Tấn công Huawei là sai lầm lớn của ông Trump
Ngăn chặn Huawei xâm nhập vào các mạng lưới của Mỹ là điều hợp lý. Tuy nhiên tìm cách dồn tập đoàn này vào đường cùng thì không nên, hãng tin Bloomberg bình luận.
Theo Bloomberg, trong khi đối đầu với Trung Quốc cả về thương mại và an ninh quốc gia, Mỹ đã tích lại nhiều sự bất bình chính đáng và cả nhiều loại “vũ khí” có thể sử dụng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa họ nên sử dụng tất cả những vũ khí mà họ có.
“Tên lửa hạt nhân” mà Mỹ nhắm vào Tập đoàn viễn thông Huawei là một ví dụ. Tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ đã liệt kê Huawei và gần 70 chi nhánh của họ vào một bản danh sách đen, có nghĩa tất cả các nhà cung cấp Mỹ muốn làm ăn với Huawei và những chi nhánh trên đều phải xin giấy phép từ chính phủ Mỹ.
Nhiều sản phẩm điện thoại di động lẫn thiết bị viễn thông của Huawei đều dựa vào các linh kiện điện tử từ Mỹ, trong đó có những linh kiện bán dẫn cao cấp. Nếu lệnh cấm này được giữ nguyên, điều này có thể khiến cho một trong những tập đoàn lớn nhất Trung Quốc, với biên chế hơn 180.000 nhân viên, không thể làm ăn được ở Mỹ.
Lệnh cấm của Mỹ nhằm vào Huawei khiến tập đoàn này thiệt hại nặng. Ảnh: tech4gamers
Điều này có thể là một sai lầm nghiêm trọng. Mỹ từ lâu đã coi Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia. Và có nhiều lý do hợp lý để tin rằng việc cho Huawei tham gia vào mạng lưới của Mỹ có thể khiến nước này sẽ luôn bị theo dõi. Vì thế, phía Washington đã làm đủ các bước đi cẩn trọng nhằm ngăn cản Huawei làm được việc này. Nhưng việc khiến cho công ty này không làm ăn được ở Mỹ vừa là một nỗ lực không cân xứng, lại còn thiếu đi cả sự khôn ngoan.
Video đang HOT
Trước hết, lệnh cấm này sẽ gây thiệt hại lớn. Những công ty không có lỗi như các công ty Mỹ cung cấp thiết bị cho Huawei, sẽ bị mất mối làm ăn, đồng thời phát sinh ra những chi phí mới. Trong khi đó, Trung Quốc lúc này sẽ dồn toàn bộ nỗ lực để đạt được mục tiêu phát triển các công nghệ tiến bộ.
Nếu coi đây là bước đi chiến lược trong việc đàm phán thì lại càng vô lý hơn. Những quan chức Mỹ luôn khẳng định việc cấm Huawei không có liên quan gì đến vấn đề đàm phán thương mại đang bế tắc giữa hai bên, nhưng rõ ràng Tổng thống Trump muốn dùng Huawei như một đòn bẩy trong việc đàm phán, giống như ông đã dùng Tập đoàn ZTE để đàm phán hồi năm ngoái.
Những việc làm của ông Trump có thể tạo nên một tiền lệ tồi tệ, thậm chí là phản tác dụng: Điều này sẽ làm trầm trọng hơn cho tình hình bế tắc hiện nay và khiến cho Trung Quốc chẳng còn động lực để đi đến bất kỳ thỏa thuận nào hết.
Tệ hơn, nó sẽ khiến cho quá trình đàm phán giữa Mỹ-Trung đi lệch hướng. Đàm phán thương mại không chỉ để tăng trưởng cho việc hợp tác thương mại, mà còn để đảm bảo cho quan hệ vững chắc giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Mặc dù các căng thẳng là không thể tránh khỏi, nhưng một mối quan hệ thương mại tốt đẹp sẽ giúp cho hai nước nhận thấy được những lợi ích có được từ việc hợp tác.
Ngược lại, việc nhằm vào Huawei chỉ làm cho người dân Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ đang cố tình kiềm chế nền kinh tế Trung Quốc.
Nếu chỉ xét riêng thì quyết định này có thể gây ra thất bại. Để hiệu quả, việc nhằm vào Huawei cần nằm trong một chiến lược lớn với kết quả được định sẵn. Tuy nhiên, hiện khó có thể thấy điều đó. Liệu Mỹ có muốn đánh sập nền công nghiệp công nghệ Trung Quốc? Hay nước này muốn chỉ rõ cho Trung Quốc vị thế của mình? Liệu quyết định trên có giúp cho những nhà cung cấp từ các nước khác hưởng lợi, hay mở ra xung đột hoặc khép lại cuộc xung đột?
Bloomberg cho rằng, nếu không có một mục tiêu cụ thể, ông Trump có thể khiến các đồng minh của Mỹ cảm giác bị bỏ rơi, gây ra sự phẫn nộ đối với Trung Quốc và tăng thêm khả năng đối đầu. Tất cả những điều này sẽ đều không có một kết thúc rõ ràng.
Tuấn Trần
Theo vneconomy
Bị cấm sản phẩm, Huawei kiện chính phủ Mỹ
"Gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc Huawei đang kiện chính phủ Mỹ, chống lại một đạo luật cấm các cơ quan liên bang mua sản phẩm của công ty này.
Theo CNN, đây là động thái mạnh mẽ nhất của Huawei để chống lại tuyên bố của Mỹ rằng các công nghệ của nhà sản xuất thiết bị viễn thông và điện thoại thông minh Trung Quốc là mối đe dọa an ninh toàn cầu.
Phó chủ tịch Huawei Guo Ping phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 7/3 tại trụ sở của công ty ở Thâm Quyến. (Ảnh: AP)
Hôm 7/3, lãnh đạo Huawei cho biết đã đệ đơn kiện yêu cầu tòa án liên bang Mỹ lật lại một phần của điều khoản trong Đạo luật ủy quyền quốc phòng, được ký bởi Tổng thống Donald Trump vào tháng 8/2018. Huawei cáo buộc một phần của luật vi phạm Hiến pháp Mỹ khi chỉ ra một cá nhân hoặc nhóm để trừng phạt mà không cần xét xử.
"Lệnh cấm này không chỉ bất hợp pháp, mà còn hạn chế Huawei tham gia cạnh tranh công bằng, cuối cùng gây hại cho người tiêu dùng Mỹ", Phó Chủ tịch Huawei Guo Ping nói tại cuộc họp báo tại trụ sở của công ty tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. Luật này đặc biệt cấm các cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng công nghệ từ Huawei và ZTE (cũng là công ty Trung Quốc).
"Quốc hội Mỹ đã nhiều lần không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào giải thích cho các hạn chế của mình đối với các sản phẩm của Huawei", ông Guo nói. "Chúng tôi buộc phải thực hiện hành động pháp lý này như biện pháp phù hợp cuối cùng." - Phó chủ tịch Huawei Guo Ping phát biểu tại cuộc họp báo hôm 7/3 tại trụ sở của công ty ở Thâm Quyến.
Động thái tại tòa của Huawei đưa mâu thuẫn với chính phủ Mỹ lên tầm cao mới. Là một trong những công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc, nhân tố chính trong việc triển khai mạng không dây 5G siêu nhanh trên toàn cầu, công ty nhiều năm bị Washington nghi ngờ có liên quan đến hoạt động do thám của chính phủ Trung Quốc. Trong khi đó, Huawei tự mô tả mình là công ty thuộc sở hữu của nhân viên và phủ nhận rủi ro bảo mật của các sản phẩm.
Paul Triolo, chuyên gia về các vấn đề công nghệ toàn cầu tại công ty tư vấn Eurasia Group cho biết: "Việc này ít có khả năng giúp Huawei có được quyền tiếp cận mới vào thị trường Mỹ. Nhưng nó là dấu hiệu biểu tượng có thể ảnh hưởng đến những bên liên quan khác trên toàn thế giới khi xem xét hạn chế hoặc cấm công ty này." Chính phủ ở các quốc gia như Đức và Anh đang cân nhắc các lệnh hạn chế đối với thiết bị Huawei, trong khi đó Australia đã cấm công ty cung cấp công nghệ cho mạng 5G vào năm 2018.
Ngoài các lệnh cấm, Huawei đang phải đối mặt với cáo buộc cố gắng vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran, cùng với giám đốc tài chính Meng Wanzhou (Mạch Vãn Chu), hiện đang tại ngoại chờ dẫn độ theo yêu cầu của Mỹ tại Canada. Các cáo buộc này cũng bị phủ nhận.
Theo VTC News
Mỹ cảnh báo hậu quả nếu phương Tây dùng công nghệ Huawei Bất kỳ quốc gia phương Tây nào sử dụng thiết bị từ Huawei hoặc các nhà sản xuất công nghệ khác của Trung Quốc trong những dự án cơ sở hạ tầng then chốt sẽ đối diện nguy cơ trả đũa từ Mỹ. Mỹ lo ngại các đồng minh và đối tác phương Tây sẽ sử dụng thiết bị công nghệ 5G của...