Tấn công bằng dao ở TQ, 3 học sinh thiệt mạng
Một vụ tấn công bằng dao vào trường tiểu học ở Hồ Bắc, Trung Quốc, sáng 1/9 khiến ít nhất 3 người thiệt mạng.
Thủ phạm là một người đàn ông 40 tuổi họ Trần. Sáng 1/9, ông Trần mang dao xông vào trường tiểu học Đông Phương ở huyện Thập Yển, trung tâm tỉnh Hồ Bắc, tấn công 9 người, trong đó có 8 em học sinh và 1 giáo viên.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho hay, vụ tấn công bất ngờ khiến 3 em học sinh thiệt mạng tại chỗ, những người khác bị thương nặng và đang được đưa đi cấp cứu. Sau khi tấn công người khác, tên thủ phạm điên cuồng tự tử bằng cách nhảy xuống từ tầng thứ tư ở một tòa nhà gần trường học.
Hiện trường vụ tấn công
Đài truyền hình địa phương Shiyan đã kiểm tra tài khoản trên mạng xã hội Sina Weibo của hung thủ và tiết lộ nguyên nhân gây án có thể là do ông ta “không thể đăng ký lớp học tại trường này cho con mình”.
Hiện cảnh sát đang điều tra làm rõ vụ việc và từ chối cung cấp bất cứ thông tin nào liên quan tới vụ tấn công.
Trong vài năm trở lại đây, những vụ tấn công bạo lực đối với trẻ em ở Trung Quốc đã tăng đến mức đáng báo động. Thủ phạm thường được xác nhận là bị bệnh tâm thần hoặc bất mãn với xã hội.
Cảnh sát đang tiến hành điều tra làm rõ vụ việc
Gần đây nhất, tháng 3 vừa qua, một người đàn ông đã sát hại 2 người thân và dùng dao tấn công 11 người khác, trong đó có 6 trẻ em ở bên ngoài một trung tâm thương mại ở Thượng Hải.
Trước đó, năm 2010, một loạt các vụ tấn công bằng dao nhằm vào các trường tiểu học Trung Quốc đã cướp đi sinh mạng của 17 người, trong đó có 15 trẻ em, và làm hơn 80 người khác bị thương.
Theo Khampha
Trung Quốc hung hăng cướp biển vì nội bộ bất ổn
Trung Quốc liên tục gây hấn với các nước láng giềng, xác lập chủ quyền trên Biển Đông và Hoa Đông, trong khi nội bộ nước này đang loay hoay chống khủng bố.
Video đang HOT
Trung Quốc đe dọa lực lượng chấp pháp Việt Nam
Bất chấp thiện chí của Việt Nam những ngày gần đây, trên thực địa khu vực giàn khoan trái phép Hải Dương 981, Trung Quốc đã hành động quyết liệt hơn ngăn cản đe dọa lực lượng chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan.
Khoảng 13h15 ngày 25/5, tại khu vực cách giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển của Việt Nam 12 hải lí về hướng Tây Nam tàu Kiểm ngư HP 926 của Việt Nam đã phát hiện từng tốp 30 tàu cá vỏ sắt Trung Quốc án ngữ tại đây.
Số tàu cá vỏ sắt mà Trung Quốc có mặt tại khu vực này theo quan sát của phóng viên khoảng gần 100 chiếc.
Trước đó, lúc 7h, tàu lai dắt đẩy ủi Hữu Liên 9 của Trung Quốc hú còi rượt đuổi đâm húc tàu Kiểm ngư 22 của Việt Nam. Ở cự li gần, tàu Hữu Liên 9 mở vòi rồng áp lực cao phun vào cabin, hệ thống truyền thanh của tàu Kiểm ngư 22.
Sau hơn 30 phút bị quần thảo, tàu Kiểm ngư 22 của ta bị tàu Hữu Liên 9 của Trung Quốc làm hư hại hệ thống cabin, chập điện. Nghiêm trọng hơn, 4 kiểm ngư viên trên tàu 22 bị thương, trong đó có cả Hải đội trưởng và thuyền trưởng tàu Kiểm ngư 22.
Lúc 6h30, 6 tàu của Trung Quốc tăng tốc rượt đuổi tàu tàu Kiểm ngư 22, tàu Kiểm ngư 768 của Việt Nam cách khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép 8 hải lí.
Nhiều tàu Trung Quốc bao vây giàn khoan trái phép
Thậm chí, các tàu hải cảnh, hải tuần với các số hiệu 37101, 37102, 32101, 44001, 32102 của Trung Quốc còn đồng loạt mở bạt pháo uy hiếp các tàu chấp pháp của Việt Nam.
Ngoài ra, Trung Quốc còn tăng cường tàu hàng hải Trường Đại di chuyển với tốc độ 11 hải lí/ giờ, thị uy, rượt đuổi các tàu chấp pháp của Việt Nam.
Trước đó một ngày, tờ Người lao động đưa thông tin từ Cục kiểm ngư (Tổng Cục thuỷ sản - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), lực lượng tàu Trung Quốc tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam có 127 tàu (tăng 5 tàu), bao gồm 44 tàu hải cảnh, 18 tàu vận tải, 14 tàu kéo, 50 tàu cá và 1 tàu chiến. Trong khi đó, lực lượng của Việt Nam không có sự thay đổi.
Ngoài ra, Trung Quốc có 4 máy bay, bay ở tầm cao 300-500 m, nhiều vòng trên khu vực lực lượng tàu Việt Nam đang hoạt động bảo vệ chủ quyền.
Đáng chú ý, tàu hộ vệ tên lửa đã được Trung Quốc đưa ra cách xa giàn khoan Hải Dương 981, neo ở phía Đông Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và được ẩn giấu kỹ hơn trước.
Xung đột quân sự trên Biển Đông: Hãy định giá đúng!
Các tàu hải cảnh, hải giám, tàu kéo và tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc phản ứng mạnh, quyết liệt, tăng tốc độ ngăn cản và tăng phạm vi ngăn cản hơn những ngày trước. Cụ thể, tàu Trung Quốc đã ngăn cản tàu kiểm ngư Việt Nam khi tàu chúng ta cách giàn khoan 10-12 hải lý.
Trung Quốc vẫn tiếp tục bố trí tàu kéo, tàu cá vỏ sắt đâm va, phun nước nhằm chia cắt, cản phá đội hình tàu Việt Nam. Tám tàu chấp pháp của Việt Nam đã bị hỏng trang thiết bị nghe nhìn, ăngten, phần vỏ bị móp méo. Ba kiểm ngư viên bị thương nhẹ.
Hôm 23/5, tàu lai dắt đẩy ủi Hữu Liên 9 của Trung Quốc đã hung hãn đâm húc vào tàu Kiểm ngư HP 926 của Việt Nam khiến tàu kiểm ngư này bị hư hại nặng.
Máy bay chiến đấu Trung Quốc áp sát máy bay quân sự Nhật
Không chỉ hung hãn trên Biển Đông, Trung Quốc còn tiếp tục gây căng thẳng với Nhật trên biển Hoa Đông.
Theo các quan chức Nhật, ngày 24/5, chiếc SU-27 của Trung Quốc đã bay với khoảng cách rất gần, chỉ cách máy bay trinh sát OP-3C của Nhật 50m và cách máy bay do thám điện tử YS-11EB chỉ có 30m. Tokyo còn tố chiếc SU-27 này được trang bị tên lửa.
Chiếc SU-27 mang tên lửa áp sát chiến đấu cơ của Nhật hôm 24/5
Đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu Trung Quốc áp sát máy bay trinh sát Nhật ở khoảng cách gần như thế. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera nhấn mạnh với báo giới "đây là cuộc chạm trán tầm gần, một hành động quá thể".
Nhật đã gửi phản đối qua đường ngoại giao. Bắc Kinh chưa đưa ra bình luận trước cáo buộc của Tokyo.
Ba tháng đầu năm 2014, Nhật đã cho máy bay chiến đấu ra ngăn máy bay Trung Quốc đến 415 lần khi chúng thâm nhập vào vùng trời gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đang tranh chấp giữa hai nước.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã lên cao sau những quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải giữa hai nước.
Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyên trên quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ngoài ra, Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên hầu khắp Biển Đông bất chấp việc khu vực này thuộc chủ quyền của nhiều nước Đông Nam Á khác.
Việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông vào tháng 11/2013 đã làm dấy lên những lo ngại rằng chỉ một tình huống va chạm nhỏ trong các khu vực tranh chấp có thể nhanh chóng làm leo thang căng thẳng.
Trung Quốc huy động toàn lực chống khủng bố
Chính quyền Trung Quốc đã khởi động chiến dịch chống khủng bố kéo dài 1 năm tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
"Chiến dịch này sẽ sử dụng mọi lực lượng chính trị và pháp lý, quân đội và cảnh sát vũ trang tại Tân Cương với trọng tâm nhắm vào các phần tử khủng bố và các nhóm cực đoan tôn giáo, các loại vật liệu nổ và trại huấn luyện khủng bố" - Tân Hoa Xã dẫn lời các nhà chức trách địa phương ngày 23/5.
Về mục đích, động thái này "tập trung vào những kẻ khủng bố, các nhóm tôn giáo cực đoan, địa điểm sản xuất súng và chất nổ cùng các trại huấn luyện khủng bố. Chính phủ quyết ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan lan rộng sang các khu vực khác".
Cảnh sát vũ trang tuần tra ngang tòa nhà bị hư hỏng trong vụ đánh bom ở Urumqi hôm 22/5.
Chiến dịch này sẽ kéo dài tới tháng 6/2015, trong đó xác định Tân Cương là "chiến trường chính". Chiến dịch trên được đưa ra sau vụ đánh bom tại khu chợ ở thủ phủ Urumqi gây ra nhiều thương vong hôm 22/5.
Trung Quốc gọi cuộc tấn công tại thủ phủ Urumqi hôm 22/5 là "vụ khủng bố bạo lực nghiêm trọng" và Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ tuyên bố sẽ tăng cường trấn áp "sự ngạo mạn của nhóm khủng bố".
Theo kết quả điều tra, nhóm thực hiện vụ khủng bố bạo lực nói trên gồm 5 đối tượng, trong đó có 4 người chết tại chỗ do thiết bị nổ, người còn lại tham gia vạch kế hoạch tấn công là Nueraihemaiti Abulipizi bị bắt tại Ba Châu, Tân Cương tối 22/5.
16h ngày 21/5 (theo giờ địa phương) tại ngôi làng thuộc huyện Lushan, tỉnh Hà Nam đã xảy ra vụ tấn công bằng dao khiến 7 người thiệt mạng. Kẻ tấn công đã bị bắt.
Trước đó, ngày 20/5, nguồn tin từ Tân Hoa xã cho biết, một người đàn ông điên cuồng dùng dao đâm loạn xa ở một trường tiểu học ở tỉnh Hồ Bắc, khiến 8 học sinh bị thương, trong đó có một em đang trong tình trang nguy kịch.
Cách đây chưa lâu, tối 30/4, một vụ nổ đã xảy ra tại một nhà ga tàu hỏa ở phía nam Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương khiến 2 kẻ tấn công và 1 người dân thường thiệt mạng và 79 người khác bị thương.
Theo Đất Việt
Đài Loan: Đâm dao điên loạn trên tàu điện ngầm Một kẻ đã đùng dao đâm điên loạn vào hành khách trên một chuyến tàu điện ngầm ở Đài Loan vào ngày hôm qua (21/5), khiến 4 người thiệt mạng và 21 người bị thương. Vụ tấn công bằng dao xảy ra vào khoảng chiều 21/5 (theo giờ địa phương), khi một sinh viên mặc áo phông đỏ bắt đầu dùng dao tấn...