Tần dày lá, gừng tươi trị bệnh
2 loại thực phẩm quen thuộc, tốt cho sức khỏe thường có trong vườn nhà là cây tần dày lá và củ gừng. Y học cổ truyền và dân gian đã dùng 2 loại này chữa trị hiệu quả một số bệnh.
Tần dày lá
Theo y học cổ truyền, cây tần dày lá (hay còn gọi là cây húng chanh) có mùi thơm, tính ấm, vị chua the, đi vào phế và có công dụng giải cảm, khu phong tà, trục (tống) hàn (lạnh), sát khuẩn, tiêu đàm, khử độc. Theo lương y Phạm Như Tá, cổ truyền và dân gian thường dùng tần dày lá để chữa trị bệnh cảm cúm, viêm họng, ho, lạnh phổi, côn trùng độc cắn, hôi miệng…
Có một số cách vận dụng tần dày lá trong vài bệnh thường gặp:
- Để trị tình trạng cảm cúm, cảm có kèm theo sốt, đau đầu, nghẹt mũi, và ho có đờm, có thể dùng khoảng 20 gr tần dày lá tươi đem giã nhỏ để vắt lấy nước cốt và uống. Hoặc có thể gia (cho) thêm gừng 12 gr, hành 12 gr, cùng với lượng lá tần nói trên đem nấu lấy nước uống, hoặc nấu để xông cho ra mồ hôi.
- Nếu bị viêm họng, có thể dùng 20 gr tần dày lá, 15 gr vị thuốc kim ngân hoa, 15 gr sài đất, 12 gr xạ can, 12 gr cam thảo đất, đem nấu lấy nước uống trong ngày.
- Nếu bị ho do thời tiết, ở quê chúng ta có thể dùng 15 – 20 gr tần dày lá, một ít lá chanh, vỏ quýt, gừng tươi (mỗi loại chừng 5 gr), đường phèn 10 gr – đem tất cả nấu nước uống trong ngày. Ho và viêm họng do thời tiết cũng có thể dùng vài lá tần này nhai (nuốt nước, bỏ xác) cũng rất hay.
Tương tự, củ gừng cũng có mùi thơm, tính ấm, vị cay. Trong các bài thuốc giải cảm phong hàn của cổ truyền và dân gian cũng thường được gia thêm vài lát gừng tươi nhằm tăng thêm hiệu quả. Nhiều trường hợp bị cảm lạnh đau đầu do trúng mưa, dùng củ gừng tươi để cạo gió (thay vì lấy đồng xu hay vật cứng khác để cạo) sẽ cho kết quả rất tốt.
Video đang HOT
Gừng tươi – Ảnh: K.Vy
Theo lương y Quốc Trung, trường hợp chúng ta dùng thực phẩm sống, lạnh, hay bị cảm lạnh mà gây nôn ói – lúc này ta lấy củ gừng tươi đem nướng lên để ăn, hoặc nấu nước uống sẽ cầm nôn ói rất hay. Nếu bị ngộ độc thức ăn, hay bị bội thực, chúng ta đem lùi (nướng) củ gừng rồi giã nhỏ lấy nước hòa với ít nước chín để uống cũng rất hay.
Mùa này trời mưa nắng thất thường, những người hay đi ngoài trời dễ bị cảm. Nếu bị bệnh, có thể nấu nồi cháo nóng với gừng để ăn cho ra mồ hôi mà giải cảm.
Theo TNO
20 bài thuốc dân gian trị ốm nghén
Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai chứ không phải bệnh tật nên không cần điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên, ốm nghén khiến chị em mệt mỏi, có người không ăn được gì, cũng chẳng làm được gì, ai cũng muốn giai đoạn "khủng khiếp" này chóng qua đi.
Xin giới thiệu những bài thuốc trong dân gian trị ốm nghén được nhiều người sử dụng để các mẹ cùng tham khảo.
1. Nước mía gừng tươi
- Nước mía 100ml, gừng tươi 10g.
- Gừng rửa sạch, giã nát, cho vài giọt vào cốc nước mía, quấy đều, hâm nóng rồi uống.
Dùng để trị trường hợp phụ nữ mang thai nôn mửa, miệng đắng khát nước hoặc nôn khan.
2. Cá diếc sa nhân gừng tươi
- Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ.
- Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng cá, đun nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng.
Dùng cho phụ nữ nôn mửa, tinh thần mệt mỏi, tay chân rã rời, có thể bị phù nhẹ hai chi dưới.
3. Hoài sơn thịt lợn nạc gừng tươi
- Hoài sơn 100g, gừng tươi 5g, thịt lợn nạc 50g.
- Hoài sơn và thịt lợn thái miếng, gừng đập dập, tất cả đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn nóng.
Dùng cho thai phụ nôn mửa, chán ăn, toàn thân mệt mỏi, đại tiện lỏng loãng.
4. Phật thủ gừng tươi đường cát
- Phật thủ 10g, gừng tươi 2 lát, đường cát vừa đủ.
- Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì đùng được, uống thay trà trong ngày.
Dùng cho thai phụ nôn mửa, ngực bụng đầy tức khó chịu, tinh thần dễ căng thẳng, cáu gắt.
5. Nho khô rễ gai
- Quả nho khô 30 gr, rễ gai 10 gr.
- Sắc lên, rồi uống ngày 2 lần. Các mẹ bầu hãy uống liền trong 3 ngày để có hiệu quả nhé!
6. Trà gừng vỏ quýt
- Vỏ quýt 2 miếng, gừng non 3 lát.
- Vỏ quýt tươi rửa sạch, dùng dao cạo lớp màng bên trong, thái thành sợi nhỏ. Gừng rửa sạch, thái sợi nhỏ.
- Đem gừng sợi đun với hai chén nước bằng lửa lớn. Sau khi nước sôi thì để nhỏ lửa, đun khoảng 5 phút rồi bỏ vỏ quýt vào đun thêm 20 phút.
- Mẹ bầu dùng nước này uống như trà và uống khi còn nóng nhé!
Lưu ý: Gừng và các chế phẩm từ gừng đã tỏ ra có hiệu quả đối với phụ nữ có thai. Tuy nhiên gừng mang tính nóng, do đó các mẹ bầu nên sử dụng ít để tránh hiện tượng táo bón nhé.
7. Me
- 30 gr me, 300ml nước, 10gr đường trắng.
- Me cạo vỏ, cho vào nồi nấu với nước, đun sôi kỹ còn 200 ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường trắng vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp.
- Công dụng: chống nôn ọe trong thời gian đầu mang thai.
8. Chanh tươi
Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi mẹ bầu buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm mẹ bầu dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.
Hoặc các mẹ có thể áp dụng bài thuốc trị ốm nghén bằng chanh dưới đây:
Lấy 500g quả chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong, ướp trong khoảng một ngày, sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội, cho thêm chút đường trắng vào. Đổ tất cả vào lọ thuỷ tinh để dùng dần. Khi có cảm giác buồn nôn thì xúc 1- 2 thìa canh để ăn rất có tác dụng.
9. Bưởi
- 15g vỏ bưởi, 300ml nước.
- Vỏ bưởi rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 20 phút. Cần uống trong khoảng 3 - 5 ngày để có tác dụng.
10. Dấm rượu táo mật ong
- Dùng 1 thìa dấm rượu táo, 1 thìa mật ong
- Pha dấm rượu táo và mật ong vào nước lạnh để uống trước mỗi khi đi ngủ.
11. Nước chanh nước ép bạc hà đường
- 1 thìa nước chanh vắt, 1 thìa nước ép bạc hà, 1 thìa đường
- Pha lẫn với nhau, uống 3 lần mỗi ngày. Đây cũng là một cách đơn giản và hữu hiệu trong việc điều trị chứng ốm nghén.
12. Lá cỏ cà ri nước cốt chanh mật ong
- 20 - 25 lá cỏ cà ri, 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong.
- Lấy lá cỏ cà ri, ép lấy nước, sau đó thêm nước cốt chanh và mật ong vào trộn đều. Dùng để uống 3 - 4 lần mỗi ngày.
13. Nước gừng nước chanh nước bạc hà mật ong
- 1/2 thìa nước gừng, 1 thìa nước chanh vắt, 1 thìa nước bạc hà, 1 thìa mật ong.
- Trộn đều các thứ với nhau để uống 3 - 4 lần mỗi ngày.
14. Hạt bưởi
- 15g hạt bưởi
- Đem nấu hạt bưởi uống ngày 2 lần.
15. Gừng tươi ô mai mơ
- Gừng tươi 30g, ô mai mơ 10g
- Đem nấu gừng tươi và ô mai mơ với nhau lấy nước bôi lưỡi ngày vài lần.
16. Lá tía tô vỏ quýt gừng tươi
- Lá tía tô 20g, vỏ quýt 6g, gừng tươi 3 lát
- Đem nấu uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
17. Cây thóc lép gừng tươi
Cây thóc lép 30g, gừng tươi 10g, nấu nước uống.
18. Lá củ cải
- 200g lá cây củ cải, 50 đường, 100 ml mước.
- Lá cây củ cải giã nhuyễn vắt lấy nước, cho thêm đường và nước chín để uống. Ngày uống 2 lần chữa ốm nghén, nôn mửa, chán ăn.
19. Tỏi mật ong
Lấy 1 - 2 củ tỏi b20 bài thuốc dân gian trị ốm nghén - 4óc vỏ, sao chín, nghiền nhuyễn cho thêm vào nước sôi, hòa cùng mật ong để uống, ngày 2 lần.
20. Trứng gà giấm
- 1 quả trứng gà, 30g đường trắng, 60ml giấm
- Đun sôi giấm, cho đường vào quấy tan,đập trứng gà vào, đun cho trứng chín tới, ăn hết 1 lần, ngày ăn 2 lần.
Bài thuốc này trị buồn nôn nhiều, nôn ra nước vàng, đắng, chua, cồn cào trong bụng, đau lườn, bựa lưỡi vàng.
Theo Eva
Bài thuốc hay trị bệnh đau bụng mỗi khi đến tháng Bản thân mình sau khi chịu khó &'chữa trị' theo cách này đã đỡ đau bụng hẳn, mỗi kì nguyệt san không còn là nỗi ám ảnh nữa... Đối với một số chị em thì những ngày đèn đỏ là những ngày cực hình trong tháng, nhiều người do nội tiết, do sức khỏe yếu bị đau lưng, mỏi mệt và đau bụng......