Tấn công bằng kiếm tại trường học Phần Lan, 20 người thương vong
Ít nhất một người thiệt mạng và 19 người bị thương trong vụ tấn công bằng kiếm tại một trường nghề ở Phần Lan.
Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ tấn công Ảnh Reuters
Reuters dẫn lời cảnh sát cho biết vụ việc xảy ra tại trường nghề Savo, nằm trong khu trung tâm thương mại Herman ở thành phố Kuopio miền đông Phần Lan ngày 1.10.
Video đang HOT
Nghi phạm tấn công được cho đã dùng kiếm và mang theo một khẩu súng. Truyền thông địa phương dẫn lời một số nhân chứng cho hay nghi phạm đã xông vào lớp và vung kiếm tấn công nhiều người, ngoài ra còn kích nổ một số thiết bị nổ nhỏ.
Cảnh sát sau khi được thông báo đã có mặt tại hiện trường và nổ súng bắt giữ một nam thanh niên người Phần Lan. Một thi thể được tìm thấy bên trong trường trong khi 10 người khác bị thương, bao gồm nghi phạm.
Hiện chưa rõ động cơ gây án của nghi phạm. Thủ tướng Antti Rinne gọi cuộc tấn công là hành động gây sốc và hoàn toàn đáng trách.
Phần Lan là nước có tỷ lệ phạm tội bạo lực thấp nhưng cũng từng xảy ra 2 vụ thảm sát rúng động trong trường học trong 12 năm qua. Vụ đầu tiên là vào năm 2007 khi một học sinh tại trường cấp 3 Jokela ở khu Tuusula, miền nam nước này bắn chết 8 người rồi tự sát.
Năm 2008, một sinh viên trường nghề ở thành phố miền trung Kauhajoki bắn chết 10 người và sau đó cũng tự sát.
Hồi năm 2017, một vụ tấn công dao xảy ra tại quảng trường ở thành phố Turku vùng tây nam Phần Lan khiến 2 người thiệt mạng và 8 người bị thương. Hung thủ Abderrahman Bouanane, là người xin tị nạn, bị kết án chung thân vì tội giết người và cố giết người với ý định khủng bố.
Theo thanhnien
Năm nước EU nhất trí về hệ thống phân bổ người di cư mới
Ngày 23/9, Malta thông báo 5 nước trong Liên minh châu Âu (EU) 5 gồm Đức, Pháp, Italy, Phần Lan và Malta đã nhất trí về một thỏa thuận tiếp nhận người di cư tạm thời.
Người di cư được cứu sau khi tàu của họ bị chìm trên biển Địa Trung Hải. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ chế mới này sẽ cho phép việc tự động phân bổ người di cư trái phép được giải cứu tại Địa Trung Hải giữa các nước.
Phát biểu với báo giới sau cuộc thảo luận với những người đồng cấp Đức, Pháp, Italy, Phần Lan, Bộ trưởng Nội vụ Malta Michael Farrugia nêu rõ văn kiện thỏa thuận sẽ được trình lên Hội đồng các bộ trưởng nội vụ EU vào ngày 8/10 tới. Từ đây cho đến thời điểm đó, thỏa thuận sẽ kiểm soát việc cập cảng của người di cư và phân bổ lượng người giữa 5 nước trên. Trong khi Bộ trưởng Nội vụ Italy Luciana Lamorgese đánh giá sự hợp tác này là một khởi đầu tốt đẹp.
Italy và Malta thường xuyên phàn nàn về tình trạng chia sẻ trách nhiệm không công bằng trong việc tiếp nhận người di cư từ Bắc Phi, do đây là hai quốc gia đầu tiên người di cư sẽ tiếp cận. Trước đó, cả hai nước đều chủ trương cứng rắn với các tàu cứu hộ phi chính phủ giải cứu người di cư, chủ yếu là tới từ Libya.
Theo số liệu được Cơ quan Kiểm soát biên giới châu Âu (Frontex) công bố hồi tháng 2 vừa qua, số người di cư bất hợp pháp vào EU đã giảm mạnh trong năm 2018. Tuy nhiên, hàng nghìn người muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói và xung đột từ Trung Đông và châu Phi vẫn bất chấp nguy hiểm để vượt biển. Làn sóng nhập cư đã làm gia tăng căng thẳng chính trị và thúc đẩy tư tưởng của các đảng phái cực hữu phản đối nhập cư tại châu Âu.
Theo Đặng Ánh (TTXVN)
Vì sao Liên Xô không đánh chiếm Phần Lan trong Thế chiến 2? Trong Thế chiến 2, Phần Lan thân với phát xít Đức nhưng Liên Xô không đánh chiếm Phần Lan, nhờ vậy về sau có được 1 hàng xóm trung lập thân thiện. Trong số tất cả các đồng minh của trùm phát xít Đức Hitler, Phần Lan chiếm một vị trí đặc biệt. Cuộc chiến của Phần Lan chống lại Liên Xô kết...