Tận diệt chim rừng: “Thiên la, địa võng” súng cồn trên đỉnh Pu Ta Leng
Tận cùng góc ngách của cánh rừng già trên đỉnh Pu Ta Leng, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã dần vắng bóng chân thú. Động vật ở nơi này đã bị tàn sát không thương tiếc. Loài dưới đất đã hết, loài chim trên trời cũng dần không còn.
Đường lên đỉnh Pu Ta Leng vẫn còn bạt ngàn rừng nguyên sinh. Những thân cây cổ thụ to bằng người ôm nối nhau dài tít tắp. Có một điều lạ là trên đường đi, chúng tôi bắt gặp nhất nhiều chàng trai Mông mang súng tự chế. Họ bảo đó là súng cồn bắn bằng đạn bi.
Con trai người Mông khi vào rừng thường mang theo súng cồn để săn bắt.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN, súng cồn do những người “thợ săn” ở đây tự chế có một ống nén khí, mỗi lần bắn lượng khí bị nén sẽ đẩy viên bi bay xa. Sau khi chính quyền đã vận động thu hết súng kíp trong bản, nay nhiều người lại tự chế ra chiếc súng cồn này. Súng ngọn nhẹ, dễ sử dụng nên động vật trong rừng Pu Ta Leng cũng biến mất nhanh hơn.
Một chú chim bị bắn hạ.
Đã đi rừng là các chàng trai nơi đây thường mang theo súng. Họ bắn bất cứ con vật gì gặp trên đường đi. Trong chuyến leo núi Pu Ta Leng, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến họ tận diệt chim rừng một cách không thương tiếc. Những chú chim ngày ngày cất lên tiếng hót tự do đã bị tàn sát trong giây lát.
Chú chim này chỉ bé bằng ngón tay cũng bị hạ bởi súng cồn.
Những con chim bé bằng ngón tay cũng bị tàn sát tại rừng.
Những năm trước đây, rừng già Pu Ta Leng còn vô số các loài chim to, chím quý, nhưng nay chỉ còn những loại chim bé như ngón tay. Vậy mà mạng sống của chúng đang bị đe dọa từng ngày. Với đà tận diệt của súng cồn này, chẳng mấy chốc rừng già cũng không còn tiếng chim hót.
Ở thời điểm hiện tại, theo quan sát của phóng viên DANVIET.VN, rừng Pu Ta Leng đã dần vắng bóng chim hót.
Theo Danviet
Khiếp vía khu rừng lúc nhúc các loài rắn độc trên đỉnh Pu Ta Leng
Đường lên đỉnh Pu Ta Leng, xã Tà Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu vẫn giữ được rừng nguyên sinh. Đây là môi trường lý tưởng cho các loài rắn sinh trưởng. Nơi này có rất nhiều các loài rắn độc.
Anh Giàng A Bình ở xã Tà Lèng là người chuyên dẫn khách leo núi Pu Ta Leng. Mấy năm gần đây số người leo núi ngày một đông, nên anh có điều kiện đi nhiều hơn. Tuy nhiên, có một điều anh lo nhất là trên đường lên đỉnh Pu Ta Leng có rất nhiều loài rắn độc sinh sống.
Một con rắn hổ mang chúa được phát hiện trên đường lên đỉnh Pu Ta Leng
Dọc các lối mòn vào ngày trở trời, rắn ra rất nhiều. Theo anh Bình, có rất nhiều các loài rắn độc như hổ phì, hổ mang, hổ mang chúa, rắn lục... chúng thường ẩn nấp ở các lùm cây. Thậm chí có những con còn vắt ngang đường.
Bà con người Mông ở xã Tà Lèng không dám ăn rắn, nhưng họ gặp rắn thường hay giết hại chúng. "Lần nào đi rừng tôi cũng gặp rắn độc. Chúng rất dạn người, đuổi có khi chúng còn không chạy. Do vậy, khi đi rừng, tôi thường bảo du khách phải cầm theo gậy để đuổi rắn", anh Bình cho biết.
Khu rừng này còn rất nhiều các loài rắn, chúng cần được bảo vệ và bảo tồn. Tuy nhiên, hiện nay, việc này gần như chưa có đơn vị nào của tỉnh Lai Châu can thiệp.
Theo Thuần Việt (Dân Việt)
Trà shan tuyết Pà Cò hảo hạng, uống một lần nghiện cả đời Xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình từng biết đến là thủ phủ ma túy của miền Tây Bắc. Nhưng chuyện cái chết trắng đã qua từ lâu, giờ đây bà con người Mông nơi đây đã và đang khai thác mạnh cây trà shan tuyết. Những gốc chè ở đất Pà Cò này, ngày trước là của người Thái Bao...