Tấn công thánh chiến tại Mali khiến hàng chục người dân thiệt mạng
Ngày 9/8, nguồn tin giới chức địa phương và quân đội cho biết hơn 40 dân thường đã thiệt mạng khi các phần tử thánh chiến tấn công 3 ngôi làng ở miền Bắc Mali, giáp giới với Niger.
Binh sĩ Mali tuần tra trên đường phố thủ đô Bamako. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Một sĩ quan giấu tên cho biết những phần tử khủng bố đã sát hại dân thường khi tấn công vào các làng Karou, Ouatagouna và Daoutegef ngày 8/8. Trong khi đó, một quan chức nói rằng những tay súng đi xe máy đã bất ngờ tấn công dân làng khiến 20 người tại làng Karou, 14 người tại làng Ouatagouna và nhiều người khác tại làng Daoutegeft thiệt mạng.
Miền Bắc Mali đã bị các tay súng có liên kết với al-Qaeda kiểm soát kể từ năm 2012. Một năm sau đó, Pháp đã phát động chiến dịch quân sự nhằm hỗ trợ Chính phủ Mali đối phó với các mối đe dọa thánh chiến. Tuy nhiên, các nhóm cực đoan vẫn tập hợp lực lượng và mở rộng các vụ tấn công sang miền Trung và miền Nam Mali. Giao tranh với các phần tử thánh chiến cũng lan sang cả các nước láng giềng Burkina Faso và Niger, bất chấp sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại đây.
Video đang HOT
Quân đội Mali bắt Tổng thống và Thủ tướng
Binh sĩ Mali đưa Tổng thống và Thủ tướng lâm thời tới căn cứ quân sự bên ngoài thủ đô Bamako hôm 24/5, động thái bị cho là "bắt cóc".
Một quan chức tại văn phòng thủ tướng cho biết Tổng thống Bah Ndaw và Thủ tướng Moctar Ouane đều đã bị đưa đến doanh trại quân đội Kati gần thủ đô. Một quan chức cấp cao giấu tên của quân đội xác nhận thông tin trên.
Thủ tướng lâm thời Mali Moctar Ouane trước đó cho biết binh sĩ đã đưa ông đến văn phòng tổng thống dưới sự cưỡng bức.
Động thái này diễn ra sau thông báo cải tổ chính phủ ở quốc gia Tây Phi, trong đó hai sĩ quan quân đội tham gia cuộc đảo chính chống tổng thống đắc cử Ibrahim Boubacar Keita hồi tháng 8 năm ngoái bị thay thế.
Tổng thống lâm thời Mali Bah Ndaw dự một sự kiện ở thủ đô Bamako tháng 9/2020. Ảnh: AFP .
Việc bắt giam hai lãnh đạo làm dấy lên lo ngại về cuộc đảo chính thứ hai. Tổng thống Bah Ndaw và Thủ tướng Moctar Ouane đang lãnh đạo chính phủ lâm thời được thành lập sau cuộc khủng hoảng hồi tháng 8, song các lãnh đạo đảo chính và sĩ quan quân đội vẫn nắm giữ ảnh hưởng đáng kể đối với chính phủ, gây nghi ngờ về cam kết tổ chức bầu cử đầu năm tới.
Quân đội giữ các danh mục chiến lược mà họ kiểm soát thời chính quyền trước trong quá trình cải tổ. Nhưng hai lãnh đạo đảo chính, gồm cựu bộ trưởng quốc phòng Sadio Camara và cựu bộ trưởng an ninh Modibo Kone, đã bị thay thế.
Cuộc cải tổ cũng diễn ra vào thời điểm ngày càng nhiều thách thức chính trị ở thủ đô Bamako và áp lực buộc phải tuân theo thời hạn cho những cải cách đã cam kết. Tin đồn đảo chính xuất hiện ở Bamako từ tối qua, nhưng thành phố vẫn tương đối bình lặng.
Các cơ quan quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Liên minh châu Phi (AU) lên án hành động của quân đội Mali. Một tuyên bố chung của LHQ, AU, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), EU, Mỹ và Anh yêu cầu trả "tự do ngay lập tức và vô điều kiện" cho các chính trị gia.
Các lãnh đạo EU hôm nay tiếp tục lên án cái mà họ gọi là "vụ bắt cóc" lãnh đạo dân sự của Mali.
"Những gì đã xảy ra rất nghiêm trọng và chúng tôi sẵn sàng xem xét các biện pháp cần thiết", chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel nói với các phóng viên sau hội nghị thượng đỉnh EU, thêm rằng các lãnh đạo EU ủng hộ kêu gọi của AU và ECOWAS về việc quay lại chính phủ chuyển tiếp do dân sự lãnh đạo.
Các sĩ quan quân đội trẻ đã lật đổ tổng thống đắc cử Keita ngày 18/8/2020 sau nhiều tuần biểu tình. Sau khi 15 quốc gia ECOWAS đe dọa áp lệnh trừng phạt, chính quyền quân sự đã trao quyền cho chính phủ lâm thời, cam kết cải cách hiến pháp và tổ chức các cuộc bầu cử theo giai đoạn trong vòng 18 tháng.
Bất ổn dồn nén khiến binh lính bắt Tổng thống, Thủ tướng Mali Mỹ, Pháp nín thở dõi theo đảo chính ở Mali
Tổng thống Afghanistan trách Mỹ rút quân quá nhanh Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani cho rằng chính quyết định rút quân đột ngột của Mỹ khiến tình hình an ninh nước này ngày càng xấu đi. "Lý do khiến chúng tôi rơi vào tình cảnh hiện nay là quyết định rút quân được đưa ra quá đột ngột", Tổng thống Ghani nói với quốc hội hôm nay, đề cập việc liên quân...