Tấn công đẫm máu ở Mexico : 14 cảnh sát thiệt mạng
Ít nhất 14 sĩ quan cảnh sát thiệt mạng sau khi bị nhóm có vũ trang phục kích ở thành phố Aguililla, bang Michoacan hôm 14/10, nhà chức trách Mexico cho biết.
Ban Thư ký An ninh và Bảo vệ Công dân Mexico cho biết 14 sĩ quan cảnh sát thiệt mạng trong một cuộc tấn công ở Aguililla, bang Michoacan. Các cơ quan chức năng đang tập trung tất cả các nguồn lực để tìm ra thủ phạm của vụ tấn công.
“Chúng tôi đang huy động, tập trung các nguồn lực con người và công nghệ để tìm ra những kẻ tấn công và đưa họ ra công lý”, Ban Thư ký An ninh và Bảo vệ Công dân Mexico cho biết.
Theo Bộ An ninh công cộng Mexico, cuộc tấn công được thực hiện tại thành phố Aguililla ở Michoacan, một bang từ lâu thường xảy ra nhiều cuộc chiến giữa các băng đảng ma túy, đặc biệt là liên quan đến băng nhóm Jalisco New Generation Cartel (CJNG).
Vụ tấn công đẫm máu diễn ra ở bang Michoacan, Mexico (Ảnh mexconnect)
Những bức ảnh về hiện trường vụ tấn công được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy những chiếc xe cảnh sát bị bắn và bốc cháy, những tấm áp phích lớn có dòng chữ CJNG. Trong đó, có các dòng chữ cảnh báo cảnh sát không hỗ trợ các nhóm tội phạm đối thủ của CJNG như Los Viagras.
Ba xe tải của cảnh sát đã bị phục kích và không có dấu hiệu cho thấy các thành viên băng đảng thực hiện cuộc tấn công này bị thương vong, nhà chức trách Mexico cho biết.
Đây là một trong những cuộc tấn công đẫm máu nhất vào lực lượng an ninh ở Mexico kể từ khi Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador nhậm chức vào tháng 12/2018. Hơn 29.000 vụ giết người được ghi nhận tại Mexico năm ngoái. Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador đã cam kết sẽ khôi phục hòa bình và trật tự ở đất nước này.
Michoacan là thành trì của CJNG. Năm 2015, CJNG bị quy trách nhiệm thực hiện một loạt các cuộc tấn công vào cảnh sát ở Jalisco khi băng đảng này tìm cách củng cố quyền kiểm soát buôn bán ma túy trong khu vực.
15 cảnh sát đã bị giết trong một cuộc phục kích ở Jalisco vào năm 2015. 6 tuần bạo lực ở đây cướp đi sinh mạng của hơn 20 sĩ quan cảnh sát và đỉnh điểm là vụ bắn hạ một chiếc trực thăng quân sự vào ngày 1/5/2015.
(Nguồn: Reuters, Sputnik)
Video đang HOT
KÔNG ANH
Theo VTC
'Cảnh sát ninja' và cuộc chiến chống ma túy bê bối của TT Duterte
Cuộc chiến chống ma túy ở Philippines vừa phát hiện thêm nhiều tay buôn mới chính là những cảnh sát thực hiện đột kích vào các hang ổ tội phạm.
Cuộc chiến chống ma túy ở Philippines vừa trải qua vụ bê bối mới nhất làm cả đất nước này rúng động, South China Morning Post đưa tin.
Một số cảnh sát Philippines bị cáo buộc kiếm hàng triệu USD nhờ bán ma túy mà họ tịch thu được. Những người này được gọi là "cảnh sát ninja". Vụ vỡ lở là đòn giáng mạnh vào cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters.
Liên quan trực tiếp vụ việc có Cảnh sát trưởng Cảnh sát quốc gia Philippines (PNP), ông Oscar Albayalde, theo lời khai của hai quan chức cảnh sát cấp cao đã nghỉ hưu. Ông Albayalde là người mà Tổng thống Duterte bổ nhiệm năm ngoái.
"Nếu tôi là ông ấy, có lẽ tôi sẽ cân nhắc việc từ chức", Thượng nghị sĩ Richard Gordon, người đang dẫn đầu cuộc điều tra vụ bê bối, nói. Ông Gordon đã đưa ra nhận xét trên vào ngày 1/10 sau các phiên điều trần của Thượng viện. Thông tin tiết lộ trong các phiên điều trần này cho thấy ông Albayalde đã cố gắng bảo vệ một nhóm cảnh sát bị cáo buộc đã tịch thu ma túy sau đó bán lại, hành động được họ gọi là "tái chế ma túy".
"Chiến dịch tokhang (cuộc chiến chống ma túy) đã loại bỏ hàng nghìn người bị nghi ngờ buôn bán ma túy. Tuy nhiên, giờ đây chiến dịch này đã mất uy tín khi công chúng nghe thấy những cáo buộc nhằm vào các quan chức cấp cao của PNP", Lãnh đạo thiểu số ở Thượng viện Franklin Drilon nói với phóng viên.
Con quỷ trong lực lượng cảnh sát
Người đứng đầu Cơ quan phòng chống ma túy Philippines (PDEA) Aaron Aquino nói khi ra làm chứng trước ủy ban hỗn hợp Thượng viện vào ngày 3/10: "Chúng ta cũng cần phải phát động cuộc chiến lớn hơn chống lại con quỷ bên trong lực lượng của chúng ta. Chúng ta phải phản ứng ngay bây giờ và không thể chần chừ nữa".
Ban đầu, Ủy ban hỗn hợp Thượng viện phụ trách điều tra những bất thường trong việc phóng thích sớm các tù nhân. Tuy nhiên, ủy ban sau đó đã sớm tìm ra hành vi lừa bịp của các cảnh sát.
Ông Oscar Albayalde nhận quân hàm bốn sao của từ Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte năm 2018. Ảnh: AP.
Trong số các thông tin được nêu ra cho các thượng nghị sĩ, thông tin về một chiến dịch năm 2013 liên quan đến 13 cảnh sát ở thị trấn Mexico thuộc tỉnh Pampanga, phía bắc Manila, khiến báo giới chú ý. Tại đây, những cảnh sát này đã đột kích nơi điều chế ma túy đá do một người Trung Quốc điều hành.
Cảnh sát đã bắt giữ trùm ma túy Johnson Lee trong vụ việc trên và thu giữ hơn 200kg ma túy. Tuy nhiên, cảnh sát bị cáo buộc đã thả Lee sau khi ông ta trả cho họ hàng triệu USD và đưa ra một nghi phạm khác, ông Ding Wenkun. Sau đó, cảnh sát tuyên bố đã tìm thấy chỉ 38kg ma túy. 162kg ma túy còn lại mà cảnh sát không giao nộp ước tính trị giá 648 triệu peso (12,49 triệu USD).
Thị trưởng thành phố Baguio, ông Benjamin Magalong, người lúc đó đang là Trưởng nhóm điều tra và phát hiện tội phạm của PNP, nói với các thượng nghị sĩ rằng ông nghi ngờ vì có sự bất thường trong các báo cáo của cảnh sát. Bên cạnh đó, có các dấu hiệu cho thấy những người tiến hành các cuộc đột kích đã không tuân thủ đúng quy trình.
Đáng nói hơn, tất cả các thành viên của đội cảnh sát thực hiện vụ đột kích đột nhiên mua cho mình những chiếc xe thể thao đa dụng hoàn toàn mới. Vào năm 2014, lệnh giải tán đội trên đã được đưa ra vì những sai phạm nghiêm trọng. Chỉ huy của họ, lúc đó là cảnh sát trưởng của Pampanga, đã bị miễn nhiệm vì không thể khắc phục sai phạm. Tên người chỉ huy là Oscar Albayalde.
Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào ngày 2/10, Thượng nghị sĩ Gordon nói ông Albayalde không thể không biết gì về những bất thường của cuộc đột kích.
Trong phiên điều trần, ông Magalong cho biết ông Albayalde cũng đã mua một chiếc xe hoàn toàn mới sau cuộc đột kích. Tuy nhiên, thay vì bị thất sủng, ông Albayalde lại được thăng chức. Ông Albayalde đã được Tổng thống Duterte bổ nhiệm làm giám đốc khu vực của Văn phòng Cảnh sát Thủ đô Quốc gia (NCRPO) vào năm 2016, và sau đó là giám đốc PNP vào năm 2018.
Thoát tội ngoạn mục
Vào năm 2016, với tư cách là người đứng đầu NCRPO, ông Albayalde đã gọi điện cho Giám đốc PDEA Aquino - người lúc đó là giám đốc khu vực của PNP - và yêu cầu ông không thực hiện lệnh sa thải đối với 13 cảnh sát ninja. Không ai trong số họ bị sa thải, và một số người sau đó còn được thăng chức.
Ông Aquino nói với các thượng nghị sĩ rằng ông đã hỏi ông Albayalde rằng tại sao các cảnh sát trên không nên bị sa thải, và câu trả lời ông nhận được là: "Bởi vì họ là người của tôi". Ông Aquino và Magolong nói với Thượng viện rằng họ đã bị dọa giết kể từ khi xuất hiện trong phiên điều trần.
Ông Albayalde, người sẽ nghỉ hưu vào ngày 8/11, không phủ nhận mình đã gọi ông Aquino. Ông Albayalde cũng nói rằng không có bằng chứng chống lại cấp dưới của mình. Bên cạnh đó, ông tuyên bố đang bị ông Magalong tấn công vì "ghen tức".
Ông Rodrigo Duterte và Ronald Dela Rosa tại một buổi lễ năm 2019. Ảnh: AP.
Ông Duterte đã không vội vã truất quyền ông Albayalde. Ngày 1/10, ngay trước khi thực hiện một chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài một tuần tới Nga, ông Duterte đã nhắc lại với các phóng viên: "Vấn đề nghiêm trọng như cách chức một quan chức cấp cao cần lý do chính đáng và phải có đủ bằng chứng".
Bộ Nội vụ và chính quyền địa phương hôm 4/10 cho biết họ đã được ông Duterte ra lệnh điều tra ông Albayalde. Sau đó, ông Albayalde nói rằng ông sẽ để số phận của mình cho tổng thống quyết định.
Tổng thống Duterte thường nói cảnh sát Philippines rất tham nhũng. Năm ngoái, ông ra lệnh công bố báo cáo bí mật cho thấy PNP và các cơ quan liên quan trong cuộc chiến chống ma túy đã đầy các đặc vụ và nhân viên tha hóa.
"Chúng tôi đang điều tra 22 viên cảnh sát bị nghi ngờ có liên quan đến việc tái chế ma túy", phát ngôn viên của PNP, thiếu tướng Bernard Banac, nói với tờ South China Morning Post. "Có ba sĩ quan, cấp cao nhất là thiếu tá, những người khác là hạ sĩ quan, lính tuần tra và trung sĩ".
Ngoài ra, có tin tức cho thấy rằng cảnh sát ninja giao dịch thông qua "một nữ hoàng ma túy" tên là Guia Gomez Castro. Hiện tại, Castro được cho là đang trốn ở Mỹ. Nghi phạm đã kiếm được hàng triệu USD từ các hoạt động bất hợp pháp của mình và tặng những chiếc xe mới làm quà cho cảnh sát.
Ông Banac cho biết: "Cảnh sát đã theo dõi các cảnh sát ninja và nữ hoàng ma túy này trong nhiều năm. Tuy nhiên, chúng tôi không thể khởi tố một vụ án lớn vì nhóm này hoạt động rất cẩn trọng".
"Những người vi phạm nên bị tử hình"
Trong bài phát biểu tháng trước, ông Duterte cho biết tất cả cảnh sát liên quan đến tái chế ma túy nên bị tử hình. Tuy nhiên, ông Banac nói chưa có sĩ quan cảnh sát nào từ cấp bậc thiếu tá trở lên bị kết án và bỏ tù.
Ông Ronald dela Rosa và Panfilo Lacson, hai thượng nghị sĩ từng là cựu lãnh đạo PNP, cho biết thông lệ này giống như "đưa những kẻ vô dụng mặc đồng phục" đến các vùng xa xôi của Mindanao, nơi đầy những kẻ Hồi giáo cực đoan. "Mục đích của việc này là để làm gián đoạn hoạt động của chúng và từ đó chúng sẽ mất nhiều thời gian phục hồi", ông del Rosa giải thích.
Phản ứng với lời giải thích trên, Thượng nghị sĩ Gordon cho biết đã đến lúc thay đổi thông lệ này và bắt đầu buộc tội, tống giam các sĩ quan cảnh sát.
Cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Duterte đã bị chỉ trích nặng nề bởi các tổ chức nhân quyền. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết ít nhất 22.000 người đã bị "sát hại bừa bãi" tại Philippines.
Theo Zing.vn
Kho tiền rộng cửa "rước" trộm vào cuỗm bay hơn 58 tỷ đồng Mừng rỡ khi thấy cửa kho tiền mở toang, hai tên trộm nhanh chóng đổ đầy tiền xu vào túi và tháo chạy với tổng giá trị ít nhất 2,5 triệu đô (hơn 58 tỷ đồng). Theo tờ TheGuardian, hai tên trộm đã đột nhập vào một cơ sở đúc tiền của Chính phủ tại Mexico. Một tên cầm súng nhanh chóng đánh...