Tận cùng nỗi đau của gia đình lái tàu SE19 tử nạn
Rạng sáng nay (24.5), một vụ tai nạn đường sắt thảm khốc xảy ra ở địa bàn huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã cướp đi sinh mệnh của 2 lái tàu. Gạt vội nước mắt, bố đẻ anh Nguyễn Xuân Đệ (1 trong 2 lái tàu tử vong) cùng người thân đã vào Thanh Hóa “đón” con trai trở về trong sự đau đớn, bàng hoàng của gia đình.
00h30 phút sáng nay, đoàn tàu khách mang số hiệu SE19 do đầu máy 927 kéo, đi theo hướng Hà Nội – Đà Nẵng, khi đến đường ngang có gác tại Km 234 050, khu gian Khoa Trường – Trường Lâm, tuyến đường sắt Hà Nội – TP.Hồ Chí Minh (thuộc xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) đã va chạm với ô tô tải chở đá mang biển kiểm soát 37C-15138.
Vụ tai nạn khiến đầu máy 927 bị đổ và 6 toa xe bị trật bánh khỏi đường sắt, ô tô bị hư hỏng. 2 người tử vong gồm lái tàu và phụ lái tàu. 4 hành khách, 3 nhân viên đường sắt và lái xe bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu.
Danh tính 2 lái tàu tử vong được xác định là anh Nguyễn Xuân Đệ (SN 1985, thôn Phần Hà, xã Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) và anh Nguyễn Thế Hùng (SN 1976, Minh Tân, Hưng Hà, Thái Bình).
Vụ tai nạn đường sắt ở Thanh Hóa vào rạng sáng nay đã khiến 10 người thương vong.
Trong đêm tối, tiếng người la hét, kêu khóc thảm thiết vì vụ va chạm nghiêm trọng. Những hành khách trên chuyến tàu được di chuyển khẩn trương tới vị trí mới, những người bị thuơng cũng được đưa đi cấp cứu. Không lâu sau đó, sau khi xác định được lái tàu và phụ lái đã tử vong trong vụ tai nạn, thông tin cũng được thông báo tới người nhà của các nạn nhân.
Thôn Phần Hà một ngày tháng 5, nóng, oi ả, ngột ngạt hơn bình thường. Trong ngôi nhà nhỏ của gia đình anh Nguyễn Xuân Đệ, mọi con mắt đều thẫn thờ, hướng ra phía cổng để chờ đón người con của gia đình “trở về”.
Lái phụ Nguyễn Xuân Đệ là một trong những người tử vong trong vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng vào sáng cùng ngày. Sau khi nhận được tin con trai gặp nạn, ông Nguyễn Xuân Đài (SN 1965, bố đẻ anh Đệ) đã cùng người thân trực tiếp vào hiện trường vụ tai nạn để đón thi thể con về.
Bố đẻ anh Đệ (áo đen ở giữa) không kìm được nỗi đau mất mát khi “kẻ đầu bạc tiễn người tóc xanh”. (Ảnh: Thiên Tuấn)
Video đang HOT
Khi hay tin dữ, cả nhà không ai tin vào tai mình. Gạt vội giọt nước mắt, ông Đài tức tốc vào Thanh Hóa với một hy vọng mong manh, rằng có một sự kỳ diệu xảy ra, con trai ông sẽ tai qua nạn khỏi để trở về với vợ con, với bố mẹ, với gia đình.
Trong cái nắng giữa trưa, ngôi nhà của anh Đệ chật kín người. Họ hàng, làng xóm đến chia buồn với nỗi mất mát quá lớn lao của gia đình. Công tác hậu sự cũng được mọi người chuẩn bị. Một bầu không khí nặng nề bao trùm lên ngôi nhà. Chốc chốc, những tiếng khóc nghẹn của mẹ đẻ anh Đệ phát ra khiến cho khung cảnh càng thêm não nề.
Mặc dù đã cố gượng dậy trước tin dữ, tuy nhiên bà Nguyễn Thị San (SN 1965, mẹ đẻ anh Đệ) nhiều lần như muốn ngất xỉu. Nỗi đau quá lớn, cảnh kẻ đầu bạc tiễn người tóc xanh càng khắc sâu vào nỗi đau của gia đình.
Anh Đệ là con trai duy nhất trong gia đình, dưới anh còn một người em gái năm nay đã 30 tuổi. Vợ chồng anh Đệ hiện đã có một cháu trai 2 tuổi, vợ anh đang mang thai cháu thứ 2, chỉ còn vài tháng nữa là đến kỳ sinh nở.
Trước nỗi đau quá lớn, gia đình phải đưa vợ con anh Đệ sang một nhà khác để tránh sự ảnh hưởng tới thai phụ mới 24 tuổi này. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một biện pháp tình thế, nỗi đau mất mát với gia đình anh Đệ và vợ người đàn ông này không phải một sớm một chiều nguôi ngoai được.
Tiếng khóc nghẹn đắng trong cổ họng, bà San nói trong nước mắt, rằng con trai bà mới ở nhà cách đây vài hôm, nhưng hôm nay chỉ là một thân xác trơ trọi, lạnh lẽo. Người mẹ này than khóc, cuộc sống đối với bà giờ đây trở nên vô nghĩa.
Mẹ đẻ anh Đệ – bà Nguyễn Thị San như “chết đi sống lại”, bà liên tục than khóc trước sự mất mát quá lớn. (Ảnh: Thiên Tuấn)
Chia sẻ nỗi đau mất mát của gia đình, bà con hàng xóm mỗi người một tay, chẳng ai bảo ai, cố gắng chuẩn bị chu đáo nhất cho hậu sự của phụ lái Nguyễn Xuân Đệ.
13h30 chiều cùng ngày, thi thể của anh Đệ được đưa về quê nhà.
Thi thể phụ lái Nguyễn Xuân Đệ “về” với gia đình, bạn bè, người thân vào trưa cùng ngày sau tai nạn thảm khốc. (Ảnh: Thiên Tuấn)
Chứng kiến giây phút xúc động, những người có mặt không ai kìm được giọt nước mắt. Cố cứng cỏi, bình tĩnh để lo hậu sự cho con nhưng trước giây phút con “trở về” tới gia đình, ông Đài òa lên nức nở.
Người đàn ông 33 tuổi đã “về” tới gia đình, “về” với vợ con, nhưng sự trở về của anh không phải với những món quà, đồ chơi cho con trai như những lần thăm nhà trước, anh “trở về” trong những hàng dài nước mắt của gia đình và bạn bè.
Theo Danviet
Hà Nội: Nhà dưới 15m2 nguy cơ bị thu hồi với giá rẻ
Lập hồ sơ thu hồi phục vụ mục đích công cộng các trường hợp nhà, đất có diện tích dưới 15m2, không hợp khối được với các công trình lân cận và các trường hợp sau 30 ngày không thực hiện được việc hợp thửa, hợp khối...
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã có văn bản số 1758/UBND-ĐT về xử lý các trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng phát sinh khi thực hiện dự án mở đường theo quy hoạch tồn đọng cũ, gây phản cảm trước năm 2005.
"Trảm" nhà gây phản cảm
Thành phố (TP) chấp thuận về nguyên tắc thu hồi các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại để phục vụ mục đích công cộng; giữ nguyên trạng, hợp khối kiến trúc mặt đứng với công trình liền kề và xung quanh hoặc cấp phép có điều kiện bảo đảm an toàn, không gây phản cảm với các công trình xung quanh...
TP yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP tại Chỉ thị 20/CT-UBND ngày 11/11/2016; lập hồ sơ thu hồi phục vụ mục đích công cộng các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại (diện tích dưới 15m2, không hợp khối được với các công trình lân cận) và các trường hợp sau 30 ngày không thực hiện được việc hợp thửa, hợp khối...
Những ngôi nhà kỳ dị, siêu mỏng siêu méo "xuất hiện" sau khi tuyến đường mới hiện đại lưu thông.
Theo ông Lê Văn Dục Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ở góc độ quản lý, Sở Xây dựng đã tham mưu cho TP phương án xử lý cụ thể đến từng nhóm đối tượng nhà, đất "siêu mỏng, siêu méo". Với trường hợp có diện tích từ 10 15m2, quy mô từ 2 tầng và trên cùng một tuyến ưu tiên hợp khối kiến trúc mặt đứng với công trình liền kề (chỉnh trang hợp khối kiến trúc) hoặc cấp phép có điều kiện.
Riêng nhà lớn hơn 4m2, nhỏ hơn 10m2, quy mô 3 tầng: hạ độ cao còn 1 tầng. Trường hợp diện tích nhà từ 4m2 đến dưới 15m2, hiện trạng là nhà 1 tầng: Cho chỉnh trang giữ nguyên trạng tạm thời. Còn các căn hộ "mỏng, méo" dưới 4m2: Xử lý thu hồi phục vụ mục đích công cộng.
Việc làm khó
Về vấn đề này, TS Đào Ngọc Nghiêm Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, Hà Nội kiên quyết thu hồi các trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng, phát sinh khi thực hiện dự án mở đường theo quy hoạch tồn đọng trước năm 2005 thể hiện sự quyết liệt của chính quyền TP. Được xem như một động thái tái khởi động lại các giải pháp trước đây và cụ thể hoá thực hiện Luật Thủ đô.
Theo TS Nghiêm, đây là việc khó nhưng kiên quyết phải làm. Có quyết tâm, có chỉ đạo quyết liệt thì không có việc gì không làm được. Thế nhưng, vấn đề đặt ra cần lưu tâm ở chỗ: Thu hồi để xây dựng mục đích công cộng cần làm rõ cho mục đích gì? Bởi, làm ki ốt bán hàng càng áp lực giao thông. Ngoài ra các giải pháp làm bảng tin, vườn hoa nhỏ cũng cần nghiên cứu thấu đáo.
"Cùng việc thu hồi phải có giải pháp khai thác hiệu quả đất thu hồi phù hợp với từng vị trí chứ không chỉ chung chung là phục vụ công cộng rồi lại biến thành dịch vụ thương mại", TS Nghiêm nhấn mạnh.
Trong ảnh là ông Bái một người dân chỉ còn khoảng 11m2 sau khi GPMB. Theo ông, diện tích ở chỉ có 9m2, chiều sâu chưa đến 3m2, căn nhà thậm chí không đủ để kê một chiếc giường.
Bàn luận về vấn đề này, GS.TS Đặng Hùng Võ cho rằng, giá đất sau khi giải phóng mặt bằng (GPMB) tăng cao hàng chục lần nên người dân cố tình không chấp hành pháp luật. Chủ trương hợp khối cũng rất khó.
Khi GPMB các hộ xin thỏa thuận hợp khối, GPMB xong không thể hợp khối được vì các hộ quay ra ép giá nhau, chính quyền vì thế lúng túng quản lý. Thế mới có câu chuyện bi hài "bức tường 1,7m2 có giá... 1 tỷ đồng.
"Hà Nội kiên quyết cho thu hồi các trường hợp siêu mỏng, méo không đủ điều kiện tồn tại để phục vụ mục đích công cộng trước năm 2005 là điều kiện cần để triệt tiêu các dạng công trình gây phản cảm lâu dài này. Người dân có công trình dưới 15m2 này buộc phải đưa ra lựa chọn: Đàm phán, thỏa thuận giá hợp lý (không đòi giá trên trời) với hộ liền kề để hợp khối hoặc bị Nhà nước thu hồi với giá rẻ hơn rất nhiều. Khi quyền lợi được đưa lên bàn cân, các hộ dân chắc chắn sẽ thiên về giải pháp ít thiệt thòi nhất", GS Đặng Hùng Võ phân tích.
Theo Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Nguyễn Việt Dũng cho biết, trước thời điểm 2015, toàn TP có trên 300 trường hợp nhà "siêu mỏng, siêu méo". Sau nhiều năm phối hợp xử lý, tính đến đầu tháng 6.2017, đã "trảm" được 160 công trình. Hiện tại, các dạng nhà, đất không đủ điều kiện để xây dựng tồn đọng cũ giảm còn khoảng 132 trường hợp. Trong đó, không ít công trình thuộc dạng "khó" nằm ở các quận Ba Đình, Hà Đông, Tây Hồ.
Theo Vietnamnet
Bờ kè cứng biển Cửa Đại bị sóng biển "nuốt chửng" Hàng chục mét bờ kè bằng bê tông ở biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) đã bị sóng lớn "nuốt chửng". Theo quan sát của PV, tại 2 vị trí nằm giữa 2 khu resort Fusion Alya và Sunrise bị sóng biển tấn công và sạt lở hoàn toàn, đoạn sạt lở ước chừng hơn 10m. Những khối bê tông to sau...