Tấn công và tiêu diệt: Mỹ-Iran trong cuộc chiến nóng ở vùng Vịnh Ba Tư
Donald Trump đã chỉ đạo quân đội Mỹ tấn công và tiêu diệt bất kỳ tàu tấn công nhanh nào của Iran quấy rối tàu của hải quân nước này hoạt động ở vùng Vịnh Ba Tư.
Đáp trả điều đó, Tehran đe dọa sẽ triển khai các tên lửa chống tàu mới. Tại sao trong thời gian đại dịch, cả hai nước đều làm trầm trọng thêm cuộc đối đầu?
Những cuộc chạm trán trên Vịnh Ba Tư đang khiến tình hình nóng lên.
Vụ chạm trán nguy hiểm
Đầu tháng 4, các tàu chiến của Iran đã mấy lần tiến sát gần các tàu của Hải quân Mỹ và không phản ứng ngay lập tức cảnh báo phải rời đi. Vài tuần sau, một tàu tấn công nhanh của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC- đơn vị tinh nhuệ của Lực lượng Vũ trang Iran) đã táo tợn lao đến chặn đầu chiếc tàu khu trục treo cờ sọc sao.
“Tôi đã chỉ đạo quân đội Mỹ tấn công và tiêu diệt bất kỳ tàu tấn công nhanh nào của Iran quấy rối tàu của hải quân nước này hoạt động ở vùng Vịnh”, ông Donald Trump thông báo trên Twetter. Theo Tehran, các tàu chiến Mỹ đang hiện diện bất hợp pháp ở vùng Vịnh, Mỹ vi phạm luật biển.”Nhưng họ đã bị giáng đòn đích đáng”, Chuẩn đô đốc Alireza Tangsiri – người đứng đầu lực lượng hải quân của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Iran tuyên bố. Iran đang thử công nghệ không gian
Cuộc tranh cãi không hạn chế bởi việc đó. Chỉ huy Lực lượng IRGC cảnh báo rằng, họ có thể triển khai các tên lửa chống tàu với tầm bay xa nhằm vào các tàu sân bay Mỹ ở vịnh Ba Tư và vịnh Oman.
“Nếu trước đây, phạm vi bay của các tên lửa không vượt quá 45km, hiện nay chúng tôi có các tên lửa và ngư lôi trên biển với tầm xa 700km”, – Chuẩn đô đốc Alireza Tangsiri nói thêm.
Nhưng, bản tin quan trọng nhất là vụ phóng vệ tinh đầu tiên của Iran “Noor”.
Video đang HOT
“Nhờ ơn Chúa, Iran đã trở thành một cường quốc không gian. Quả vệ tinh đã được tạo ra mà không cần sự trợ giúp của nước ngoài và bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ”, Chỉ huy Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Hossein Salami tuyên bố sau cuộc phóng thành công.
Mặc dù những nỗ lực trước đó đã không thành công, Mỹ vẫn cáo buộc chính quyền Iran vi phạm nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm Cộng hòa Hồi giáo phóng tên lửa.
Tehran sẽ không đầu hàng
Vòng xoáy căng thẳng mới trong quan hệ giữa Mỹ và Iran có thể được giải thích bởi thực tế là sự chú ý đến đại dịch Covid-19 đang dần suy yếu, và nền chính trị truyền thống đang quay trở lại, ông Nikolai Kozhanov, Phó Giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu về Vịnh Ba Tư của Đại học Qatar, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói.
“Washington vẫn tiếp tục gây áp lực với Tehran ngay cả trong thời gian cách ly nghiêm ngặt ở cả hai nước. Bây giờ, khi chính quyền Iran đang dần dỡ bỏ các hạn chế để khởi động lại nền kinh tế đang gặp khó khăn, Mỹ cố gắng lợi dụng tình hình và gia tăng căng thẳng. Nếu trước đây IMF đã dự báo sự đình trệ trong nền kinh tế Iran trong năm 2020, thì bây giờ, sau đại dịch, theo dự báo của IMF, GDP của Iran sẽ giảm 6%. Trong bối cảnh đó, Mỹ gửi tín hiệu rằng, cuộc đối đầu không bị lãng quên”, chuyên gia giải thích với Sputnik.
Chuyên gia Kozhanov nhắc nhở rằng, đối với chính quyền Iran, vấn đề an ninh luôn quan trọng hơn các vấn đề kinh tế xã hội. Theo ông, Iran công bố thông tin về cuộc phóng thành công của vệ tinh quân sự và việc chế tạo tên lửa chống tàu để phô trương sức mạnh quân sự với thế giới bên ngoài. Thông tin này cũng gây ấn tượng với người dân Iran.
“Iran cho thấy rằng họ sẽ không đầu hàng. Điều này cũng đánh lạc hướng sự chú ý của nhân dân khỏi các vấn đề cấp bách trong nước. Chính quyền giải thích rằng, nguyên nhân của tất cả những khó khăn trong nền kinh tế là các biện pháp trừng phạt và đại dịch coronavirus. Họ không thừa nhận những sai lầm của chính họ. Cho đến nay, người dân vẫn chịu đựng được gian khổ, nhưng không thể biết họ nói gì khi tâm sự với bạn bè. Có lẽ, đây là những nguy cơ tiềm ẩn của bất ổn”, – ông Kozhanov nói.
Về lâu dài, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran không thể mang lại kết quả tốt cho khu vực.
“Áp lực tâm lý đang gia tăng. Cả hai bên có thể thực hiện những bước đi sai lầm, ví dụ như vụ ám sát tướng Qasem Soleimani, người đứng đầu lực lượng IRGC, vào tháng 1 năm nay. Do đó, hành động của cả người Mỹ và người Iran đều đáng báo động”, ông Kozhanov nói.Yếu tố thời gian không có lợi cho Mỹ
Ông Andrei Baklitsky, cố vấn từ Trung tâm PIR, nghi ngờ rằng lệnh của Trump bắn vào các tàu Iran sẽ được thực hiện.
“Thông điệp trên mạng xã hội của người đứng đầu Nhà Trắng không phải lúc nào cũng phản ánh tình trạng thực sự của vấn đề. Khi các nhà báo hỏi điều gì sẽ thay đổi sau khi Trump ra lệnh, các tướng lĩnh Mỹ ngập ngừng rồi nói: đến nay chưa có thay đổi nào”, chuyên gia nói với Sputnik.
Ông Baklitsky cho rằng, nếu các tàu Iran thực sự đe dọa Hải quân Mỹ, chúng chỉ đơn giản bị đánh chìm.
“Người Mỹ không muốn tham gia vào bất kỳ cuộc phiêu lưu nào. Đặc biệt trong tình huống không dễ dàng đối với họ. Các thành viên thủy thủ đoàn của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt bị nhiễm virus corona. Ở Vịnh Ba Tư hiện có một tuần dương hạm mang máy bay, nhưng, sự hiện diện ở các hướng khác cũng là cần thiết. Trước hết ở hướng Trung Quộc. Vì thế Hải quân Mỹ không muốn điều động thêm lực lượng đến bờ biển Iran”, nhà khoa học chính trị nhận xét.
Theo ông, chính quyền Iran cũng không muốn tham gia cuộc chiến nóng. Cả hai bên đều muốn cho thấy rằng cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục, nhưng, sẽ tốt hơn nếu tránh được tổn thất tài chính.
“Trong cuộc đối đầu với Iran, yếu tố thời gian không có lợi cho Mỹ. Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt, bắn vào các tàu Iran, thậm chí gây ra vụ ám sát tướng Soleimani. Nhưng Tehran vẫn phóng tên lửa, vẫn gây khó chịu cho tàu Mỹ ở Vịnh Ba Tư và không có ý định từ bỏ hành vi khiêu khích. Hơn nữa, vào tháng Mười – một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nên dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran”, ông Baklitsky nhắc nhở.
Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump sắp kết thúc, và một trong những nhiệm vụ chính trong sách đối ngoại trừng phạt Iran – vẫn chưa được thực hiện, chuyên gia Baklitsky nhận xét.
Vũ khí có thể giúp chiến hạm Mỹ hạ tàu pháo Iran
Tàu chiến Mỹ được trang bị tên lửa, pháo và nhiều vũ khí khác có thể "bắn hạ" tàu Iran theo lệnh Trump nếu cần thiết.
"Tôi đã chỉ thị cho hải quân Mỹ bắn rơi và phá hủy mọi tàu pháo Iran nếu họ quấy rối chiến hạm của chúng ta ngoài biển", Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 22/4 viết trên mạng xã hội Twitter.
Các chỉ huy quân đội Mỹ sau đó nhanh chóng lên phương án giải thích cho "lệnh tiêu diệt" này của Trump. Đại tướng John Hyten, phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, và Thứ trưởng Quốc phòng David Norquist đều khẳng định đây là thông điệp mang tính răn đe với Iran, không phải là dấu hiệu cho thấy sắp nổ ra đụng độ quân sự giữa hai quốc gia.
Tuy nhiên, tướng Hyten và Norquist cũng khẳng định các hạm trưởng Mỹ hoàn toàn có quyền ra lệnh tấn công "nếu cần thiết" và tàu chiến Mỹ luôn được trang bị sẵn sàng để tiêu diệt mối đe dọa từ tàu thuyền cùng khí tài Iran. "Tất cả chỉ huy được triển khai đều có khả năng thực thi điều đó", tướng Hyten nói trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc.
Lầu Năm Góc theo dõi các mối đe dọa từ Iran trong nhiều năm qua, khi hải quân Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) từng dùng tàu tấn công nhỏ và thủy lôi để đe dọa tàu thương mại cùng các lực lượng quân sự nước ngoài trong khu vực.
Pháo 127 mm gắn trên các tuần dương hạm và khu trục hạm của Mỹ là vũ khí đầu tiên có thể được dùng để khai hỏa nhắm vào tàu vũ trang Iran có hành vi quấy rối, bởi chúng có tầm bắn tới 12 km. Để hỗ trợ cho pháo chính, các tàu đổ bộ, tàu sân bay và tàu chiến đấu ven biển (LCS) Mỹ còn được trang bị nhiều loại súng và pháo khác nhau như đại liên 12,7 mm và pháo 57 mm chuyên diệt tàu nhỏ.
Một số chiến hạm của hải quân Mỹ được trang bị vũ khí "phòng thủ khu vực" như hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx có khả năng khai hỏa tới 4.500 phát đạn mỗi phút. Phalanx ban đầu được thiết kế để đánh chặn máy bay không người lái, tên lửa và trực thăng, song trong những năm gần đây được nâng cấp lên biến thể 1B để tác chiến trên mặt biển và đủ khả năng tấn công những tàu pháo nhỏ ở khoảng cách gần.
Các tổ hợp CIWS được kết nối với radar, hệ thống điều khiển hỏa lực cùng công nghệ chỉ huy và kiểm soát để nhanh chóng khai hỏa trong trường hợp tàu bị tấn công. CIWS được coi là lá chắn cuối cùng trong các lớp phòng thủ trên tàu hải quân Mỹ, bao gồm tên lửa đánh chặn tầm xa như SM-3 để chống tên lửa đạn đạo và tên lửa SM-6 đối phó với các cuộc tấn công tầm gần hơn.
Thứ trưởng Norquist dường như muốn nhấn mạnh các loại "vũ khí phòng thủ" mà hạm trưởng tàu chiến Mỹ có thể sử dụng trong tình huống khẩn cấp. "Tất cả tàu của chúng tôi đều có quyền tự vệ, mọi người cần rất cẩn trọng khi tương tác và hiểu quyền tự vệ vốn có của mình", Norquist nói.
Nhiều tàu hải quân Mỹ được trang bị biến thể Block 2 của RIM-162 ESSM, tên lửa mang đầu dò tiên tiến cùng hệ thống dẫn đường có khả năng hạ gục tên lửa hành trình chống hạm bay gần mặt nước. Một số vũ khí phòng thủ mới được trang bị trên tàu chiến Mỹ gồm khí tài tác chiến điện tử cùng vũ khí laser chính xác để phát hiện và tiêu diệt các mối đe dọa.
Khí tài tác chiến điện tử có thể gây nhiễu hoặc cản trở hoạt động của các cảm biến điện tử và hệ thống dẫn đường trên vũ khí đối phương, vô hiệu hóa khả năng tấn công của chúng. Khí tài tác chiến điện tử và vũ khí laser có lợi thế trong các vùng biển có mật độ tàu dân sự hoặc tàu buôn dày đặc, do chúng tạo ra ít mảnh vỡ hơn sau khi tiêu diệt mục tiêu.
Iran và Mỹ từng chạm trán trên biển nhiều lần, song tần suất giảm dần trong những năm gần đây. Mỹ cáo buộc 11 xuồng vũ trang của Iran bám đuổi nhóm chiến hạm Mỹ trên vịnh Ba Tư hôm 15/4, thậm chí có lúc áp sát ở khoảng cách chưa đầy 10 m.
Bộ Quốc phòng Mỹ lên án hành động của Iran là "nguy hiểm và khiêu khích". Trong khi đó, Iran cho rằng Mỹ "kịch tính hóa vụ va chạm" và cảnh báo mọi tính toán sai lầm sẽ dẫn đến "đòn đáp trả quyết đoán".
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran ở mức cao sau vụ hạ sát thiếu tướng Qassem Soleimani hồi đầu tháng 1. Iran sau đó trả đũa bằng cách tập kích tên lửa vào căn cứ Mỹ ở Iraq khiến hơn 100 binh sĩ bị chấn động não.
Nguyễn Tiến
Trump dọa bắn xuồng Iran Trump ra lệnh cho hải quân "bắn và phá hủy bất kỳ xuồng vũ trang Iran nào" nếu chúng quấy rối tàu Mỹ. Tổng thống Mỹ Trump thông báo chỉ thị qua bài đăng trên Twitter ngày 22/4, một tuần sau khi Mỹ cáo buộc 11 xuồng vũ trang Iran bám đuổi nhóm chiến hạm Mỹ trên vịnh Ba Tư ngày 15/4, có...