông Hồng.
Còn ở đầm Minh Quân, nơi nổi tiếng có nhiều giải khổng lồ, cũng đột ngột biến mất sau cái chết của cụ rùa nặng 1,5 tạ do ông Hoàng Xuân Bốn bắn gần 27 năm trước. Ông Trần Trọng Dần, người 60 năm đánh cá ở đầm khẳng định trong đầm vẫn còn giải lớn, nhưng còn rất ít. Phần lớn giải khổng lồ đã bò ra sông Hồng cả rồi. Họ hàng nhà rùa, ba ba vốn rất sợ tiếng sấm, mà tiếng mìn đánh cá chả khác gì sấm, đã đuổi bọn chúng đi cả.
Cụ Nguyễn Văn Thường cho rằng, giải khổ ng lồ đã bò hết từ đầm Ao Châu ra sông Hồng trong trận lụt vỡ đê năm 1971
Ông Trần Văn Hẹ, Chủ tịch xã Minh Quân cũng khẳng định do có thời gian người dân dùng mìn đánh cá, nên giải khổng lồ đã bò qua đập tràn sang đầm Cây Xoan rồi thoát hết ra sông Hồng, vì đầm Cây Xoan thông với sông Hồng. Theo lời ông Hẹ, thi thoảng người dân quanh đầm vẫn tóm được những con giải nhỏ, nặng cỡ 5-7kg, nhưng tuyệt nhiên không gặp loại to như cái nong nữa.
Ngoài ra, tại đầm Vối (Trấn Yên, Yên Bái), đầm Móng Hội (xã Lâm Lợi, Hạ Hòa, Phú Thọ), đầm Vân Hội (nằm trên địa bàn các xã Vân Hội, Việt Cường của Trấn Yên - Yên Bái và các xã Quân Khê, Hiền Lương của Hạ Hòa - Phú Thọ), cũng từng có rất nhiều rùa khổng lồ, to như cái nong, và hiện thi thoảng vẫn có người nhìn thấy, thậm chí bắt được những con độ đôi ba chục kg.
Ông Trần Trọng Dần khẳng định đầm Minh Quân vẫn còn giải khổng lồ
Sông Hồng giao với sông Đà ở đoạn Việt Trì. Ngược sông Đà lên một đoạn có hồ Đồng Mô, từng có nhiều rùa khổng lồ và hiện vẫn còn một cá thể nặng 90kg. Điều đáng chú ý là hồ Đồng Mô từng thông với sông Đà. Ngược lên xa hơn chút là các đầm, hồ của Hòa Bình, như đầm Quỳnh Lâm, từng là lãnh địa nhung nhúc rùa khổng lồ, hiện vẫn còn một tiêu bản giữ trong bảo tàng Hòa Bình. Quá trình săn bắt nhiều quá, loài rùa đã bị tận diệt. Có cụ già ở gần đầm bảo rằng, từng nhiều lần nhìn thấy rùa to như cái nong bò lổm ngổm từ đầm Quỳnh Lâm ra sông Đà. Phải chăng, quá trình săn bắn, tận diệt ở đầm Quỳnh Lâm, là nguyên nhân khiến bọn rùa khổng lồ đào thoát ra sông Đà?
Qua tìm hiểu, tôi thấy rằng, quá trình săn bắt rùa khổng lồ mạnh mẽ nhất là những năm 80 trở về trước. Thời kỳ đó thiếu đói, súng ống lại sẵn, thuốc nổ nhiều, nên người dân đã săn rùa rất quyết liệt. Có những thợ săn như ông Tô Ban (đầm Ao Châu), ông Hoàng Văn Sự, ông Nguyễn Văn Phượng (đầm Minh Quân), đã từng lập nhóm săn, hạ sát hàng chục rùa khổng lồ, với những con nặng cả tạ.
Một góc đầm Móng Hội - nơi từng có rất nhiều giải
Giai đoạn từ năm 80 trở về sau này, chỉ có ông Hoàng Xuân Bốn bắn được một con ở đầm Minh Quân vào năm 1984, người dân quanh đầm Quỳnh Lâm bắt được một con vào năm 1993 và mới đây là sự kiện phát hiện một con ở hồ Đồng Mô của các nhà khoa học nước ngoài. Từ đó đến này, loài rùa khổng lồ biến mất hoàn toàn, không còn xuất hiện nữa.
Vậy loài rùa khổng lồ, nổi tiếng khôn ranh này đã trốn đi đâu? Qua quá trình tìm hiểu dọc sông Hồng, tôi tin rằng, chúng vẫn còn tồn tại ở sông Đà và sông Hồng, đặc biệt là đoạn sông Hồng từ ngã ba Việt Trì lên tận Yên Bái.
Người dân ven sông Hồng vẫn thường xuyên kể chuyện gặp giải khổng lồ, lưng to như cái nong thi thoảng nhô đầu to như cái phích lên khỏi mặt nước.
Đoạn sông Hồng qua khu vực Trấn Yên (Yên Bái) là nơi người dân thường gặp giải khổng lồ
Ông Lê Xuân Kỉnh, hiện sống ở xã Hiền Lương (Hạ Hòa, Phú Thọ) là người đã từng "đánh nhau" với giải khổng lồ ở sông Hồng đoạn xã Xuân Quang (Tam Nông, Phú Thọ) hơn chục năm trước. Khi phát hiện con giải lưng to bằng cái chiếu đôi đang kéo trâu ra giữa sông, ông đã chèo thuyền ra, dùng cây luồng phóng liên tiếp vào lưng con giải. Con giải bỏ chạy, nhưng trâu bị nước cuốn chết. Người dân kéo trâu lên bờ, thấy một bên đùi trâu có nhiều vết cắn rách toác.
Ông Kỉnh là người từng có nhiều năm buôn luồng trên sông Hồng, và ông khẳng định đã có hàng chục lần nhìn thấy giải khổng lồ, mai to như cái nong, lúc phơi mình trên bãi cát, lúc nổi đầu lên khỏi mặt nước. Khi loài giải này sống ở sông, thì không có cách nào bắt được chúng, vì chúng vừa khôn lanh, lại cực khỏe.
Có 3 khu vực trên sông Hồng mà ông Kỉnh hay gặp rùa khổng lồ, gồm khu vực xã Xuân Quang (Tam Nông), khu vực ga Chí Chủ và đoạn giáp ranh giữa hai xã Hiền Lương (Hạ Hòa) và Minh Quân (Trấn Yên). Những khu vực này đều có đặc điểm là lòng sông rất rộng, có nhiều bãi cát, bãi lầy rậm rạp ven sông, có những hầm đá, vụng nước rất sâu và nước chảy hiền hòa.
Rùa Đồng Mô lúc bị người dân tóm
Cá thể rùa nặng 90 trong hồ Đồng Mô (Ba Vì)
Người dân ở hai bên sông Hồng khu vực Phú Thọ cũng không lạ gì với những quả trứng rùa to như trứng ngỗng ở bãi cát. Cứ từ tháng 4 đến tháng 10 dương lịch, người dân rất hay nhặt được trứng rùa ở bãi cát, hoặc bãi lau sậy. Một ổ trứng rùa đựng đầy một thúng, cả nhà ăn chán chê. Tuy nhiên, trứng rùa vừa chát vừa tanh, không ngon bằng trứng gà.
Qua quá trình tìm hiểu, tôi tin rằng sông Hồng, sông Đà và sông Mã vẫn còn tồn tại loài rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ, chỉ có điều, những con sông này quá rộng lớn, loài rùa khổng lồ lại rất khôn ranh, nên chúng ta khó có cơ hội bắt gặp được chúng.
Qua đây, có thể đưa ra giả thuyết: Rùa khổng lồ xuất hiện từ sông Hồng. Từ hàng ngàn năm trước, chúng di cư vào các đầm, hồ ven sông, lan tỏa tới một số con sông khác có nhánh với sông Hồng. Giờ đây, khi môi trường sống trong đầm, hồ không còn phù hợp, bị săn bắt nhiều, nên chúng lại đào thoát ra sông. Tất nhiên, Hồ Gươm cũng từng là một phần của sông Hồng, nên giả thuyết loài rùa khổng lồ bò từ sông Hồng vào cũng là hợp lý.
VGT(Theo VTC)
Tận diệt rùa đồng Giá rùa đồng (lái buôn gọi là rùa đẹp hoặc rùa nước) tại Bình Định tăng chóng mặt, từ vài trăm ngàn đồng lên đến 25-32 triệu đồng/kg thời gian gần đây. Lái buôn ráo riết tìm mua, người dân trắng đêm săn lùng, tận diệt loại rùa này. Yếm của rùa đồng có hoa văn rõ ràng, rất đẹp - Ảnh: T.Đ....