Tấn công vào cơ sở năng lượng Iran có thể đẩy giá dầu vượt ngưỡng 100 USD
Giới phân tích nhận định một cuộc tấn công tiềm tàng của Israel vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran có thể phản tác dụng và gây sức ép lên thị trường năng lượng toàn cầu.
Một nhà máy lọc dầu ở Wasit, Iraq. Ảnh: THX/TTXVN
Dẫn lời cảnh báo của ông Marc Ayoub, nhà nghiên cứu chính sách năng lượng người Liban và là thành viên tại Viện Tahir về Chính sách Trung Đông, đài phát thanh Sputnik cho hay trong trường hợp Israel quyết tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Iran để đáp trả đợt tấn công tên lửa hồi đầu tuần của nước này vào Tel Aviv, thiệt hại đối với các cơ sở dầu thô của Iran chắc chắn sẽ gây ra hậu quả và gây áp lực lên thị trường năng lượng toàn cầu.
Nhà nghiên cứu lưu ý trong vài ngày qua, giá dầu đã tăng và có thể đạt 80 USD/thùng ngay cả trước khi Israel tấn công.
Bình luận của ông Ayoub được đưa ra vào thời điểm Israel đang cân nhắc phản ứng trước cuộc tấn công bằng tên lửa trả đũa của Iran.
Các quan chức Iran tiết lộ một trong những lựa chọn là tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iran và đang thảo luận các phương án với đồng mình Mỹ. Tuy nhiên, trong một tuyên bố ngày 4/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Israel vẫn chưa có quyết định cuối cùng nào về phương án đáp trả song nhà lãnh đạo gợi ý nước này nên kiềm chế trong việc tấn công cơ sở dầu của Iran.
“Điều này có thể tương tự như những gì đã xảy ra khi Iraq tấn công Kuwait vào năm 1990 tùy thuộc vào quy mô của cuộc tấn công. Nguy cơ xung đột có thể khiến giá dầu tăng lên và vượt mốc 100 USD. Dự kiến chúng ta sẽ tổn thất 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày”, nhà phân tích Marc lý giải.
Nói về phản ứng có thể của Iran, ông Marc cho rằng nước này có thể sử dụng vũ khí hạt nhân và chặn Eo biển Hormuz – tuyến đường vận tải quan trọng với khoảng 20 triệu thùng dầu và các sản phẩm dầu mỏ đi qua mỗi ngày.
“Việc sử dụng eo biển Hormuz sẽ là một sự leo thang khác, đặc biệt là đối với một số quốc gia vùng Vịnh, vì khoảng 27% lượng dầu thế giới đi qua đây, bao gồm cả các chuyến hàng của Iran đến Trung Quốc. Điều này chắc chắn gây thêm áp lực lên nguồn cung và thị trường”, nhà phân tích chỉ ra.
Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, Iran và Libya đều là thành viên của OPEC. Iran, mặc dù chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ, đã sản xuất khoảng 4 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm 2023, trong khi Libya sản xuất khoảng 1,3 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2023. Các nhà phân tích của ANZ cho biết sản lượng dầu của Iran đã tăng lên mức cao nhất trong sáu năm là 3,7 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2024.
Cuộc họp ngày 2/10 của các bộ trưởng hàng đầu của Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (OPEC ) – một ngày sau khi Iran tấn công Israel – đã quyết định giữ nguyên chính sách sản lượng dầu. Nhóm này dự kiến sẽ tăng sản lượng thêm 180.000 thùng/ngày mỗi tháng kể từ tháng 12/2024.
Ngay sau cuộc tấn công 1/10, giá dầu Brent Biển Bắc 34 xu Mỹ (0,46%) lên 73,90 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 27 xu Mỹ (0,39%) lên 70,10 USD/thùng.
Căng thẳng Trung Đông lan đến eo biển Hormuz
Iran dọa phong tỏa eo biển Hormuz và trả đũa các động thái của Israel trong khu vực, trong khi Israel đưa ra tuyên bố cứng rắn.
Eo biển chiến lược
Tư lệnh hải quân Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Alireza Tangsiri mới đây tuyên bố Iran có thể phong tỏa eo biển Hormuz nếu cần, đồng thời coi sự hiện diện của người Israel tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) là mối đe dọa. "Chúng tôi có thể đóng eo biển Hormuz nhưng hiện không làm vậy. Tuy nhiên, nếu kẻ thù đến quấy rối, chúng tôi sẽ xem lại chính sách của mình", Hãng thông tấn ISNA ngày 9.4 dẫn lời ông Tangsiri cho biết.
Một cuộc tập trận của Iran gần eo biển Hormuz. Ảnh: AFP
Là cửa ngõ hẹp kết nối vịnh Ba Tư và vịnh Oman, eo biển Hormuz còn là tuyến đường biển duy nhất kết nối vịnh Ba Tư với Ấn Độ Dương. Theo Reuters, khoảng 1/5 tổng lượng tiêu thụ dầu của thế giới đi qua eo biển Hormuz mỗi ngày. Dữ liệu từ công ty phân tích Vortexa (trụ sở chính tại Anh) cho thấy trong thời gian từ tháng 1 - 9.2023, trung bình một ngày có 20,5 triệu thùng dầu thô, khí ngưng tụ và các sản phẩm dầu đi qua eo biển này.
Mỹ đoán Iran có thể tấn công báo thù Israel trong tuần tới
Iran từng dọa đóng cửa eo biển Hormuz vào năm 2012, giữa căng thẳng liên quan các lệnh cấm vận quốc tế. Theo trang OilPrice.com, hậu quả kinh tế của việc phong tỏa eo biển này sẽ rất nghiêm trọng đối với thị trường năng lượng toàn cầu.
Khẩu chiến Israel - Iran
Bên cạnh đó, Iran còn đe dọa trả đũa Israel sau vụ tấn công tòa nhà cơ quan ngoại giao Iran ở Damascus (Syria) ngày 1.4 khiến 7 sĩ quan Iran thiệt mạng. Tư lệnh hải quân IRGC Alireza Tangsiri nhấn mạnh rằng Iran "không phải là bên bị tấn công mà không đánh trả, nhưng chúng tôi cũng không vội vàng trả đũa". Iran nói rằng tòa nhà trong khuôn viên Đại sứ quán Iran ở Syria là "lãnh thổ Iran" nên cáo buộc Israel tấn công lãnh thổ, theo Hãng thông tấn Mehr. Phát biểu tại Tehran dịp kết thúc tháng Ramadan của đạo Hồi ngày 10.4, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Seyyed Ali Khamenei nói rằng cuộc tấn công làm tăng thêm sai lầm của Israel nên nước này "phải bị trừng phạt và sẽ bị trừng phạt".
Trong động thái phản ứng, Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 10.4 viết trên mạng xã hội X rằng "nếu Iran tấn công từ lãnh thổ của họ, Israel sẽ phản ứng và tấn công tại Iran".
Điểm xung đột: Ông Biden vạch 'sai lầm' của Israel; Nga phá hệ thống điện Ukraine
Tương tự, trang tin Elaph News dẫn lời một quan chức an ninh phương Tây ẩn danh cho biết Israel đã tỏ ý sẽ tấn công các mục tiêu ở Iran nếu bị nước này tấn công trực tiếp. Bản tin cho biết Israel tiến hành tập trận không quân trong vài ngày qua, bao gồm việc chuẩn bị nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạt nhân và những hạ tầng then chốt khác của Iran.
Trong khi đó, Đài CNN dẫn các nguồn tin tình báo Mỹ cho rằng Iran có thể sẽ không tấn công Israel trực tiếp, do lo ngại Mỹ và Israel đáp trả. Thay vào đó, Iran có thể kêu gọi những lực lượng ủng hộ từ Li Băng, Syria, Iraq và Yemen tấn công nhằm vào Israel trong thời gian tới.
Rộ tin Israel nhượng bộ trong đàm phán
Reuters ngày 10.4 dẫn lời các quan chức Israel cho hay giới chức nước này đồng ý nhượng bộ để người Palestine trở lại phía bắc Dải Gaza, nhưng cho rằng lực lượng Hamas không muốn thỏa thuận.
Theo các quan chức trên, thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ đưa ra gồm việc Israel cho phép 150.000 người Palestine trở lại phía bắc Gaza mà không kiểm tra an ninh. Đổi lại, Hamas phải đưa ra danh sách các con tin nữ, cao tuổi và bệnh tật hiện còn sống. Văn phòng Thủ tướng Israel từ chối bình luận.Trong khi đó, theo tờ Al-Akhbar, Hamas sẵn sàng cân nhắc việc thả các con tin nếu Israel từng bước rút quân, đồng ý ngừng giao tranh, cho phép người dân Gaza trở lại phía bắc và thả tù nhân Palestine với "số lượng tương xứng".
Iran muốn thành lập trung tâm khí đốt khu vực Cộng hòa Hồi giáo Iran đang tìm cách nâng cao vị thế trên thị trường năng lượng toàn cầu. Một cơ sở khai thác dầu của Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN Hãng thông tấn Fars đưa tin Iran mới đây đã đề xuất thành lập một trung tâm khí đốt khu vực trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) để đảm bảo an ninh...