Tấn công mã độc tống tiền đang lan rộng khắp nước Mỹ
Các doanh nghiệp Mỹ dù nhỏ hay lớn cũng phải lo sợ trước tình cảnh tội phạm mạng ngày càng lộng hành.
Bộ Tư pháp Mỹ xem tấn công ransomware như khủng bố
Hàng loạt cuộc tấn công mạng nhằm vào những cơ quan, tổ chức và công ty Mỹ đang chiếm sóng trên trang nhất các báo trong thời gian qua. Theo Business Insider, chuyên gia an ninh mạng cho rằng những kiểu tấn công này đang gia tăng và có thể lan tỏa khắp các chuỗi cung ứng.
Cách nay không lâu, nhóm tin tặc DarkSide đã tấn công Colonial Pipeline – nhà điều hành đường ống dẫn dầu ở Bờ Đông nước Mỹ. Tình thế cấp bách buộc công ty phải đóng băng hoạt động và gây ra tình trạng thiếu xăng, tăng giá nhiên liệu kéo dài khoảng 1 tuần.
Đến cuối tháng 5, JBS USA – nhà cung cấp thịt lớn nhất thế giới tiếp tục trở thành nạn nhân của một nhóm tội phạm mạng, khiến công ty phải tạm ngừng hoạt động tại 10 nhà máy trên toàn cầu.
Tyler Moore – giáo sư an ninh mạng và thông tin tại Đại học Tulsa (Mỹ) cho biết tấn công mạng có 3 kiểu. Đầu tiên là các cuộc tấn công đòi tiền chuộc, như trường hợp của Colonial Pipeline và JBS.
Video đang HOT
Loại thứ hai là tấn công gián điệp, tội phạm xâm nhập vào hệ thống nước ngoài để đánh cắp thông tin.
Loại ba được gọi là “xâm nhập email”, tin tặc sẽ lừa đảo các tổ chức, doanh nghiệp qua email. Theo báo cáo từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ – FBI, các vụ lừa đảo qua email khiến các công ty Mỹ thiệt hại tổng cộng 1,8 tỉ USD vào năm 2020.
Các cuộc tấn công mạng này đã gây thiệt hại tổng cộng hơn 4 tỉ USD vào năm ngoái. Trước đây, tội phạm ransomware ( mã độc tống tiền) thường nhắm vào các cơ sở nhỏ như bệnh viện địa phương nên ít thu hút sự chú ý của quốc gia. Tuy nhiên, các cuộc tấn công gần đây cho thấy chúng ngày càng táo tợn, chọn cách đối tượng có quy mô lớn hơn.
Ông Moore cho rằng tin tặc ransomware có thể phá vỡ các cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia, dù các nhóm như DarkSide tuyên bố mục tiêu của họ chỉ là tiền và sẽ giải tán nhóm sau vụ việc.
Theo ông, một khi chuỗi cung ứng công nghệ của các công ty nạn nhân bị ảnh hưởng, thiệt hại sẽ lan rộng sang nhiều công ty khác, và đây chính là điều mà ông lo lắng hơn cả.
Tội phạm ransomware hoạt động ngày càng tinh vi hơn. Ngày xưa, nạn nhân của ransomware chỉ cần duy trì sao lưu hệ thống thường xuyên và có thể khôi phục hệ thống nếu bị tấn công. Nhưng bây giờ, các tin tặc lường trước được điều này nên đã tải dữ liệu xuống, đe dọa công khai dữ liệu nếu nạn nhân không chịu trả tiền chuộc.
Chỉ trong nửa đầu năm nay, các cuộc tấn công mạng quy mô lớn và nhỏ đang lan rộng khắp nước Mỹ. Hồi tháng 3, tin tặc tấn công ít nhất 30.000 nạn nhân gồm các doanh nghiệp nhỏ và chính quyền địa phương nhờ khai thác 4 lỗ hổng trong phần mềm email Exchange Server của Microsoft. Moore nhận định đây là kiểu tấn công với mục đích giành lấy quyền truy cập thông tin.
Trước tình hình hiện nay, Allan Liska – chuyên gia về ứng phó sự cố bảo mật máy tính (CSIRT) tại công ty an ninh mạng Recorded Future đánh giá cao các động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm đối phó với tấn công ransomware.
Tháng 4 năm nay, Tổng thống Biden áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi nước này bị cáo buộc tham gia vào cuộc tấn công SolarWinds. Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) cũng đã thành lập lực lượng điều tra tin tặc ransomware. Giám đốc FBI Christopher Wray nói với Wall Street Journal rằng có nhiều điểm tương đồng giữa vụ khủng bố ngày 11.9.2001 và tình trạng tấn công mạng hiện nay ở Mỹ.
Liska nhận định: “Những tội phạm ransomware rất trơ tráo, không biết sợ là gì. Chúng phát hành thông cáo báo chí để khoe chiến công và tuyên bố có thể truy lùng bất cứ ai. Cho đến khi Tổng thống gọi tên chúng”.
Dù tội phạm mạng có thể nhắm vào những mục tiêu lớn như mạng lưới điện, cơ sở xử lý nước (như vụ ở Florida đầu năm nay), nhưng Liska cho rằng chúng sẽ hành động kín đáo hơn dưới sự giám sát ngày càng tăng của chính phủ Mỹ.
CEO Huawei: 'Tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng đang gia tăng'
JBS, nhà cung cấp thịt lớn nhất thế giới, vừa xác nhận trả 11 triệu USD cho hacker để khôi phục hoạt động kinh doanh của mình.
Tuần trước, JBS bị tấn công ransomware khiến hoạt động tại 9 nhà máy chế biến thịt bò của họ ở Mỹ và Australia bị gián đoạn. Ngày 9/6, công ty cho biết họ quyết định trả tiền chuộc cho hacker để "ngăn ngừa mọi rủi ro tiềm ẩn" và đảm bảo dữ liệu không bị xóa, sau khi tham khảo đội ngũ công nghệ của mình cũng như các chuyên gia an ninh mạng bên ngoài. Tháng trước, công ty đường ống dẫn nhiên liệu hàng đầu Mỹ Colonial Pipeline cũng trở thành nạn nhân của hacker và phải đóng toàn bộ mạng lưới. Colonial sau đó đã trả số Bitcoin tương đương 4,3 triệu USD.
"Trong khi thế giới tăng cường số hóa, an ninh mạng đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta đã thấy ngày càng gia tăng các cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn năng lượng, chăm sóc sức khỏe và giao thông vận tải. Những cuộc tấn công này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới", ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, nói trong lễ khai trương Trung tâm Minh bạch bảo vệ quyền riêng tư và an ninh mạng của hãng ngày 9/6.
Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, phát biểu ngày 9/6 tại Đông Hoản, Trung Quốc.
Hãng bảo mật Cybersecurity Ventures ước tính trong năm 2021, thiệt hại do tội phạm mạng gây ra cho thế giới có thể lên tới 6.000 tỷ USD. JBS và Colonial Pipeline chỉ là hai trong số các công ty cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ quan trọng mới nhất bị tội phạm mạng nhắm tới trong đại dịch.
Theo Huawei, trong vài năm qua, quá trình số hóa ngành công nghiệp và các công nghệ mới như 5G và AI đã làm cho không gian mạng trở nên phức tạp hơn, cộng với thực tế là người dùng đang dành phần lớn thời gian online trong suốt Covid-19, khiến gia tăng rủi ro an ninh mạng mới. Trung tâm Minh bạch Bảo vệ quyền riêng tư và An ninh mạng của hãng cung cấp nền tảng cho các bên chia sẻ kiến thức chuyên môn về quản trị mạng và các giải pháp kỹ thuật, cũng như hỗ trợ kiểm tra và xác minh bảo mật.
Huawei cũng phát hành Nguyên tắc cơ bản của an ninh mạng cho sản phẩm (Product Cyber Security Baseline), đánh dấu lần đầu công ty đưa ra nguyên tắc cơ bản về bảo mật sản phẩm và các phương thức quản lý cho toàn ngành. Động thái này là một phần trong nỗ lực của công ty nhằm kêu gọi khách hàng, nhà cung cấp, tổ chức tiêu chuẩn và các bên liên quan khác cùng tăng cường an ninh mạng trong toàn ngành.
Trong khi đó, các tổ chức như GSMA và 3GPP cũng đang làm việc với các bên liên quan trong ngành để thúc đẩy Thông số kỹ thuật đảm bảo an ninh NESAS và các chứng chỉ độc lập. Nguyên tắc cơ bản này đã được chấp nhận rộng rãi trong ngành và dự kiến đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và xác minh các mạng an toàn.
Chi phí cho tội phạm mạng có thể kể đến dữ liệu bị phá hủy, năng suất sụt giảm, trộm cắp tài sản trí tuệ, đánh cắp dữ liệu cá nhân và tài chính, làm gián đoạn quá trình kinh doanh bình thường, chi phí điều tra, khôi phục và xóa bị tấn công dữ liệu và hệ thống, tổn hại danh tiếng...
"Do hậu quả của đại dịch, mọi người đang dành nhiều thời gian trực tuyến hơn. Nhiều người cũng sẽ tiếp tục làm việc từ xa, kể cả sau đại dịch. Đây là trạng thái bình thường mới và điều quan trọng là phải đảm bảo một không gian mạng an toàn và bảo mật", ông Ken Hu nhấn mạnh.
Hãng Bose bị tấn công bởi ransomware Nhà sản xuất thiết bị âm thanh nổi tiếng Bose trở thành công ty mới nhất tiết lộ đã bị vi phạm dữ liệu do mã độc tống tiền (ransomware) tấn công. Bose khẳng định không chi tiền chuộc cho những kẻ tấn công Theo Engadget , trong một bức thư thông báo được gửi đến Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp New...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người dùng điện thoại Android sẽ được nâng cấp tính năng chống lừa đảo

Google DeepMind công bố AI khoa học 'đột phá'

Apple dùng AI cải thiện thời gian sử dụng pin cho iPhone

Robot hình người của Trung Quốc 'bắt chước' vươn vai như con người

One UI 7 là dấu chấm hết cho Galaxy A14

Galaxy AI trên Galaxy S25 series đồng hành cùng người trẻ cải thiện giấc ngủ

Tại sao iPhone không sử dụng quạt làm mát?

Đột phá với tấm pin năng lượng mặt trời làm từ vật liệu không ngờ

Hơn 40 lỗ hổng được phát hiện trong diễn tập thực chiến an ninh mạng toàn quốc lần đầu

Tiết lộ mới về iOS 19

Google triển khai loạt biện pháp chống lừa đảo bằng AI

Tốc độ mạng 5G tại Việt Nam cải thiện mạnh mẽ
Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ
Thế giới
20:38:57 15/05/2025
Mr Đàm khoe được mời diễn event quốc gia, quê độ tỉnh An Giang nói không mời
Sao việt
20:03:02 15/05/2025
Trương Bá Chi dằn mặt: "Tôi là người có được thanh xuân đẹp nhất của Tạ Đình Phong!"
Sao châu á
20:02:49 15/05/2025
TikToker hơn 200kg tuyên bố rợn người, hé lộ tình trạng sức khỏe, sắp cắt da
Netizen
19:52:06 15/05/2025
Trang phục đơn sắc, vẻ đẹp tinh giản nhưng ấn tượng khó quên
Thời trang
19:46:01 15/05/2025
Cô gái 2 lần sinh con cho "thầy ông nội" mất tích bí ẩn, giống hệt Diễm My?
Tin nổi bật
19:45:18 15/05/2025
Mỹ nhân Nga bật khóc vì trọng tài tại Italian Open
Sao thể thao
19:15:50 15/05/2025
Móc nối mua bán thuốc cấm để bán kiếm lời
Pháp luật
18:40:12 15/05/2025
Em gái Trấn Thành ngượng vì cảnh thân mật với mỹ nam cao 1,88m
Hậu trường phim
18:02:03 15/05/2025
MV debut nhóm Anh Tài sao thế này: Như "lẩu thập cẩm" càng nghe càng sến, phối cảnh nghèo nàn tưởng sân khấu kịch
Nhạc việt
17:46:35 15/05/2025