Tấn công khủng bố tại Trung Quốc, 21 người chết
Chiều qua, một vụ tấn công đẫm máu được chính quyền địa phương miêu tả là “hành động khủng bố bạo lực” đã xảy ra tại khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. 21 người, trong đó có nhiều cảnh sát, đã thiệt mạng. 6 kẻ “khủng bố” bị bắn chết tại chỗ.
(Ảnh minh họa)
Theo tờ nhật báo Thượng Hải, vụ tấn công xảy ra vào lúc 13 giờ 30 phút khi 3 nhân viên cộng đồng đang tới thăm một gia đình tại huyện Bachu, thành phố Kashgar thuộc khu tự trị Tân Cương.
Khi đó những nhân viên này đã thấy một số người khả nghi mang theo những con dao quân dụng, loại thường chỉ được trang bị cho lực lượng thực thi pháp luật. Sau khi báo cáo vụ việc lên cấp trên, cả 3 nhân viên trên bị những kẻ có vũ trang nấp sẵn trong nhà khống chế, bắt làm con tin.
Video đang HOT
Khi cảnh sát và chính quyền địa phương tới hiện trường để xử lý vụ việc họ đã bị những kẻ có vũ trang trên tấn công. 3 con tin bị sát hại ngay tại chỗ trước khi chúng phóng hỏa đốt ngôi nhà.
6 trong số những kẻ tấn công bị bắn chết trong lúc giao tranh với cảnh sát, 8 kẻ khác bị bắt giữ và lực lượng chức năng đã kiểm soát được tình hình. Những điều tra ban đầu cho thấy băng đảng trên đã lên kế hoạch thực hiện các hành vi khủng bố.
Trong khi đó hãng tin AFP dẫn nguồn tin của chính quyền địa phương khẳng định số người thiệt mạng là 21, trong đó có 15 người là cảnh sát và nhân viên hoạt động xã hội. 6 kẻ còn lại là thủ phạm vụ tấn công.
“Tổng cộng 21 người đã thiệt mạng…bao gồm các nhân viên xã hội và cảnh sát”, một quan chức họ Cao thuộc văn phòng thông tin của chính quyền tỉnh trên cho biết.
Ngoài ra, mạng thông tin Tianshan Net, một website của chính quyền địa phương thì khẳng định đã có đấu súng xảy ra trong lúc cảnh sát đi lục soát nhà của những người bị nghi tàng trữ súng. Vụ việc khiến 15 người gồm cảnh sát và nhân viên công tác xã hội thiệt mạng, trong đó có 11 người thuộc dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
Ông Cao đã xác nhận nội dung bài báo trên nhưng cho biết ông không rõ có bao nhiêu cảnh sát thiệt mạng.
Trong khi đó hãng tin Tân Hoa Xã của chính phủ Trung Quốc chỉ đưa tin ngắn gọn “những vụ tấn công bạo lực” tại Tân Cương đã khiến nhiều người chết mà không cho biết gì thêm.
Theo Dantri
Cuộc chơi lớn ở Trung Á
Trong thập kỉ vừa qua, thế giới đã bắt đầu quan tâm hơn tới Trung Á. Đối với Mỹ và đồng minh, khu vực này là một trung tâm hậu cần quý báu cho cuộc chiến tại Afghanistan. Đối với Nga, đây là một đấu trường để gây ảnh hưởng chính trị...
...Đối với Trung Quốc (TQ), khu vực là một nguồn cung năng lượng và là một đối tác trọng yếu cho ổn định và phát triển khu tự trị Tân Cương ở phía tây.
Một số nhà bình luận đã nhắc tới những động thái mới đây tại khu vực này của Washington, Mátxcơva và Bắc Kinh và coi đây là sự lặp lại của "Cuộc chơi Lớn" thời hiện đại. Nhưng khác với thời tranh giành ảnh hưởng của đế chế Anh và Nga trước đây, các chính phủ Trung Á đang tận dụng những can thiệp từ bên ngoài mới để củng cố quyền tự chủ của họ, đẩy lùi những yêu sách gây nhiễu và củng cố sự kiểm soát chính trị trong nước. Trung Á ngày nay đang là nơi thể hiện sự trỗi dậy của những đối tác mới và sự suy giảm ảnh hưởng của phương Tây trong một thế giới đa cực.
Bài học đầu tiên rút ra từ sự can thiệp của TQ, Nga và Mỹ ở Trung Á là việc khu vực đã củng cố được vị trí của các nhà lãnh đạo, những người có thể chơi trò thăng bằng nhằm thu lợi nhuận kinh tế và sự ủng hộ chính trị khi có thể. Đơn cử năm 2009, Tổng thống Kurmanbek Bakiyev của Kyrgyzstanđã châm ngòi cho một cuộc chiến đấu thầu giữa Mỹ và Nga bằng việc doạ đóng cửa căn cứ Manas. Kết quả, Kyrgyzstan đã thu được hàng trăm triệu đôla từ Nga và Mỹ.
Bài học thứ hai là tính đa cực trong khu vực đã xói mòn ảnh hưởng kinh tế của phương Tây. Trong suốt thập kỉ qua, TQ đã trỗi dậy như một cường quốc kinh tế dẫn đầu ở Trung Á. Năm 2009, TQ đã ký những gói cho vay đổi lấy năng lượng với các quốc gia giàu năng lượng Kazakhstan vàTurkmenistan. Đồng thời, Bắc Kinh cũng cam kết xây dựng các đường ống dẫn dầu mới để vận chuyển năng lượng của Trung Á sang phía đông. Những gói hỗ trợ này cũng tương tự các thỏa thuận cho vay đổi lấy năng lượng với Angola, Brazil, Ecuador, Nga, Nam Sudan, Sudan, và Venezuela. Ở các nước nghèo hơn như Kyrgyzstan và Tajikistan, Bắc Kinh đã trở thành một nhà đầu tư lớn và nhà cung cấp hỗ trợ phát triển. Trước thềm hội nghị thượng đỉnh SCO 2012, Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu TQ đã là chủ nợ lớn nhất của Tajikistan.
Bài học thứ ba là giới lãnh đạo ở Trung Á đang ngày càng chống đối các giá trị và chương trình nghị sự của phương Tây. Giới lãnh đạo Trung Á cũng thường xuyên chỉ trích phương Tây bởi áp dụng tiêu chuẩn kép về nhân quyền và nhấn mạnh rằng những xâm phạm về nhân quyền của phương Tây phải được đưa vào như một phần của các cuộc đối thoại.
Một số nhà bình luận đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ và châu Âu vứt bỏ những chỉ trích và tiếp tục can dự. Tuy nhiên, viễn cảnh can dự của phương Tây đã đem lại cho các nước đang phát triển đòn bẩy trong giao thiệp của họ với các cường quốc đang trỗi dậy như Nga và TQ. Giáng cấp hay bỏ lửng những cam kết mang tính quy tắc tại Trung Á, cũng như tại các khu vực khác, cũng là dấu hiệu cho thấy Brussels và Washington bị thuần phục bởi thế giới hậu phương Tây, chứ không phải can dự thành công
Theo Dantri
Trung Quốc phá âm mưu cướp máy bay Hành khách cùng phi hành đoàn trong một chuyến bay ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương, miền Tây Trung Quốc đã phối hợp cùng nhau chống lại âm mưu cướp máy bay. Vụ việc xảy ra ngày 29-6, theo Tân Hoa xã. Hành khách và phi hành đoàn đã chống lại khoảng 6 người âm mưu cướp máy bay chỉ...