Tấn công ở khu vực biên giới Ethiopia và Sudan, trên 80 dân thường thiệt mạng
Ủy ban nhân quyền của chính phủ Ethiopia (EHRC) ngày 13/1 cho biết có trên 80 dân thường thiệt mạng trong vụ tấn công một ngày trước đó.
Nhà cửa bị hư hại trong cuộc xung đột tại khu vực Tigray, Ethiopia. Ảnh: AFP/TTXVN
Vụ tấn công xảy ra ở vùng Benishangul-Gumuz gần biên giới Ethiopia và Sudan. Hiện chưa rõ thủ phạm vụ tấn công này là lực lượng nào. Tuy nhiên, theo lời kể của một nhân chứng, có khoảng trên 100 kẻ tấn công có vũ trang, một số mặc đồng phục.
Hồi tháng trước, tại vùng Benishangul-Gumuz cũng đã xảy ra vụ tấn công khiến trên 220 người thiệt mạng. Cả hai vụ tấn công đều xảy ra tại khu vực Metekel.
Các vụ tấn công đẫm máu gần đây phản ánh tình hình an ninh trong khu vực ngày càng bất ổn. Những tháng gần đây, khu vực phía Tây Ethiopia hứng chịu hàng loạt các cuộc tấn công đẫm máu. Bạo lực sắc tộc do mâu thuẫn về đất đai và tài nguyên đã là một vấn đề dai dẳng ở Ethiopia.
EHRC cảnh báo “các cuộc tấn công thời gian qua gia tăng về quy mô và hình thức”. EHRC kêu gọi viện trợ nhân đạo cho người dân phải sơ tán và bị thương và tiến hành điều tra để đưa thủ phạm ra xét xử.
Vụ việc xảy ra một ngày sau khi Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed tổ chức các cuộc thảo luận với các quan chức an ninh bang, quản lý khu vực Metekel và người dân để tìm ra giải pháp lâu dài.
Sudan và Ethiopia hoàn tất đàm phán về đường biên giới chung
Ngày 23/12, các quan chức Sudan và Ethiopia đã hoàn tất vòng đàm phán tại Khartoum (Sudan) về đường biên giới chung, tuy nhiên không có bất kỳ quyết định nào được công bố.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, trong tuyên bố chung được đưa ra sau vòng đàm phán, giới chức hai nước nhấn mạnh: "Hai bên đã đồng ý gửi báo cáo cho các nhà lãnh đạo và cuộc họp tiếp theo sẽ được tổ chức tại Addis Ababa (Ethiopia) vào một ngày sẽ được xác định sau". Cuộc họp đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện.
Phía Ethiopia đã nhấn mạnh rằng việc tìm kiếm một giải pháp lâu dài ở biên giới đòi hỏi một giải pháp hòa bình cho các vấn đề liên quan đến môi trường sống và canh tác đất đai. Bộ trưởng phụ trách nội các Omar Manis, người đứng đầu phái đoàn Sudan, đã khẳng định ý chí chung của hai bên là phân định biên giới.
Nhà cửa bị hư hại trong cuộc xung đột tại khu vực Tigray, Ethiopia ngày 9/12/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thỏa thuận ranh giới có từ năm 1902 giữa Anh và Ethiopia, trước khi Sudan độc lập vào năm 1956, nhưng các tranh chấp hiện vẫn tồn tại. Các sự cố thường xuyên diễn ra khi nông dân Ethiopia đến canh tác trên vùng đất mà Sudan tuyên bố chủ quyền. Điểm nóng nhất là khu vực El Fashaga, thuộc bang Gedaref, nơi có 250 km2 đất nông nghiệp. Ethiopia cáo buộc các lực lượng Sudan lợi dụng cuộc chiến ở Tigray, một khu vực biên giới Ethiopia với Sudan để tiến tới các tuyên bố chủ quyền trên đất liền của Ethiopia. Tuần trước, Sudan cáo buộc quân đội Ethiopia và các lực lượng dân quân liên kết đã phục kích binh lính nước này trên đất của họ ở El Fashaga, khiến 4 người thiệt mạng và khoảng 20 người khác bị thương. Theo Hãng Thông tấn Nhà nước Sudan (Suna), Sudan đã điều động quân tiếp viện đáng kể sau cuộc đụng độ ngày 15/12.
Vòng đàm phán mới nhất về đập thủy điện Đại Phục Hưng thất bại Theo hãng thông tấn chính thức của Sudan SUNA, ngày 10/1, Liên minh châu Phi (AU) thông báo vòng đàm phán mới nhất giữa 3 nước Sudan, Ai Cập và Ethiopia liên quan đập thủy điện Đại Phục Hưng (GERD) đã thất bại. Toàn cảnh công trình xây dựng đập thủy điện Đại Phục Hưng ở Guba, Ethiopia ngày 20/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN SUNA...