Tân Cương: Thưởng 10 ngàn tệ cho người Duy Ngô Nhĩ lấy người Hán

Theo dõi VGT trên

T Các cuộc hôn nhân giữa 2 dân tộc khác nhau ở Tân Cương là rất hiếm gặp. Việc khuyến khích hôn nhân đa sắc tộc bằng kinh tế sẽ không hiệu quả.

Tân Cương: Thưởng 10 ngàn tệ cho người Duy Ngô Nhĩ lấy người Hán - Hình 1

Hình minh họa.

Bưu điện Hoa Nam ngày 3/9 đưa tin, một huyện thuộc khu tự trị Tân Cương đầy bất ổn đã giới thiệu 1 gói đặc quyền và t.iền thưởng khuyến khích người Duy Ngô Nhĩ bản địa kết hôn với người Hán.

Theo quy đinh được giới thiệu vào cuối tháng trước, bất kỳ cặp vợ chồng đa sắc tộc nào kết hôn tại huyện Qiemo hay còn gọi là Qargan sẽ được chính quyền thưởng 10 ngàn tệ (khoảng 34 triệu VNĐ), số t.iền này sẽ được thanh toán trong 5 năm khi cuộc hôn nhân vẫn “hạnh phúc”.

“Mối quan tâm của chúng tôi là bình ổn Tân Cương và thúc đẩy hội nhập văn hóa giữa các dân tộc”, một quan chức huyện Qiemo cho biết. Đây là địa phương đầu tiên ở Tân Cương đưa ra chính sách hỗ trợ hôn nhân Hán – Duy Ngô Nhĩ đầu tiên với nhiều ưu đãi.

Hiện đã có 54 cuộc hôn phối giữa 2 dân tộc này ở Qiemo, nhưng vẫn chưa có cuộc hôn nhân đa sắc tộc mới nào được ghi nhận kể từ khi chính sách khuyến khích của địa phương có hiệu lực.

Qiemo thuộc miền Nam Tân Cương với dân số hơn 100 ngàn người, trong số đó 72% là người Duy Ngô Nhĩ, 26% là người Hán. Ngoài hỗ trợ t.iền mặt, địa phương này còn đưa ra các khoản ưu đãi phúc lợi xã hội khác như giáo dục, chăm sóc y tế với các cặp vợ chồng Hán – Duy Ngô Nhĩ và con cái họ.

Triệu Vĩnh, một chuyên gia về các vấn đề dân tộc ở Bắc Kinh bình luận, các cuộc hôn nhân giữa 2 dân tộc khác nhau ở Tân Cương là rất hiếm gặp. Việc khuyến khích hôn nhân đa sắc tộc bằng kinh tế sẽ không hiệu quả.

“Hầu hết người Duy Ngô Nhĩ chỉ chấp nhận hôn nhân cùng sắc tộc và tôn giáo của họ. Những người Duy Ngô Nhĩ kết hôn với người Hán thường phải rời khỏi quê hương để tránh căng thẳng”, ông Vĩnh cho biết.

Theo Giáo Dục

Người Duy Ngô Nhĩ và vấn đề Tân Cương

Xin giới thiệu những nghiên cứu của học giả Nga Aleksei Volynhets trên báo "Russkaia Planheta" tháng 2/2014 về Tân Cương.

Bài viết gồm hai phần, xin lần lượt giới thiệu (người dịch không có ý kiến cá nhân).

Người Duy Ngô Nhĩ và vấn đề Tân Cương - Hình 1

Cảnh sát Trung Quốc trước bức tranh về người Duy Ngô Nhĩ. Ảnh: Andy Wong/AP

Phần một: Một số nét chính về lịch sử của người Duy Ngô Nhĩ đến những năm 1950

Dân tộc Duy Ngô Nhĩ là dân tộc thiểu số tại Trung Quốc được nhiều người trên thế giới biết đến nhất. Đây là một trong 3 dân tộc lớn (cùng với người Kurd và người Tuager) không có quốc gia riêng.

Trên lãnh thổ Trung Quốc hiện nay có hơn 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ, tuyệt đại đa số trong số đó - hơn 8 triệu người, sống trên lãnh thổ lịch sử của họ với tên gọi chính thức hiện nay là Khu tự trị Tân Cương- Duy Ngô Nhĩ.

Video đang HOT

Người Duy Ngô Nhĩ và vấn đề Tân Cương - Hình 2

Tân Cương (theo tiếng Hán - "cương vực mới"), là một khu vực rộng lớn ở cực Tây Bắc Trung Quốc nằm giữa Mông Cổ, các nước Cộng hòa Xô Viết cũ ở Trung Á, Afganistan và Tây Tạng. Chiều dài 2.000 km từ tây sang đông và ít hơn một chút từ bắc xuống nam.

Đây là khu vực có địa hình chia cắt - gồm các đồng bằng khô hạn có các ốc đảo, sa mạc và các dãy núi- là nơi "Con đường tơ lụa" chạy qua nối Trung Quốc với Địa Trung Hải.

Tân Cương có diện tích bằng 1/6 diện tích toàn Trung Quốc (gấp 3 diện tích nước Pháp). Khu vực này có đường biên giới với Kazakhstan (1.718 km), Kyrgyzstan (1.000 km), Tajikistan (450 km), Nga (55 km), Mông Cổ (1.400 km), và với Afganistan, Ấn Độ và Pakistan. Tổng chiều dài đường biên giới quốc gia là 5.600 km. Một phần ba lính biên phòng của Trung Quốc đóng quân tại khu vực này.

Tại Tân Cương (Nga thường gọi là Đông Turkestan, - để phân biệt với Tây Turkestan - khu vực lãnh thổ hiện nay các nước cộng hòa Xô Viết Trung Á cũ từng bị Nga chinh phục được trong thế kỷ XVII-XVIII) - từ trước đây rất lâu đã có nhiều dân tộc sinh sống như người Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan...

Trong thế kỷ thứ XVIII, Đế quốc Dzungarsk (trên khu vực Tân Cương hiện nay) là đế quốc du mục cuối cùng trên thế giới bị nhà Thanh t.iêu d.iệt sau một cuộc chiến tranh đẫm m.áu kéo dài 10 năm.

Quân đội của Nhà Thanh đã s.át h.ại gần 90% người Dzungarsk (người Mông Cổ ở phía Tây), những người sống sót chạy về phía Tây đến tận sông Volga và trở thành dân tộc Kalmức hiện nay tại Nga (sống trong nước Cộng hòa tự trị Kalmưkia).

Đến đầu thế kỷ thứ XIX, nhà Thanh chiếm toàn bộ Tân Cương, toàn bộ Kyrgyzstan và một phần phía nam của Kazakhstan cho đến tận hồ Balkhash.

Nhưng trước đó, cách đây 2.000 năm, người Hán đã từng chinh phạt Tân Cương - đó là vào thời kỳ Nhà Hán muốn thiết lập các tiếp xúc ngoại giao với Hoàng đế La Mã. Trong thế kỷ đầu sau công nguyên, trên vùng đất này bắt đầu xuất hiện các đồn binh Trung Quốc và người Hán bắt đầu di dân đến vùng đất này để kiểm soát "Con đường tơ lụa".

Trên thực tế, chính quyền Trung Quốc hiện nay vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách mà nhà Hán đã từng tiến hành tại khu vực này - sự trùng hợp còn làm người ta liên tưởng đến một điều - Trung Quốc ngày nay và nhà Hán trước kia đều do 2 người có nguồn gốc nông dân lập ra - Mao Trạch Đông và Lưu Bang.

Trong suốt hai nghìn năm đó, lịch sử Tân Cương là lịch sử của những chiến thắng và thất bại nối tiếp nhau trong cuộc đấu tranh của các quốc gia tại khu vực này với các hoàng đế Trung Hoa- từ hậu duệ Lưu Bang đến hậu duệ Mao Trạch Đông.

Trong thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên, trên vùng đất này đã từng tồn tại 3 quốc gia t.iền phong kiến lớn - kéo dài từ các thảo nguyên Kazakhstan đến tận bán đảo Triều Tiên ngày nay.

Từ hai thế kỷ trở lại đây

Sau khi những người Mãn Châu (Nhà Thanh) đ.ánh bại vương triều Dzungarsk vào thế kỷ XVIII như đã nói ở trên và thành lập tỉnh Tân Cương - thì nơi này luôn là khu vực bất ổn nhất trong lãnh thổ "Thiên triều". Người Duy Ngô Nhĩ thường xuyên nổi dậy chống lại sự đô hộ của chính quyền trung ương Bắc Kinh- đó là vào các năm 1816, 1825, 1830, 1847 và 1857.

Để bình định tỉnh mới cứng đầu này, chính quyền Bắc Kinh đã bố trí tại đây các đồn binh gồm người Trung Quốc (người Hán) và Mãn Châu, khuyến khích di dân từ các tỉnh miền trung Trung Hoa đến Tân Cương. Nhà Thanh cũng xây dựng các khu dân cư quân sự đặc biệt gồm toàn những cư dân được đưa từ Vùng Viễn Đông và Trung Á đến khu vực này.

Giành độc lập lần thứ nhất

Vào năm 1864, người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương đã tiến hành một cuộc khởi nghĩa lớn và đã giành thắng lợi. Cả vùng Tân Cương trong vòng hơn 10 năm đã trở thành một quốc gia Hồi Giáo hoàn toàn độc lập với tên gọi là Iettisha do Iaqub Beg - một người Tajikistan đứng đầu.

Người Duy Ngô Nhĩ và vấn đề Tân Cương - Hình 3

Các chiến binh của nhà nước Iettisha Ảnh : wetinim.org

Iaqub - Beg đã xây dựng được một quân đội mạnh, dựa vào địa hình núi non và sa mạc để đ.ánh trả các đợt tấn công của quân đội nhà Thanh.

Nhưng vào thời kỳ này, một đế quốc khác ở Phương Bắc là Nga cũng đã chinh phục được phần lớn các vương quốc vùng Trung Á (được đặt tên là Tây Turkestan như đã nói ở trên) hoàn toàn không muốn có sự tồn tại ngay cạnh biên giới mới của mình một quốc gia Hồi giáo mạnh và (có thể thù địch).

Trong khi đó, Iaqub- Beg thực hiện chính sách đối ngoại tìm kiếm mối quan hệ đồng minh và sự giúp đỡ của một số nước, trước hết là Thổ Nhĩ Kỳ và thực dân Anh (lúc này đã chiếm được Ấn Độ và đang bắt đầu các nỗ lực chiếm Afghanistan) để chống lại Nhà Thanh.

Trong cuộc tranh chấp giữa Nga và Anh nhằm giành quyền kiểm soát khu vực Trung Á, Nga tính toán rằng, để đảm bảo an ninh cho Tây Turkestan (lúc này đã thuộc Nga) thì phương án tốt nhất là "nhường" lại trên danh nghĩa Đông Turkestan cho Bắc Kinh ở xa hơn và đang suy yếu chứ không thể "nhượng lại" cho Thực dân Anh hùng mạnh lúc này đã ở ngay sát cạnh Tây Turkestan.

Còn đối với Nhà Thanh, khó khăn lớn nhất trong việc lấy lại Tân Cương là đảm bảo giao thông, nói chính xác hơn là đảm bảo hậu cần cho các đội quân trong các cuộc hành quân hàng nghìn km ở khu vực núi hiểm trở và sa mạc.

Chính Nga, xuất phát từ những tính toán như đã nói ở trên đã giúp "Thiên triều" giải quyết khó khăn này - Tỉnh trưởng đầu tiên của Tây Turkestan là Kaufman, một người Nga gốc Đức đã cho tiến hành một chiến dịch đặc biệt để cung cấp lương thực cho đội quân tấn công của viên tướng Trung Quốc Tszo Tszuntan (không tìm được phiên âm Hán Việt - mong bạn đọc thông cảm-ND). Dĩ nhiên, Nhà Thanh đã phải mua lương thực của Nga với giá cắt cổ, tổng giá trị hơn 10 triệu rúp bạc.

Sau khi giải quyết xong khâu đảm bảo hậu cần bằng cách trên, quân đội nhà Thanh bắt đầu tấn công t.àn s.át quân khởi người Duy Ngô Nhĩ và người Dungan (người Trung Quốc theo Đạo Hồi) cùng toàn bộ gia đình của họ. Những người còn sống sót chạy sang khu vực lãnh thổ do Nga kiểm soát.

Chính tại đây, người tổ chức tiếp nhận, bố trí nơi ăn ở và trực tiếp chữa chạy cho những người tỵ nạn là bác sỹ Vasili Frunze, tức cha đẻ của Mikhaiin Frunze nổi tiếng - là người mà 40 năm sau trong cuộc nội chiến đã lấy lại toàn bộ vùng Tây Turkestan cho chính quyền Xô Viết.

Quốc gia Hồi giáo Ietisha chấm dứt tồn tại, Nhà Thanh lại kiểm soát Tân Cương.

Trong thế kỷ XX

Độc lập lần thứ nhất

Trong thế kỷ XX, trên lãnh thổ Tân Cương cũng đã hai lần hình thành các quốc gia DuyNgô Nhĩ độc lập với Trung Quốc. Trong cuộc khởi nghĩa chống Trung Hoa năm 1932, Vương quốc Hotan được thành lập, và ngay trong năm sau- Nước cộng hòa Hồi giáo Đông Turkestan.

Tổng thống đầu tiên của Nước Cộng hòa này là Hodza Nhiaz - một người Duy Ngô Nhĩ. Trước đó, Tổng thống Nhiaz là một lính Hồng quân Liên Xô và đã từng tham gia nội chiến tại nước này.

Quốc gia độc lập mới này đã có thể tồn tại nếu Liên Xô vẫn giữ thái độ thù địch với Chính quyền Quốc dân đảng cầm quyền tại Trung Quốc lúc đó. Nhưng đến nửa sau những năm 30, một cục diện mới lại xuất hiện trên thế giới - cả Liên Xô và Trung Quốc Quốc dân đảng đều phải đối mặt với mối đe dọa chung từ nước Nhật Bản quân phiệt đang mạnh lên và bắt đầu tiến hành các chiến dịch bành trướng tại Châu Á.

Liên Xô lại quay sang ủng hộ chính quyền Quốc dân đảng Trung Quốc, một trong những việc làm thể hiện sự ủng hộ đó là giúp chính quyền này giành lại quyền kiểm soát Tân Cương.

Người Duy Ngô Nhĩ và vấn đề Tân Cương - Hình 4

Đội quân khởi nghĩa Hotan, những năm 1930. Ảnh: wetinim.org

Quân đội Liên Xô, kể cả không quân trực tiếp tham gia vào các trận đ.ánh để đưa viên Tỉnh trưởng Tân Cương Thịnh Thế Tài quay lại trị nhậm khu vực này. Binh lính Liên Xô đóng giả làm lính bạch vệ chạy sang Trung Quốc để thực hiện các nhiệm vụ trên.

Thời gian đầu, Thịnh Thế Tài có quan điểm thân Liên Xô hơn là chính quyền trung ương Trung Quốc. Năm 1939, ông này thậm chí còn bí mật xin lãnh sự quán Liên Xô tại Tân Cương kết nạp vào Đảng Cộng sản Liên Xô - thẻ đảng (Cộng sản Liên Xô) của viên tỉnh trưởng người Trung Quốc được bí mật đưa đến thủ đô của Tân Cương. Cũng trong thời gian này, Liên Xô kiểm soát toàn bộ các cơ sở khai thác mỏ chủ chốt và các chuyên gia Xô Viết đã lần đầu tiên phát hiện ra mỏ titan tại đây.

Nhưng khi Đức tấn công Liên Xô, tướng Thịnh Thế Tài cho rằng ngày tàn của Liên Xô đã điểm. Ông này trục xuất tất cả các cố vấn Xô Viết và bắt đầu xử b.ắn các đảng viên cộng sản người Trung Quốc và người Duy Ngô Nhĩ. Trong số những người bị xử b.ắn có cả em trai của Mao Trạch Đông (Mao Trạch Dân- ND).

Và lần thứ hai

Mùa hè năm 1944, khi tình thế trên chiến trường Xô- Đức có những thay đổi mang tính bước ngoặt, tỉnh trưởng Thịnh biết mình đã tính nhầm và bỏ chạy về Trung Quốc. Cùng thời gian này, việc giao thương buôn bán của Tân Cương với Liên Xô bị đình trệ và tại khu vực này bắt đầu xảy ra khủng hoảng kinh tế.

Người Duy Ngô Nhĩ lại một lần nữa khởi nghĩa và đến mùa thu năm 1944, Nước Cộng hòa cách mạng Đông Turkestan lại được thành lập tại Tân Cương. Điều thú vị là trong số những người đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống Trung Quốc có cả người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan, người Kalmưc và người Tacta (cộng đồng người Tacta ở Kazan giữ một vai trò chủ chốt trong mối quan hệ thương mại giữa Nga- Liên Xô và Tân Cương).

Tổng thống Nước cộng hòa cách mạng Đông Turkestan mới (Tân Cương) Akhmedzan Kaswmov cũng là một người Duy Ngô Nhĩ. Ông từng tốt nghiệp phổ thông ở ở Alma-Ata (Liên Xô), tốt nghiệp Đại học tổng hợp ngành sư phạm tại Tashken (cũng Liên Xô), bảo vệ luận án tiến sỹ về lịch sử người Duy Ngô Nhĩ tại Trường đại học ngôn ngữ Phương Đông ở Moscow và là cán bộ của Quốc tế cộng sản.

Tư lệnh Quân đội nước Cộng hòa này là Thiếu tướng Bộ Nội vụ Liên Xô Ivan Polinov, còn Tổng tham mưu trưởng là cựu tướng Bạch vệ Varsonofi Mozarov (đã theo Hồng Quân).

Tháng 9/1945, dưới sức ép của các nhà ngoại giao Xô Viết và sau những thất bại liên tiếp trước Quân khởi nghĩa Duy Ngô Nhĩ, chính quyền trung ương Trung Quốc buộc phải thừa nhận "quyền tự trị" của người Duy Ngô Nhĩ.

Giới lãnh đạo Moscow cũng bắt đầu xem xét nghiêm túc đề nghị của Trung ương Đảng cộng sản Kazakhstan (Nước cộng hòa Trung Á của Liên Xô- nơi có cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ rất đông sinh sống) về việc thành lập Đảng Cộng sản Tân Cương - để "nhằm củng cố những thành tựu kinh tế và chính trị của những người Hồi giáo khởi nghĩa chống lại người Trung Quốc tại các khu vực phía Bắc Tân Cương và tiếp tục phát triển phong trào giải phóng dân tộc của những các tầng lớp quần chúng không phải là người Trung Quốc tại tỉnh này (Tân Cương).

Nhưng một lần nữa, quốc gia Duy Ngô Nhĩ mới thành lập này lại là nạn nhân của những tính toán địa- chính trị trong chính sách của hai nước lớn Xô - Trung. Đến năm 1949, kết cục cuộc nội chiến kéo dài tại Trung Quốc (từ năm 1911) đã rõ - đội quân của Mao Trạch Đông sẽ giành phần thắng.

Moscow cho rằng một liên minh chặt chẽ với Trung Quốc đỏ sẽ quan trọng hơn nhiều mối quan hệ với những người Duy Ngô Nhĩ vừa cộng sản vừa Hồi Giáo phức tạp này.

Và kết quả của những toan tính ấy là phái đoàn chính phủ nước Cộng hòa cách mạng Đông Turkestan bay từ Tân Cương đến Bắc Kinh trên máy bay của Liên Xô để đàm phán với Mao Trạch Đông đã không bao giờ đến được điểm cần đến. Theo công bố chính thức thì chiếc máy bay này đã gặp nạn ở đâu đó giữa Irkutsk và Chita.

Lực lượng vũ trang nước Cộng hòa Duy Ngô Nhĩ được thành lập với sự hỗ trợ của Liên Xô đã chính thức trở thành Quân đoàn số 5 của PLA. Trong rất nhiều năm sau, cho đến tận khi quan hệ giữa Khrushov và Mao Trạch Đông bắt đầu xấu đi thì quân đoàn này do một trung tướng Trung quốc gốc Nga (tướng Nga Hoàng cũ) là Foti Leskin chỉ huy.

Năm 1949, PLA tiến vào Tân Cương và ngày 01/10/1955, Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ - Tân Cương được thành lập, thay thế tỉnh Tân Cương.

Như đã thấy, những người ly khai Duy Ngô Nhĩ trong 2 thế kỷ vừa qua đã có không ít cơ hội giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống Trung Quốc để giành độc lập. Nhưng họ đã quá không may và luôn là nạn nhân của các tính toán địa chính trị và sự thỏa hiệp giữa các nước lớn, mà trước hết là Moscow và Bắc Kinh.

Lịch sử không có chữ nếu nhưng bản đồ chính trị khu vực Đông Turkestan (Tân Cương) đã có thể hoàn toàn khác.

Còn tiếp: "Người Duy Ngô Nhĩ trong cuộc chiến với Trung Quốc đỏ"

Theo_Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?
07:00:05 05/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen
22:27:35 04/07/2024
Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc
05:59:21 04/07/2024
SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới
16:41:44 03/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng
05:02:20 04/07/2024

Tin đang nóng

Được hỏi làm gì khi đóng cảnh hôn có phản ứng sinh lý, Lưu Diệc Phi trả lời 1 câu khiến ai cũng thán phục
13:00:39 05/07/2024
Vụ cô gái ở Hà Nội bị s.át h.ại bằng s.úng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'
08:55:32 05/07/2024
Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay
10:25:46 05/07/2024
Phía homestay vụ drama Nam Thư bị tố giật chồng lên tiếng làm rõ 1 điều
12:39:09 05/07/2024
Rộ tin tài tử Truyền Thuyết Jumong đã ly hôn, Daehan - Minguk - Manse bị chính mẹ ruột bỏ rơi
12:45:21 05/07/2024
Dắt bố đẻ đi bắt ghen vợ ngoại tình, nào ngờ vừa thấy người phụ nữ trong phòng khách sạn ông 'ngưng tim' ngã quỵ, tôi bàng hoàng khó tả
12:00:01 05/07/2024
Nam Thư có động thái gấp để "tránh bão" khi bị tố giật chồng
12:57:28 05/07/2024
Tôi 'mờ mắt' trước công danh, vô tình hai tay 'dâng' chồng cho chính cô bạn thân quý hóa của mình
11:36:33 05/07/2024

Tin mới nhất

Mỹ: Tai nạn tàu du lịch gây nhiều thương vong ở California

15:02:32 05/07/2024
Hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác dẫn tới vụ tai nạn, tuy nhiên nhà chức trách cho rằng tàu du lịch chạy quá tốc độ có thể là một yếu tố. Lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Công đảng Anh giành chiến thắng lịch sử, Thủ tướng Sunak thừa nhận thất bại

14:45:30 05/07/2024
Công đảng Anh đã giành được 326 ghế hạ viện, giành quyền đa số trong quốc hội và đảm bảo ông Keir Starmer sẽ trở thành thủ tướng Anh nhiệm kỳ tới.

Chủ tịch Trung Quốc: Bắc Kinh và Ankara có quan điểm tương đồng về khủng hoảng Ukraine

14:43:06 05/07/2024
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có quan điểm tương đồng về tình hình tại Ukraine và cần duy trì liên lạc chặt chẽ quanh vấn đề này.

Đức: Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm hiếm gặp do chủng virus H7N5 độc lực cao

13:35:10 05/07/2024
Đây là ổ dịch cúm gia cầm H7N5 đầu tiên trên thế giới được phát hiện kể từ khi WOAH bắt đầu theo dõi các dịch bệnh ở động vật trên thế giới từ năm 2005.

Tổng thống Putin nêu điều kiện cho lệnh ngừng b.ắn ở Ukraine

13:30:56 05/07/2024
Kiev đã từ chối đàm phán với Moskva kể từ mùa thu năm 2022, sau khi bốn vùng lãnh thổ nước này sáp nhập Nga. Tuy nhiên, tháng 6 vừa qua, ông Zelensky cho biết hai bên có thể đàm phán thông qua trung gian.

Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

13:29:24 05/07/2024
Tháng trước, Meta cho biết hãng đã dừng sử dụng dữ liệu của người dùng để đào tạo dịch vụ AI tạo sinh của hãng ở Liên minh châu Âu (EU), sau khi có các khiếu nại ở 11 quốc gia.

Hành động bất ngờ của Tổng thống Pháp giữa cuộc khủng hoảng bầu cử

13:21:06 05/07/2024
Và thực tế là các đồng minh của Tổng thống Macron không muốn ông tham gia chiến dịch tranh cử: thậm chí hình ảnh của Tổng thống Macron còn bị xóa khỏi các áp phích vận động tranh cử.

Tổng thống Putin ra tuyên bố mới về sản xuất tên lửa từng bị cấm

13:15:36 05/07/2024
Tổng thống Nga Putin đã ký phê chuẩn dự luật đình chỉ Hiệp ước INF. Nga tuyên bố sẽ triển khai các biện pháp quân sự đáp trả những mối đe dọa từ NATO liên quan đến việc Moskva đình chỉ thực thi INF.

Tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng lan rộng trên thế giới

12:48:57 05/07/2024
Hai tổ chức này nhấn mạnh rằng lũ lụt trầm trọng hơn do ảnh hưởng kéo dài của những đợt hạn hán trước đó, là một trong những nguyên nhân chính gây mất an ninh lương thực ở khu vực Sừng lớn châu Phi.

Panama đóng 3 cửa khẩu nhằm giảm bớt làn sóng di cư

12:45:16 05/07/2024
Trước đó, phát biểu tại lễ nhậm chức hôm 1/7, tân Tổng thống José Raúl Mulino tuyên bố Panama sẽ không còn là quốc gia quá cảnh và con đường mở của hàng chục nghìn người di cư trái phép bị các tổ chức buôn bán m.a t.úy và buôn người lợi d...

Tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến ở trung tâm công nghệ sôi động nhất Trung Quốc

12:36:56 05/07/2024
Tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến ở Thâm Quyến đã làm dấy lên những lo ngại mới về thị trường lao động của Trung Quốc mà các khu vực kinh tế lớn nhất của quốc gia này đang phải đối mặt.

Dự báo Nhật Bản trải qua mùa Hè nắng nóng kỷ lục

12:34:51 05/07/2024
Theo số liệu của Bộ Môi trường Nhật Bản, năm 2023, cả nước đã ghi nhận 1.308 trường hợp t.ử v.ong vì sốc nhiệt, cao gấp 5 lần so với thời điểm 20 năm trước, trong đó đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người cao t.uổi và t.rẻ e.m.

Có thể bạn quan tâm

"Tiểu tam" khiến Baifern - Nine Naphat chia tay là đây?

Sao châu á

15:01:53 05/07/2024
Nine Naphat cũng đã lên tiếng về loạt câu hỏi liên quan đến nghi vấn có người thứ 3 chen giữa mối quan hệ của anh và Baifern Pimchanok.

Công an tìm người có liên quan vụ tai nạn "nữ tài xế say xỉn tông 2 người t.ử v.ong"

Pháp luật

15:01:21 05/07/2024
Công an TP Vũng Tàu tìm người và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông tại khu vực giao nhau giữa đường Nguyễn Văn Trỗi - Hùng Vương - Triệu Việt Vương do nữ tài xế say xỉn tông hàng loạt người

Lịch âm 6/7 - Âm lịch ngày 6 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

14:54:08 05/07/2024
Xem lịch âm ngày 6/7/2024 (Thứ 7), lịch vạn niên ngày 6/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...trong ngày 6/7/2024.

Thuý Ngân muốn có con

Sao việt

14:50:59 05/07/2024
Vừa qua, Thuý Ngân đã gây xôn xao với hình ảnh xuất hiện bên một em bé sơ sinh. Khoảnh khắc này khiến cô vướng nghi vấn bí mật sinh con đầu lòng.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh tranh thủ thơm Hân mọi lúc

Phim việt

14:44:41 05/07/2024
Sau khi 2 vợ chồng hàn gắn tình cảm, có vẻ như cả Đức Anh và Hân không ngại che đậy việc thể hiện tình cảm với nhau.

Nhà tắm có nên dán giấy dán tường?

Sáng tạo

14:34:29 05/07/2024
Chất liệu giấy dán tường: Do một số loại giấy và rèm vải thường có đặc điểm hút âm nên khi sử dụng giấy dán tường nhà tắm bạn nên lưu ý sử dụng các loại giấy dán có đặc tính chống ẩm để tăng độ bền cho giấy

10 kẻ phản diện 'm.áu mặt' của chuỗi hoạt hình bom tấn 'Kẻ cắp mặt trăng' (P2)

Phim âu mỹ

14:30:55 05/07/2024
Chỉ còn vài ngày nữa, biệt đội Minions sẽ xâm chiếm rạp Việt với giao diện cực chất, hứa hẹn sẽ siêu lầy, không quên ăn hại cùng những trò giải trí bất đắc dĩ.

Hoa vui ca tập 34: Trình chiếu nhiều clip ấn tượng của khán giả nhí

Tv show

14:30:22 05/07/2024
Tập số 34 của chương trình Hoa vui ca phát sóng trên VTV3 lúc 18h50 ngày 4/7 giới thiệu nhiều clip ấn tượng từ các bạn nhỏ gửi về cho chương trình.

Những thác nước đẹp dưới chân núi Fansipan, Lào Cai

Du lịch

14:30:21 05/07/2024
Nếu có dịp đến Tây Bắc vào mùa hè, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú, nguyên sơ của những thác nước nổi tiếng dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vỹ.