Tận cùng nỗi đau của sản phụ mất chồng và 2 con trong 1 tuần
Hồi tỉnh sau ca phẫu thuật, đối diện với thực tế khốc liệt rằng chồng và hai con đã không còn nữa, chị Ly chỉ biết khóc.
Đau đớn nhìn chồng ra đi ngay trước mắt
Mấy năm trước, do cuộc sống ở quê quá bấp bênh nên chị Tăng Thị Trúc Ly (39 tuổi, ở Phước Long, Bạc Liêu) cùng chồng lên TP. HCM kiếm kế mưu sinh.
Cả hai thuê một nhà trọ thuộc quận Bình Tân để ở. Sau đó, chị Ly xin vào làm công nhân cho một công ty thủy sản, chồng chị đi làm thuê làm mướn đủ nghề. Chăm chỉ làm lụng, mỗi tháng, anh chị cũng dành dụm được vài ba triệu gửi về quê nhờ mẹ già lo cho hai đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn.
Đầu năm 2021, chị Ly hay tin mình mang song thai. Anh chị chưa kịp mừng thì cơn bão Covid-19 ập đến đẩy cả hai vợ chồng vào cảnh thất nghiệp.
Số tiền tích lũy bấy lâu dần cạn kiệt. Không thể về quê, anh chị chỉ quanh quẩn trong nhà trọ, tằn tiện từng bữa ăn để dành tiền đi khám thai, tiền mua một vài loại thuốc bổ cho chị.
Khoảng 22/8, khi TP. HCM có hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày, chị Ly đứng ngồi không yên vì thấy chồng có các triệu chứng như ho, sốt. Kết quả kiểm tra sau đó khẳng định anh dương tính với Covid-19.
Ngày 24/8, chỉ 1 ngày sau khi phát hiện mắc Covid-19, chồng chị Ly trở nặng nhanh, khó thở và dần lịm đi. Chị Ly cuống cuồng gọi điện cho y tế địa phương. Dù lực lượng cấp cứu nhanh chóng có mặt, đem theo cả bình oxy nhưng cũng không cứu được anh.
Chứng kiến cảnh chồng ra đi ngay trước mắt, lòng chị Ly đau như cắt. “Giá mà anh ấy chịu đi bệnh viện ngay thì có khi không chết”, chị Ly xót xa nói.
Chị Ly đã trải qua những ngày dài chiến đấu với Covid-19 để giành lại sự sống.
Ngày 25/8, một ngày sau khi chồng qua đời, chị Ly phải nhập viện vì ho nhiều. Chị nhờ người quen đưa vào Bệnh viện Hùng Vương khám với hi vọng mong manh mình không bị nhiễm Covid-19 vì bản thân không bị sốt.
Tuy nhiên, mọi chuyện không như mong muốn của chị mà còn diễn biến theo hướng tệ hơn. Lượng oxy trong máu giảm nhanh nên chị Ly rơi vào tình trạng suy hô hấp.
“Tôi đã không bỏ cuộc”
Video đang HOT
Khoảng 5-6 ngày sau, tình hình của chị Ly vẫn không khá hơn. Trong cơn mê man, chị nghe thấy bác sĩ nói rằng nếu không tiến hành mổ lấy thai thì không thể giữ được tính mạng của mẹ. “Tôi nằm đó, tai vẫn nghe thấy bác sĩ nói nhưng mắt không thể mở ra được…”, chị Ly nhớ lại.
Thời điểm các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật, chị Ly mới mang thai được hơn 23 tuần nên thai nhi không thể sống được. Ngay đêm hôm phẫu thuật, chị Ly đã tỉnh nhưng vẫn phải nhờ tới sự trợ giúp của máy thở.
Đối diện với thực tế khốc liệt rằng hai con không còn nữa, chị chỉ biết khóc. “Cảm giác đau đớn, trống trải lắm. Trong chưa đầy 1 tuần, tôi phải lìa xa chồng và hai đứa con sinh non chưa đủ ngày đủ tháng. Đau trong lòng, đau cả về da thịt sau phẫu thuật”, chị Ly rưng rưng nói.
Biết bệnh nhân của mình phải chống chọi với Covid-19 khi trong mình đang có quá nhiều nỗi đau, các y bác sĩ và điều dưỡng đã hết lời động viên chị. Họ nhắc đến hai đứa con thơ đang từng ngày ngóng chờ mẹ ở quê nhà.
Chị Ly nhớ mãi lời các y bác sĩ nói: “Chồng chị đã mất nếu chị không còn, hai đứa trẻ sẽ ra sao?”. Từ đó chị cố gắng vực dậy tinh thần và hợp tác với bác sĩ trong quá trình điều trị bởi chị biết đó là cánh cửa duy nhất đưa mình trở về với hai đứa con.
Khoảng 2-3 ngày sau khi mổ bắt thai, chị cai được máy thở và chuyển qua thở bình oxy. Khi đã cai được máy thở, chị cố gắng ăn uống, tập thở. Nhiều hôm miệng đắng ngắt, không thể ngồi được, chị lại nằm nhấp từng ngụm sữa để cơ thể có nguồn dinh dưỡng.
Ở cùng phòng của chị Ly, có nhiều sản phụ cũng phải mổ lấy thai sớm và còn nguy kịch hơn. Có những người đến lúc chị xuất viện vẫn chưa biết sống chết ra sao. Bởi vậy chị Ly tự nhủ bản thân mình còn may mắn hơn rất nhiều người, mình phải chiến đấu với Covid-19 để còn về quê chăm hai con.
Gần 1 tháng nằm trên giường bệnh, đôi chân của chị Ly yếu hẳn đi. Chị cố gắng lần theo giường bệnh hoặc bờ tường tập đi trong phòng. Những hôm đầu, chỉ đi được vài ba bước là chị Ly phải níu vào ghế hoặc giường để dừng chân ngồi nghỉ.
“Có lúc đau quá, không đứng vững được, tôi thậm chí còn phải bò. Nhưng tôi đã không bỏ cuộc…”, chị Ly nhớ lại những ngày tháng phục hồi khó khăn của mình.
Sau 5 tuần điều trị, chị Ly cũng khỏe mạnh trở lại và được các bác sĩ cho ra viện. Mới đây, chị khoe đã đăng ký chuyến xe tình nghĩa để trở về Bạc Liêu.
“Những ngày nằm viện, tôi không đem theo điện thoại nên không gọi được cho con. Đến hôm được ra viện, về phòng trọ, tôi mới gọi về mà các con khóc quá trời vì lúc ấy chúng mới biết chắc chắn là mẹ mình còn sống. Tôi đang đếm từng ngày để về bên hai con”, chị Ly xúc động nói.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.270 (Tăng Thị Trúc Ly)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
2. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.
Hà Nội: Sản phụ đông đặc phổi vì Covid-19 hồi phục sau 23 ngày thở máy
Sau 28 ngày điều trị tích cực ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sản phụ mang thai 29 tuần mắc Covid-19 nặng đã khỏe mạnh và được xuất viện.
Trường hợp này là bệnh nhân H.T.D., 26 tuổi, ở Hà Nội. Trước khi nhập viện, bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh và mang thai 29 tuần tuổi.
Sau khi mắc Covid-19, chị D. được điều trị 6 ngày tại tuyến cơ sở nhưng tình trạng không cải thiện, ho nhiều hơn, khó thở tăng dần, được chuyển viện cấp cứu đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 28/7.
Tại Khoa Cấp Cứu, bệnh nhân được chỉ định thở oxy lưu lượng cao HFNC, nhưng đáp ứng kém, bác sĩ chỉ định đặt nội khí quản, can thiệp thở máy, sau can thiệp chuyển đến khoa Hồi sức tích cực (ICU).
Nữ sản phụ được xuất viện ngày hôm nay (Ảnh: BVCC).
Bệnh nhân vào ICU trong tình trạng thở máy qua nội khí quản với chức năng phổi suy giảm trầm trọng, tim đập nhanh và phải duy trì thuốc vận mạch.
Một ngày sau khi nhập khoa, các bác sĩ tiến hành thăm khám, siêu âm phổi thấy hình ảnh đông đặc dưới màng phổi lan tỏa. Do đó, các bác sĩ chẩn đoán theo dõi cơn bão cytokine.
Bệnh nhân được chỉ định lọc máu hấp phụ độc tố. Tình trạng thai nhi được các bác sĩ sản khoa theo dõi, đánh giá sát sao hàng ngày.
Ngày 10/8, bệnh nhân xuất hiện đờm nhiều, bác sĩ chỉ định mở khí quản cấp cứu tại giường, chăm sóc hô hấp tích cực. Do tình trạng ăn không tiêu, bệnh nhân được hội chẩn với chuyên khoa dinh dưỡng, kết hợp nuôi dưỡng đường tĩnh mạch với nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày đảm bảo đủ dưỡng chất cho cả mẹ và con.
Sau 23 ngày thở máy, bệnh nhân tỉnh táo, cơ lực tốt, bác sĩ tập cho bệnh nhân bỏ máy thở và rút ống thành công, chuyển thở oxy qua gọng kính, tiếp tục tập phục hồi chức năng hô hấp và vận động tại giường.
Hôm nay, tức là sau 28 ngày chăm sóc tích cực, với tổng số 7 lần lọc máu, sức khỏe bệnh nhân cải thiện tốt, xét nghiệm PCR âm tính, thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh, bệnh nhân được bác sĩ cho xuất viện.
Hiện tại, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 33 bệnh nhân nặng, trong đó có 22 ca thở máy và 6 ca ECMO.
Thừa Thiên - Huế: Mổ khẩn cấp, cứu con của sản phụ mắc COVID-19 tử vong Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 vừa mổ khẩn cấp, kịp thời cứu một cháu bé sơ sinh trong bụng sản phụ mắc COVID-19 trước khi người này tử vong do bệnh chuyển nặng. Tối 21/8, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 vừa mổ...