Tấn công tình dục: Cơn ác mộng của người Thụy Điển
Thụy Điển – đất nước nổi tiếng bình yên với người nhập cư – nay dường như không còn yên bình khi khủng hoảng di cư ở châu Âu đã lan đến đây, mang theo bóng ma tấn công tình dục đầy ám ảnh.
Từng là nơi bình yên nhất
Trung tâm thủ đô Stockholm của Thụy Điển mỗi khi đêm xuống đã xuất hiện các băng nhóm nam thiếu niên di cư chuyên trộm cắp, quấy rối các cô gái và hành hung nhân viên an ninh. Trong số này có cả những bé trai chỉ mới 9, 10 tuổi, đi lang thang ở trung tâm Stockholm bất kể ngày đêm và từ chối sự giúp đỡ cung cấp nơi trú ẩn của các nhà chức trách Thụy Điển… Đó là thông tin Cảnh sát Thuỵ Điển cung cấp mỗi ngày mà chúng tôi không thể bỏ qua.
Người dân Thụy Điển biểu tình ủng hộ người tị nạn.
12 năm sống ở Thụy Điển, chưa bao giờ tôi thấy người Thụy Điển phải dè chừng khi đi ra đường, hay ở những nơi công cộng như vậy. Những người Thụy Điển mà tôi biết trước giờ vẫn làm ấm lòng những người xa xứ như chúng tôi bằng nụ cười thân thiện, sự hoà đồng và ánh mắt ấm áp. Nơi chúng tôi sống là thủ đô Stockholm, vùng đất hoài niệm với những biến cố của lịch sử vẫn còn in lại trên từng viên gạch lát đường. Người dân Stockholm sống hiền hoà, thân thiện.
Video đang HOT
Theo ước tính, có khoảng 17.000 người Việt đang sinh sống tại Thụy Điển, chủ yếu tại các thành phố lớn như Stockholm và các thành phố ở miền Nam nước này. Người Việt đến đây từ những năm 79-80 của thế kỷ trước và bám trụ lại. Ngày nay, cũng có nhiều người Việt trẻ đến Thụy Điển du học, làm việc và trở thành dâu, rể của những gia đình người Thụy Điển. Phần lớn trong chúng tôi đều là nhân viên của các cơ quan, công ty tài chính, thuế vụ, làm nhà hàng, là sinh viên… đóng thuế và được hưởng những chế độ từ chính sách nhập cư của Thụy Điển. Bởi vậy, từ lâu, chúng tôi đã coi Thụy Điển là một phần trong cuộc đời, là quê hương thứ 2 mang lại cho chúng tôi một cuộc sống ổn định khi chúng tôi sống xa quê hương Việt Nam.
Cũng như một số nước châu Âu, Thụy Điển cũng đang căng mình để đối phó với một làn sóng kỷ lục của người di cư và người tị nạn. Theo Cơ quan Di cư Thụy Điển, số lượng các mối đe dọa và các vụ bạo động tại các cơ sở tị nạn trong năm 2015 đã tăng gấp đôi so với năm 2014, từ 148 sự cố lên 322 sự cố.
“Hầu như không có sự phân biệt giữa người nhập cư và dân bản xứ tại những nơi làm việc. Bạn muốn thành công ở Thụy Điển, bạn phải rành về ngôn ngữ, kỹ năng và tuân thủ luật pháp” – đó là lời khuyên thường nhận được với những người mới đến Thụy Điển. Quả đúng vậy, 12 năm ở đây, tôi đã đủ thời gian để trải nghiệm và nhận ra điều này. Không có sự phân biệt, Thụy Điển đúng là mảnh đất bình yên cho dân nhập cư.
Đã khác xưa
Nhưng nay, “chính người nhập cư đã khiến cuộc sống của chúng ta trở nên mất an toàn”, nhiều người dân Thụy Điển đã nói với tôi như vậy và ánh mắt của họ nhìn người nhập cư cũng đã dần khác xưa. Vì sao vậy?
Câu chuyện về một cô gái 22 tuổi có tên Alexandra Mezher, đến từ Lebanon, đang làm việc tại một trung tâm nhập cư, đã bị tấn công tình dục dã man và cô đã chết khi được đưa vào bệnh viện. Một nam thiếu niên 15 tuổi, cũng là người tị nạn sống tại trung tâm đã bị bắt giữ vì có liên quan đến vụ việc.
Sau khi báo chí Thụy Điển đăng tải vụ việc này, nhiều phụ nữ khác đã lên tiếng tố cáo rằng họ đã từng bị người nhập cư tấn công tình dục ở các nơi công cộng như bể bơi, trạm xe buýt, tàu điện ngầm…
Thông tin lan đi như gió, không chỉ ở Stockholm, nhiều thành phố khác cũng có báo cáo về các vụ tấn công tình dục và thủ phạm chỉ có một cái tên chung: “dân tị nạn”.
Cảnh sát Thụy Điển cũng thừa nhận, những cuộc gọi tố cáo bị tấn công tình dục đang ngày càng nhiều lên và những sự cố này phổ biến khi người di cư đến đất nước này ngày càng nhiều.
Dù người Thụy Điển không “vơ đũa cả nắm”, nhưng là những người nhập cư, chúng tôi ít nhiều đã bị ảnh hưởng bởi những tiếng xấu do dân di cư mang lại gần đây. Và, đôi khi chạnh lòng khi bắt gặp những ánh mắt không còn thân thiện của người Thụy Điển dành cho dân nhập cư như xưa.
Theo Danviet
Nga - Đức đấu khẩu quanh vụ bé gái 13 tuổi bị hiếp dâm
Moscow và Berlin đang tranh cãi quanh vụ việc một bé gái Nga được cho là bị ba người đàn ông tị nạn ở Đức cưỡng hiếp.
Người biểu tình mang theo các biểu ngữ phản đối, tập trung bên ngoài dinh Thủ tướng Đức Angela Merkel hồi cuối tuần trước. Ảnh: BBC
Một bé gái 13 tuổi, tên là Lisa F, xuất thân từ một gia đình người Nga nhập cư vào Đức, hôm 11/1 mất tích trên đường tới trường. Cha mẹ Lisa đã báo cảnh sát và người ta tìm thấy cô bé vào ngày hôm sau. Gia đình cho biết Lisa bị ba người đàn ông nước ngoài bắt cóc tại một trạm xe lửa ở phía đông thủ đô Berlin, Đức. Những tên này đưa Lisa tới một căn hộ rồi liên tục đánh đập, hiếp dâm cô bé, theo AFP.
Tuy nhiên, cảnh sát Đức tuần trước cho hay, sau quá trình điều tra, họ đi đến kết luận rằng Lisa không bị bắt cóc và cũng không bị cưỡng hiếp. Cô bé tự nguyện quan hệ tình dục mà không hề bị ép buộc. Vì Lisa mới 13 tuổi nên cơ quan chức năng đang xem xét truy tố những kẻ đã quan hệ với cô bé tội lạm dụng tình dục trẻ em.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 26/1 tố cáo chính quyền Đức cố tình "che giấu" việc bé gái trên bị mất tích. Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier hôm qua cáo buộc Nga đang tìm cách để "làm trầm trọng thêm" những bất đồng về vấn đề người tị nạn bằng các tuyên bố liên quan đến vụ việc của bé gái 13 tuổi.
Hàng nghìn người biểu tình hôm 23/1 tập trung bên ngoài dinh Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng một số trại dành cho người tị nạn ở Berlin và miền nam nước Đức để bày tỏ sự phẫn nộ trước sự việc. Họ mang theo các tấm biểu ngữ như "con cái chúng tôi đang gặp nguy hiểm" hay "đừng đụng đến con cái chúng tôi" nhằm thể hiện sự phản đối.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Hỗn loạn đêm giao thừa - thách thức an ninh mới của Đức Làm sao để đồng hóa hơn một triệu người di cư mới tiếp nhận, đồng thời nâng cao khả năng phản ứng của lực lượng an ninh trước hoàn cảnh mới là những câu hỏi đang khiến giới lãnh đạo Đức phải đau đầu. Người Đức cầm biểu ngữ biểu thị thái độ không đón chào người tị nạn sau một loạt vụ...