Tân Đại sứ Đan Mạch ấn tượng với Việt Nam ngay từ chuyến thăm đầu tiên
Tân Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Hojlund Christensen chia sẻ rằng ông ấn tượng với đất nước và con người Việt Nam ngay từ lần đầu tiên ông đặt chân tới đây vào năm 2004.
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Hjlund Christensen trình quốc thư lên Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh. (Ảnh: Đại sứ quán Đan Mạch)
Theo thông cáo của Đại sứ quán Đan Mạch, ông Kim Hjlund Christensen hôm nay 16/10 đã trình quốc thư lên Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, chính thức đảm nhận vị trí Đại sứ Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam với trọng trách thắt chặt hơn nữa mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
Trong video gửi lời chào tới Việt Nam, Đại sứ Christensen đã chia sẻ những ấn tượng ban đầu của ông về đất nước và con người Việt Nam trong lần đầu gặp mặt.
“Tôi đến thăm Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2004. Tôi đã ngay lập tức có ấn tượng mạnh với đất nước Việt Nam tươi đẹp và con người Việt Nam ấm áp, cởi mở”, Đại sứ Christensen cho biết.
“Tôi là nhà ngoại giao từng phục vụ hơn 25 năm trong ngành ngoại giao Đan Mạch… Tôi rất mong chờ 4 năm bận rộn phía trước đại diện cho Đan Mạch tại Việt Nam, làm việc chăm chỉ cùng các đối tác Việt Nam để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương vốn đã rất mạnh mẽ và bền chặt giữa hai quốc gia”, tân Đại sứ chia sẻ thêm.
Đại sứ Kim Hjlund Christensen chia sẻ ông ấn tượng với Việt Nam ngay từ lần đầu gặp mặt. (Ảnh: Đại sứ quán Đan Mạch)
Theo Đại sứ Christensen, đây là thời điểm “tuyệt vời” để ông có mặt tại Việt Nam trong bối cảnh hai quốc gia “chia sẻ nhiều mối quan tâm chung, bao gồm tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt trong những lĩnh vực tăng trưởng xanh, thực phẩm và nông nghiệp, y tế và giáo dục”.
Việt Nam và Đan Mạch có mối quan hệ lâu dài, gắn bó. Quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước được thành lập vào năm 1971 và đang được củng cố trong khuôn khổ Hiệp Định Đối tác Toàn diện.
“Chỉ vài ngày nữa thôi, tôi rất chờ đợi được đón tiếp Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Copenhagen tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác cấp cao vì Mục tiêu xanh toàn cầu 2030 (P4G) nhân chuyến thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng sẽ gặp mặt người đồng cấp, Thủ tướng Đan Mạch Lars Lkke Rasmussen. Chuyến công du của Thủ tướng là cơ hội to lớn để thúc đẩy quan hệ đối tác song phương với Việt Nam cũng như củng cố các kết nối của Đan Mạch tại khu vực năng động này,” ông Christensen cho biết.
Video đang HOT
Ông Kim Hjlund Christensen là nhà ngoại giao kỳ cựu của Đan Mạch. (Ảnh: Đại sứ quán Đan Mạch)
Thành Đạt
Theo Dantri
Điều chỉnh hướng chảy Nord Stream-2, Moscow lại hiểu luật chơi!
Dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng Moscow quyết không để Nord Stream-2 bị tắc, chứng tỏ Nga rất hiểu luật chơi và luôn tôn trọng luật chơi...
Ngày 10/8, liên danh các nhà thầu Dự án Dòng chảy Phương Bắc-2 (Nord Stream-2) cho biết đã nộp đơn xin chuyển hướng dòng chảy, bởi lẽ một đạo luật của Đan Mạch có thể khiến Nord Stream-2 bị đình lại.
Đạo luật có hiệu lực từ tháng 1/2018 cho phép chính phủ Đan Mạch từ chối bất kỳ đường ống dẫn dầu-khí nào đi qua vùng lãnh hải quốc gia này, nếu làm nguy hại tới chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng của Đan Mạch.
Nord Stream-2 gặp quá nhiều rào cản
Trong tuyên bố, Tổ hợp các nhà thầu Nord Stream-2 nêu rõ: "Đạo luật mới trao cho Bộ Ngoại giao Đan Mạch quyền chấp nhận hoặc từ chối các dự án đường ống dẫn dầu-khí và các dự án cơ sở hạ tầng khác đi ngang lãnh thổ nước này.
Do từ tháng 1/2018 đến nay, phía Đan Mạch không trả lời bất cứ yêu cầu nào của tổ hợp các nhà thầu Nord Stream-2, nên Ban quản lý dự án quyết định tìm kiếm các tuyến dẫn thay thế ở ngoài vùng lãnh thổ của Đan Mạch".
Theo thiết kế - cả trong dự án tiền khả thi và khả thi - hướng dòng chảy của Nord Stream-2 sẽ đi qua phía nam đảo Bornholm ở Biển Baltic, nằm trong vùng lãnh hải của Đan Mạch và điều đó khiến Nord Stream-2 gặp rào cản pháp lý.
Vì vậy, Nord Stream-2 phải có hướng chảy mới và theo Ban quản lý dự án, tuyến dẫn mới dài 175 km sẽ đi qua phía tây bắc đảo Bornholm, tránh được vùng lãnh hải của Đan Mạch và chỉ băng qua vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Mà theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Đan Mạch không có quyền phản đối đường dẫn mới của Nord Stream-2, vì tuyến dẫn mới cách xa vùng đất liền của Vương Quốc Đan Mạch.
Theo thông tin mới nhất từ chính phủ Đan Mạch thì Cơ quan Năng lượng nước này đang xử lý đơn yêu cầu của Ban quản lý dự án về việc nắn tuyến đường dẫn mới cho Dòng chảy phương Bắc-2.
Xin nhắc lại ngày 30/11, Quốc hội Đan Mạch đã phê chuẩn dự luật cho phép ngăn việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt của Dự án Dòng chảy phương Bắc-2 nằm trong lãnh hải nước này, theo báo Berlingske Tidend.
Dự luật được thông qua nằm trong quá trình xây dựng các đạo luật liên quan đến đối ngoại, an ninh và quốc phòng.
Dự luật cho phép chính phủ Đan Mạch được quyền từ chối việc lắp đặt cáp điện và đường ống dẫn dầu-khí đi qua lãnh hải của Đan Mạch.
Dòng chảy phương Bắc-2 dài 1.220 km chạy dưới biển Baltic, đảm bảo cung cấp khí đốt của Nga cho EU, sở hữu bởi Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga và Công ty xây dựng Nord Stream 2 AG của Thuỵ Sĩ làm chủ đầu tư.
Nord Stream-2 được điều chỉnh hướng dòng chảy nhằm tránh rào cản từ Đan Mạch
Hướng đi và cấu trúc đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc-2 có thiết kế giống như Dòng chảy phương Bắc-1.
Theo đó, Nord Stream-2 sẽ đi qua vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của 5 quốc gia là Nga, Phần Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch và Đức.
Nord Stream-2 đã gặp rất nhiều cản trở do sự không đồng tình của các bên liên quan và cả không liên quan. Ukraine và Ba Lan cùng 7 quốc gia Đông Âu khác phản đối vì an ninh năng lượng, còn các nước Bắc Âu phản đối vì môi trường.
Để triển khai dự án, chủ đầu tư phải được sự cho phép của Phần Lan, Thuỵ Điển và Đan Mạch. Song chính phủ Đan Mạch đã không đồng ý xem xét các văn bản đề xuất về xây dựng dự án khí đốt này, lý do từ chối là bảo vệ môi trường và an ninh.
Khi việc từ chối được Copenhagen luật hoá khiến Dự án Dòng chảy phương Bắc-2 càng gặp trở ngại lớn hơn và không dễ hoá giải. Bởi như vậy thực ra Nord Stream-2 được nhận diện là trở ngại từ chính sách chứ không phải từ bản thân dự án.
Cho đến nay, những rào cản với Dòng chảy phương Bắc-2 liên quan tới cả ba yếu tố là chính trị, kinh tế và pháp lý, trong đó yếu tố chính trị và kinh tế thì có thể được giải quyết bởi chủ đầu tư, khi "dùng lợi ích phá rào cản".
Tuy nhiên, với rào cản pháp lý thì không hề đơn giản. Giới chuyên gia pháp lý EU từng nhận định Dự án Dòng chảy phương Bắc-2 không chắc chắn về mặt pháp lý - hành lang pháp lý vốn đã hẹp lại còn quá nhiều rào cản.
Đó chính là nguyên nhân của hiện tượng cứ phá được rào cản này thì rào cản khác lại được dựng lên, khiến cho cả những thực thể được hưởng lợi ích từ dự án này cũng ngần ngại trong việc kết hợp với Moscow phá rào.
Khi một "EU Bắc Âu" ngăn cản Nord Stream-2 đã khiến cho giới đầu tư hoài nghi về tính khả thi của các dự án quốc tế mà Moscow xây dựng, tham gia hay sở hữu, dù luôn dựa trên phương châm các bên tham gia cùng có lợi.
Bởi Dự án khổng lồ Dòng chảy phương Nam khi đang triển khai thì đã bị đình lại bởi Bulgaria, khiến cho 4,5 tỷ USD mà Nga và các đối tác đã đầu tư gần như đắp chiếu và đến nay thì coi như Nga đã mất trắng khoản tiền ứng trước cho dự án này.
Nga rất hiểu luật chơi và luôn tuân thủ luật chơi
Dư luận từng đặt vấn đề: Nga chưa hiểu luật chơi hay bị đối phương chơi xấu?
Bởi khi xác lập dự án thì rất dễ dàng và đều quyết tâm cao, song khi bắt tay vào triển khai thì mọi việc luôn bị ách tắc từ phía đối tác, làm cho Nga thiệt hại rất nhiều.
Song Moscow quyết không để lặp lại "một Southern Stream" với Nord Stream-2. Bởi theo Giám đốc kỹ thuật Nord Stream-2 AG Sergei Serdyukov, đề phòng nguy cơ không thể phá rào từ Đan Mạch, Ban quản lý dự án đã có phương án thay thế.
Nay phương án thay thế đã được sử dụng giúp Nord Stream-2 vượt mọi rào cản để có thể sớm thông dòng.
Dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng Moscow quyết không để Nord Stream-2 bị tắc, chứng tỏ Nga rất hiểu luật chơi và luôn tôn trọng luật chơi.
Ngọc Việt
Theo baodatviet
Đan Mạch sẽ trừng phạt mạnh tay những người "thân Nga" Đan Mạch vừa công bố một dự luật đề xuất sẽ bỏ tù 12 năm đối với những người có lập trường "thân Nga". Tổng thống Nga Vladimir Putin Các nhà lập pháp Đan Mạch đã công bố một dự luật, theo đó, nếu được thông qua, công dân của vương quốc này sẽ phải đối mặt với trách nhiệm hình sự nếu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chính sách thuế của Mỹ: Lãnh đạo nhiều nước châu Âu bày tỏ lo ngại

Quốc hội Brazil thông qua luật cho phép đáp trả mức thuế quan của Mỹ

Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế

Thế giới phản ứng thận trọng với thuế quan đối ứng của Mỹ

Hội đồng Nhân quyền LHQ ra nghị quyết lên án Israel

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chặn chính sách áp thuế mới với Canada

Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt

Chính sách thuế của Mỹ: Giới doanh nghiệp quan ngại về lạm phát

Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc ra tuyên bố cứng rắn

Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược

Tổng thống Trump đánh thuế cả hòn đảo không người ở
Có thể bạn quan tâm

"Bạn trai bí mật của Sulli" tuyên bố đáng ngờ sau khi bị khui danh tính
Sao châu á
18:12:23 03/04/2025
Nam tài xế đi giao hàng rồi vào nhà hoang treo cổ tự tử
Tin nổi bật
18:03:07 03/04/2025
Đau lòng nữ 'nghịch tử' 16 tuổi sát hại cha mẹ
Pháp luật
17:27:41 03/04/2025
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng nhận mưa lời khen khi trở lại sàn catwalk sau nửa năm, nhan sắc và thần thái cực cuốn
Sao thể thao
17:20:36 03/04/2025
Tình hình NSƯT Chí Trung sau khi nhập viện phẫu thuật: Ca mổ 90 phút, gây mê hoàn toàn
Sao việt
17:05:07 03/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dân dã nhưng "đắt khách"
Ẩm thực
17:01:36 03/04/2025
Mỹ - Nhật hợp tác làm phim kinh dị, giật gân lấy cảm hứng từ truyền thuyết thủy quái Kappa
Phim âu mỹ
16:58:10 03/04/2025
JVevermind: ViruSs đang rút kinh nghiệm từ drama của Thùy Tiên
Netizen
15:33:17 03/04/2025
Chiến lược thuế quan của Trump: Mỹ rời bỏ hệ thống thương mại toàn cầu?

Động thái của Tăng Mỹ Hàn giữa lúc bị "réo tên" là người phản bội HIEUTHUHAI
Nhạc việt
15:05:21 03/04/2025