Tân đại sứ Mỹ Ted Osius và “mối duyên” với Việt Nam
Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã có công trong nhiều thành tựu ngoại giao của Mỹ tại châu Á, trong đó có việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ông là một trong những nhà ngoại giao đầu tiên của Mỹ tới làm việc tại Việt Nam năm 1996.
Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius.
Nhà ngoại giao chuyên nhiệp Ted Osius đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama đề cử làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam hồi tháng 5. Thượng viện Mỹ đã thông qua đề cử này trong phiên họp ngày 17/11.
Ông Osius sẽ kế nhiệm cựu Đại sứ David Shear, người đã kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam hồi tháng 8.
Ông Osius sinh ra tại bang Maryland nhưng lại học trung học ở bang Vermont, tốt nghiệp năm 1979. Sau đó Osius vào Đại học Harvard, tham gia viết bài cho tờ Harvard Crimson, nghiên cứu và biên tập một số cuốn sách trong sê-ri sách du lịch “Let’s Go”.
Sau khi tốt nghiệp ngành nghiên cứu xã hội, Osius làm nhân viên thực tập tại Đại học Mỹ ở Cario trong một năm. Trong khi đang ở Ai Cập, người cha Ted Osius, một nhà niệu học, đã qua đời vì một cơn đau tim.
Sau khi trở về nước, Osius làm việc cho ông Al Gore, khi đó là Thượng nghị sĩ, với tư cách là một phóng viên luật từ năm 1985-1987.
Yêu thích nghề ngoại giao nhưng Osius đã từng không vượt qua một cuộc thi tuyển của Bộ ngoại giao Mỹ. Sau đó, Osius vào học Trường nghiên cứu quốc tế (SAIS) thuộc Đại học Johns Hopkins, tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế và chính sách ngoại giao Mỹ năm 1989. Ông một lần nữa tham gia cuộc thi tuyển và vượt qua, trở thành nhân viên của Bộ ngoại giao Mỹ cùng năm đó.
Phần lớn làm việc tại châu Á
Osius phần lớn làm việc tại châu Á trong suốt 25 năm công tác trong ngành ngoại giao của Mỹ.
Osius không có nhiều kinh nghiệm về Đông Nam Á khi vào làm việc tại Bộ ngoại giao Mỹ. Nhưng nhiệm vụ đầu tiên của ông sau khi tốt nghiệm SAIS là tới Philippines.
“Tôi học tiếng Pháp, sau đó là tiếng Ý và tiếng Ả-rập. Nhưng tôi nhận thấy rằng có những cơ hội lớn tại Đông Nam Á”, Osius từng nói.
Kể từ nhiệm vụ đầu tiên tại Philippines, Osius đã tham gia vào nhiều thành tựu ngoại giao của Mỹ tại các khu vực Nam Á và Đông Nam Á trong 25 năm qua như việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Indonesia và ký kết thỏa thuận hạt nhân dân sự với Ấn Độ.
Vào năm 1996, Osius nằm trong số các nhà ngoại giao Mỹ đầu tiên tới công tác tại Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Osius đã làm việc tại Hà Nội để đặt nền móng cho việc cử đại sứ Mỹ đầu tiên tới Việt Nam.
“Đó từng là một mối quan hệ rất khó khăn”, Osius nói về quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ khi đó. “Nhưng chúng tôi đã đặt nền móng cho một mối quan hệ tích cực hơn ở phía trước”.
Sau Hà Nội, Osius đã được cử tới Thành phố Hồ Chí Minh để thiết lập lãnh sự quán Mỹ tại đó.
Video đang HOT
“Đó là một trong những công việc thú vị nhất mà tôi từng làm”, Osius nhớ lại quãng thời gian công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Osius trở về Washington vào năm 1998 và phục vụ với tư cách cố vấn cấp cap về các vấn đề quốc tế cho ông Al Gore, khi đó là Phó tổng thống Mỹ, chuyên về các chủ đề như châu Á, kinh tế quốc tế và các vấn đề thương mại.
Osius quay lại châu Á vào năm 2001 với tư cách là quan chức về các vấn đề môi trường khu vực tại đại sứ quán Mỹ ở Bangkok. Trong thời gian công tác tại Thái Lan , ông đã viết một cuốn sách về liên minh an ninh Mỹ-Nhật.
Năm 2004, Osius lại trở về Mỹ để làm phó giám đốc Văn phòng các vấn đề Hàn Quốc tại Vụ các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Bộ ngoại giao Mỹ.
Xây dựng quan hệ Mỹ-Việt từ những ngày đầu bình thường hóa
Trong cuộc điều trần trước Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ hồi tháng 6, nhà ngoại giao Osius đã nói rằng việc đề cử vào cương vị đại sứ Mỹ tại Việt Nam “giống như một giấc mơ đã thành hiện thực”.
Osius cho hay, ngay từ những ngày đầu về làm việc tại Bộ ngoại giao, ông đã có vinh dự hỗ trợ đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam Pete Peterson sau việc bình thường hóa quan hệ, khi ông Peterson đặt nền móng cho mối quan hệ mới giữa 2 nước.
Osius từng hỗ trợ Phó tổng thống Al Gore trong khuôn khổ một nhóm chuẩn bị một thỏa thuận thương mại song phương với Việt Nam và ông cũng tháp tùng Tổng thống Bill Clinton trong chuyến thăm lịch sử Việt Nam vào năm 2000.
Nói về nhiệm kỳ công tác đầu tiên tại Việt Nam vào những năm 1990, ông Osius cho hay: “Tôi tận dụng cơ hội để kết bạn cho nước Mỹ tại một đất nước từng chỉ khiến người Mỹ nhớ tới xung đột”.
Ông Osius đã đi du lịch trên khắp Việt Nam, từng đạp xe gần 2.000 km từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
“Tại một vùng từ là khu vực phi quân sự, tôi đứng trên một cây cầu, nhìn xuống những ao nhỏ nằm rải rác phía xa. Một phụ nữ Việt Nam cao tuổi cho biết rằng đó không phải là ao, mà là nơi từng bị bỏ bom, trong đó có ngôi làng của bà. Khi tôi nói tôi đại diện cho chính phủ và nhân dân Mỹ, bà ấy đã đáp lại bằng những lời lẽ rất thân thiện: “Hôm nay chúng ta là anh chị em”, Osius nhớ lại chuyến đạp xe năm 1997.
Ngay từ những ngày đầu, ông Osius đã chứng kiến mối quan hệ với Việt Nam phát triển thành mối quan hệ đối tác quan trọng, được xây dựng dự trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chiến lược chung.
Ông Osius cho hay, khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới thăm Hà Nội hồi năm ngoái, ông nói rằng “một Việt Nam độc lập, thịnh vượng và vững mạnh sẽ là một đối tác quan trọng của Mỹ”.
Theo Osius, thời còn làm thượng nghị sĩ, ông Kerry đã cùng thượng nghị sĩ John McCain đảm bảo rằng người Mỹ sẽ nhìn thấy Việt Nam không chỉ như một cuộc chiến, mà là một đất nước và một dân tộc mà Mỹ có thể hợp tác một cách hòa bình. Họ đã nhìn xa hơn những hố bom và nhìn thấy hi vọng trong tương lai.
Thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương
Ông Osius thừa nhận rằng lịch sử của Mỹ với Việt Nam là một thử thách, và thậm chí ngày nay hai nước cũng đối mặt với những khác biệt. Nhưng trong cuộc điều trần, ông cho biết nếu được phê chuẩn, ông sẽ đối mặt với những khác biệt này một cách thẳng thắn.
Ông Osius cũng cho biết sẽ nỗ lực thúc đẩy quan hệ vốn gắn kết giữa hai dân tộc. Trong số những mối liên kết đó có Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương TPP mà Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhất trí hồi năm ngoái.
Trao đổi giáo dục cũng là một ví dụ điển hình, khi đã có 16.000 người Việt Nam học tập tại Mỹ và những người người khác tham gia Chương trình đào tạo kinh tế Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thương mại là một nhân tố chủ chốt khác trong mối quan hệ giữa hai nước. Thương mại hai chiều tiếp tục tăng, từ 451 triệu USD vào năm 1995 lên gần 30 tỷ USD vào năm ngoái. Việc đàm phán thành công TPP sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ chiến lược và thương mại này, đưa Việt Nam vào cộng đồng các quốc gia vốn đóng góp 40% GDP của thế giới.
Đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông
Theo ông Osius, hai nước cũng đang phối hợp để củng cố hòa bình, sự ổn định, hợp tác và thịnh vượng tại châu Á-Thái Bình Dương.
“Chúng ta đã mở rộng hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như an ninh, không phổ biến vũ khí hạt nhân và thực thi pháp luật. Tôi sẽ tiếp tục các nỗ lực của những người tiền nhiệm nhằm mở rộng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa chúng ta”, ông Osius nói trong cuộc điều trần.
Ông Osius cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới Biển Đông, nơi một nửa hàng hóa của thế giới vận chuyển bằng đường biển đi qua đây. “Mỹ có lợi ích quốc gia trong tự do thương mại, tự do hàng hải và hàng không trong những vùng biển như vậy”, ông nói.
Nhà ngoại giao kỳ cực cho biết Mỹ có vai trò quan trọng nhằm đảo bảo rằng các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải tại Biển Đông được giải quyết mà không có sự ép buộc, vũ lực, đe dọa và phải phù hợp với luật pháp quốc tế.
“Không may, chúng ta lại nhìn thấy những bước đi đơn phương của Trung Quốc nhằm bành trướng các tuyên bố chủ quyền và hàng hải, mà đáng chú ý là việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào gần Việt Nam”, ông Osius nói.
Ông Osius cũng nói rằng đã đến lúc Mỹ xem xét dỡ bỏ các hạn chế đối với việc bán vũ khí cho Việt Nam.
Ngoài tiếng Anh, ông Osius còn thành thạo tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Ý. Ông cũng nói được chút ít tiếng Ả-rập, Hindi, Thái, Nhật và Indonesia.
Ông Osius là một người đồng tính nam công khai. Ông Osius là nhà ngoại giao công khai thứ 7 đã được Tổng thống Obama đề cử làm đại sứ.
Người bạn đời của Osius là Clayton A Bond. Họ có một bé trai đặt tên là Theodore Alan Bond-Osius.
An Bình
Theo Dantri/Allgov, foreign.senate.gov
Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên vô địch chế biến trà Đài Loan
Chị Nguyễn Thị Âu là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên vô địch chế biến trà Đài Loan, ở cuộc thi chọn giống trà ngon toàn xứ Đài lần thứ tư mang tên "Đông phương mỹ nhân" (còn gọi trà Bành Phong).
Ông Dương nhấm trà ngon do chị Âu chế biến
Cuộc thi này được tổ chức ở Hội nông nghiệp thị trấn Đầu Phần, huyện Miêu Lật (Đài Loan). Chị Âu xuất sắc vượt qua 17 thí sinh còn lại sau vòng loại gồm 429 người, trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên vô địch cuộc thi, trước sự thán phục của hội đồng giám khảo và các cao thủ trong nghề ở xứ Đài.
Chủ tịch huyện Đào Viên Ngô Chí Dương đã đến chúc mừng người phụ nữ tài năng này. Trà Bành Phong do chị Âu chế biến được lên men 70%.
Trà Bành Phong được đánh giá là một loại trà khó chế biến, từng đươc Nữ hoàng Anh Elizabeth II và người Pháp goi với cái tên mỹ miều là "Đông phương my nhân" bởi màu nước trà óng vàng trong vắt, mùi thơm nhẹ và vị ngọt của mật ong đọng lại sau cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi...
Trong niềm vui chung, chủ tịch huyện Ngô Chí Dương khẳng định giá bán khá cao dành cho một cân trà "Đông phương mỹ nhân" đạt mức kỷ lục đã mở ra hướng đi mới cho trà Đài Loan thâm nhập thị trường thế giới.
Chị Âu làm ở xưởng trà Trường Sinh tại thị trấn Quy Sơn, huyện Đào Viên ( Đài Loan). Loại trà đặc biệt của chị Âu xuất sang Pháp lên đến 10.000 euro/ký.
Sinh năm 1955 tại TP.HCM, hoàn cảnh gia đình tương đối khá giả, chị Âu từng học ngành luật và rất giỏi tiếng Pháp.
Sau năm 1975, chị lập gia đình, sinh con và mở tiệm buôn bán nhỏ nhưng do mâu thuẫn trong cuộc sống nên vợ chồng chị chia tay.
Chị Âu tiếp tục theo học khoa tiếng Anh ở đại học và trở thành giáo viên giảng dạy môn này ở một trường trung học.
Năm 2001 khi anh Lâm Văn Kinh (thuộc dòng họ ba đời trồng trà ở Đài Loan) sang Việt Nam tìm cơ hội làm ăn, được chị bạn giới thiệu, hai người bén duyên nhau, sau đó kết hôn.
Tính tình vui vẻ, hiền lành, biết kính trên nhường dưới, lại chăm chỉ, không quản khó khăn, chị Âu nhanh chóng hòa nhập trên quê hương mới, được nhà chồng yêu thương, quý mến...
"Thuyền theo lái, gái theo chồng", đã sẵn năng khiếu ngoại ngữ nên chị dễ dàng bổ sung thêm vốn tiếng Trung, học làm món ăn Đài Loan và không ngại sát cánh bên ông xã, thường xuyên ra thăm vườn trà của gia đình họ Lâm để học hỏi kinh nghiệm chăm bón.
Từng bước mày mò, chị trở thành quản lý giỏi, rành rẽ về kỹ thuật trồng các loại trà nổi tiếng như ô long, lục trà, hồng trà.
Mỗi năm chị Âu đều cùng chồng mang sản phẩm tham dự triển lãm trà Đài Loan tại Nhật.
Lúc đầu anh Kinh không muốn vợ vất vả trên vườn trà, nhưng khi anh vắng nhà để tham gia hội thi "Trà Bành Phong" lần thứ hai, chị cũng tranh thủ cơ hội học hỏi kinh nghiệm các tiền bối đoạt giải, quan sát đồng thời mày mò nghiên cứu suốt quá trình mới đạt được thành công.
Theo Phan Đa/China Times.com
Một Thế giới
Tổng Bí thư hội kiến Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 2/10, tại Phủ Thủ tướng ở thủ đô Seoul, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến Thủ tướng Hàn Quốc Jeong Hong Won. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Thủ tướng Hàn Quốc Jeong Hong Won. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Thủ tướng Hàn Quốc Jeong Hong Won đã nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí...