Tân Chủ tịch Hà Nội đề xuất sớm hạn chế xe cá nhân
Tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết năm 2020 Hà Nội sẽ có gần 1 triệu ô tô, 7 triệu xe máy, chưa tính xe của lực lượng vũ trang và ở các địa phương lưu thông về Hà Nội nên nếu không sớm có phương án hạn chế xe cá nhân thì tình trạng ùn tắc sẽ ngày càng phức tạp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương. Ảnh: Chinhphu.vn
Trình bày tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương sáng 28/12, ông Nguyễn Đức Chung thông tin, năm 2015 Hà Nội có khoảng 16.000-22.000 xe máy và 6.000-8.000 ô tô đăng ký mới. Đến năm 2020, Hà Nội dự kiến sẽ có gần 1 triệu ô tô lưu hành và khoảng 7 triệu xe máy, chưa kể xe của khối lực lượng vũ trang và các tỉnh thành khác lưu thông vào Hà Nội.
“Hà Nội kiến nghị Chính phủ giao các bộ ngành trung ương phối hợp với Hà Nội xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện xe cá nhân để giảm ùn tắc giao thông, nếu không thì 4-5 năm nữa giao thông sẽ ngày càng phức tạp”- ông Chung nói.
Video đang HOT
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhận định, nếu không sớm hạn chế xe cá nhân, 4-5 năm nữa giao thông sẽ ngày càng phức tạp. (Ảnh: Quang Phong)
Bên cạnh đó, ông Chung kiến nghị quy hoạch khu vực hành lang thoát lũ, ngoài đê khu vực sông Hồng và sông Thái Bình để các địa phương quản lý.
“Ở khu vực ngoài đê hiện nay có 35 vạn dân ở Thường Tín, Hoàng Mai, Thanh Trì vì vướng luật đê điều nên các công trình trường học không thể xây dựng được. Đề nghị Chính phủ xem xét để đảm bảo an sinh xã hội khu vực ngoài đê”- ông Chung đề xuất.
Bên cạnh đó, dự thảo nghị quyết về tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày đã giao Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, nhất là trong các dịp nghỉ lễ, Tết.
“Tiếp tục siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát trọng tải phương tiện, chấm dứt tình trạng xe chở quá tải trọng. Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về giao thông. Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn hàng không dân dụng”- Phó Thủ tướng nói.
Thế Kha
Theo Dantri
Vi phạm giao thông sẽ nộp phạt qua tài khoản ngân hàng?
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia vừa ban hành Công điện gửi các Bộ GTVT, Tài chính, Công an, Thông tin và truyền thông, UBND TP Hà Nội và TP.HCM triển khai các biện pháp để giảm ùn tắc giao thông.
Theo Phó Thủ tướng, thời gian gần đây, ùn tắc giao thông tại hai thành phố lớn diễn biến phức tạp, liên tiếp xảy ra các vụ ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại Hà Nội và TP.HCM.
Nguyên nhân của các vụ ùn tắc giao thông là sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cơ giới cá nhân, sự bất cập về năng lực và hiệu quả của hệ thống dịch vụ vận tải công cộng, đặc biệt là sự gia tăng đột biến nhu cầu sử dụng ôtô khi trời mưa, sự suy giảm năng lực thông hành của một số tuyến đường do bị úng ngập cục bộ hoặc có các công trình trọng điểm đang thi công... trong khi không có phương án tổ chức, điều tiết giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông phù hợp.
Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị, UBND TP Hà Nội và TP.HCM điều chỉnh phương án tổ chức thi công, giảm thiểu việc chiếm dụng lòng đường để tổ chức thi công; tại những đoạn tuyến, nút giao có nhu cầu đi lại lớn, cần giải phóng lòng đường ưu tiên cho phương tiện lưu thông trong giờ cao điểm, tổ chức thi công vào ban đêm, trong các khung giờ thấp điểm; không để tình trạng dự án chiếm dụng lòng đường mà không tổ chức thi công.
Người vi phạm giao thông tiến tới sẽ nộp phạt qua tài khoản ngân hàng
Điều chỉnh lộ trình, tần suất hợp lý của các tuyến xe buýt để tránh các khu vực bắt buộc phải thu hẹp lòng đường để tổ chức thi công hoặc do ngập úng cục bộ nhưng vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực, đặc biệt là học sinh, sinh viên, người lao động.
Tổ chức giao thông hợp lý với các giải pháp tối ưu hóa đèn tín hiệu; phân làn, phân luồng phù hợp với cơ cấu phương tiện giao thông trên đường (chú trọng đến tỉ lệ ôtô, xe máy); giảm thiểu việc sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi đỗ xe cá nhân trong các khung giờ cao điểm, trên các tuyến đường có nhu cầu giao thông lớn; có phương án tổ chức giao thông chi tiết cho các khu vực có nguy cơ ùn tắc cao.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo Công an Hà Nội và TP.HCM tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, điều tiết giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT, gây ùn tắc giao thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử phạt vi phạm trật tự ATGT;...
Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu ban hành quy định về thủ tục thu, nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua tài khoản ngân hàng.
Theo_An ninh thủ đô
Sẽ phạt đến 70 triệu nếu để ùn tắc tại trạm thu phí? Thu phí gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng có thể bị phạt tới 70 triệu đồng, đình chỉ thu phí từ 1-3 tháng. Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất bổ sung một điều riêng quy định vào nội dung dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 171 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh...