Tan chảy bộ tranh thể hiện lời yêu thương độc quyền của các ngôn ngữ trên thế giới, không thể dịch sang bất kỳ thứ tiếng nào
Hoá ra trong mỗi thứ tiếng đều có những cách nói yêu thật thơ, thật lãng mạn, không chỉ là đơn giản là Love, là Yêu, là Thương, là Tiamo!
Học ngoại ngữ để làm gì ư? Để hiểu được những điều thú vị, hay ho và bí ẩn của một thứ ngôn ngữ chẳng phải là tiếng mẹ đẻ.
Bạn có tin là mỗi ngôn ngữ đều có những từ mà không thể dịch ra bất cứ thứ tiếng nào trên thế giới không? Nó chỉ được mô tả lại hoặc định nghĩa theo cách chung chung, không thể dịch ra 1 từ cụ thể, dù là trong ngôn ngữ thông dụng nhất hiện tại: Tiếng Anh.
Nữ họa sĩ minh họa người Mỹ Emma Block đã vẽ một bộ tranh về lời yêu thương độc quyền từ các ngôn ngữ thế giới mà ai xem cũng sẽ thấy tan chảy ngay thôi. Hoá ra trong mỗi thứ tiếng đều có những cách nói yêu thật thơ, thật lãng mạn, không chỉ là đơn giản là Love, là Yêu, là Thương, là Tiamo!
Mo chuisle mo chroi: Em chính là nhịp đập của trái tim anh (Tiếng Gaelic – một nhóm ngôn ngữ trong ngữ hệ Ấn-Âu)
Aay’han: khoảnh khắc buồn vui lẫn lộn (tiếng Madnalorian)
Dor: cảm giác nhung nhớ khi phải xa người mình yêu (tiếng Rumani)
Merak: cảm giác hạnh phúc trọn vẹn, có được cả thế giới chỉ từ những điều đơn giản nhất (tiếng Serbian)
Onsra: từ diễn tả cảm giác đau đớn khi biết rằng tình yêu sẽ chẳng được dài lâu (tiếng Boro)
Geborgenheit: cảm giác an toàn khi những người yêu nhau được ở bên nhau (tiếng Đức)
CWTCH: chốn bình yên bên người mình yêu thương ( ngôn ngữ xứ Wales)
Video đang HOT
Ya’aburnee: Làm sao có thể sống tiếng khi mà người mình yêu không còn nữa (tiếng Ả Rập)
Odnoliub: một người chỉ có một tình yêu trong đời (tiếng Nga)
Zhi zi Zhi Shou, Yu Zi Xie Lao: Ở bên nhau đến đầu bạc răng long (Tiếng Trung Quốc)
Forelsket: cảm giác hưng phấn khi yêu (tiếng Đan Mạch)
Oodal: giận yêu, dỗi yêu, giận dỗi giả vờ (tiếng Tamil)
Retrouvailles: cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi được ở bên người yêu sau một thời gian dài xa cách (tiếng Pháp)
Firgun: hạnh phúc của người khác cũng chính là niềm vui của bạn (tiếng Hebrew)
KILIG: Cảm giác xao xuyến khi gặp crush. (Tiếng Tagalog là một ngôn ngữ Nam Đảo, đây là tiếng mẹ đẻ của một phần tư dân số Philippines)
Flechazo: tiếng sét ái tình (Tây Ban Nha)
Iktsuarpok: Mong chờ, ngóng đợi hồi hộp trông người yêu đến (tiếng Inuitngôn ngữ được sử dụng bởi người Eskimo)
Koi No YoKan: tình yêu định mệnh (tiếng Nhật)
Mamihlapinatapai: Cả hai đều mong muốn tiến thêm một bước, xích lại gần nhau nhưng còn ngượng ngùng và chưa sẵn sàng để bắt đầu (Tiếng Yaghan)
Theo Helino
Trẻ em học nói từ bố
Để trả lời câu hỏi hóc búa: "Ngôn ngữ được truyền lại do bố hay mẹ?", các nhà khoa học đã làm một nghiên cứu ngôn ngữ di truyền trong 34 quần thể Ấn-Âu.
Các nhà nghiên cứu đã xua tan những hiểu nhầm xung quanh "Giả thuyết tiếng bố đẻ" và "Giả thuyết tiếng mẹ đẻ". Ảnh: Uber Image/Shutterstock
Vô số nghiên cứu trong quá khứ, bao gồm cả nghiên cứu của Đại học Tây Bắc Evanston và Trung tâm Y Tế Tây Bắc Evanston, đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai giới khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới.
Thế truyền lại ngôn ngữ thì sao? Giới tính đóng vai trò thế nào trong việc dạy trẻ em học nói? "Tiếng mẹ đẻ" thường được định nghĩa là ngôn ngữ đầu tiên chúng ta nói, và hầu hết trẻ em tiếp thu ngôn ngữ từ mẹ mình, nhưng suy nghĩ đó đang dần trở nên lạc hậu.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Nhân chủng học đương đại của Đại học Fudan do Menghan Zhang dẫn đầu đã phát hiện cả bố và mẹ đều ảnh hưởng tới quá trình tiếp thu của trẻ nhỏ, và ảnh hưởng lên những lĩnh vực ngôn ngữ khác nhau.
Người ta từng cho rằng con trẻ chỉ tiếp nhận ngôn ngữ từ mẹ - nhưng điều này hoàn toàn không đúng.
Năm 1997, các nhà nghiên cứu cũng từng đưa ra một lý thuyết trái ngược với khái niệm "tiếng mẹ đẻ", đề ra một giả thiết rằng trẻ em cũng học ngôn ngữ từ cha chúng.
Trái ngược với "Giả thuyết tiếng mẹ đẻ", "Giả thuyết tiếng bố đẻ" cho rằng con người có khuynh hướng tiếp thu ngôn ngữ của bố chứ không phải mẹ.
Estella Poloni và các nhà nghiên cứu khác tại Đại học Geneva đã tiến hành một nghiên cứu dựa trên Giả thuyết tiếng bố đẻ để xem xét mối tương quan giữa đa dạng ngôn ngữ và gene di truyền từ cả bố và mẹ.
Người đứng đầu nghiên cứu, Estella Poloni xác nhận rằng đa dạng ngôn ngữ có tương quan với nhiễm sắc thể Y từ người bố và không hề tương ứng với DNA ty thể chỉ có ở người mẹ.
Ty thể mẹ di truyền cho trẻ có thể giải thích lí do tại sao trẻ cố gắng bắt chước âm thanh của mẹ, chứ không phải từ vựng mẹ chúng sử dụng. Ảnh: warapong chodokmai/Shutterstock
Tuy nhiên, thuật ngữ 'tiếng mẹ đẻ' không hoàn toàn sai, vì những người mẹ có ảnh hưởng lớn tới cách trẻ em tiếp nhận ngôn ngữ như thế nào.
Trước tiểu thành niên, trẻ em thường ở cùng mẹ hơn là ở cùng bố, thực tế, chúng đã bắt đầu học 'tiếng mẹ đẻ' trước cả khi được sinh ra.
Lúc này, trẻ em đã có thể phân biệt được 'tiếng mẹ đẻ' và ngoại ngữ, và có thể nhận biết tới 800 từ.
Không phải ngẫu nhiên mà trẻ em song ngữ có thể nhanh chóng nhận ra âm thanh của hai ngôn ngữ khác nhau.
Về cơ bản, người mẹ không chỉ truyền đạt lời nói, mẹ cũng truyền đạt cả truyền thống, hành vi, trách nhiệm và tất cả mọi thứ cấu tạo nên một nền văn hóa.
Về bản chất, người mẹ không chỉ truyền lại ngôn ngữ cho con, mà còn truyền lại cả nền văn hóa.
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Zhang cho hay nhiễm sắc thể Y của bố có thể là lý do tại sao trẻ em có xu hướng học từ vựng từ cha mình. Ảnh: Picsea / Unsplash
Để trả lời câu hỏi hóc búa: "Ngôn ngữ được truyền lại do bố hay mẹ?", đội ngũ nghiên cứu của tiến sĩ Zhang đã thực hiện một nghiên cứu ngôn ngữ di truyền trong 34 quần thể Ấn-Âu, tập trung vào liên kết giữa từ vựng và nhiễm sắc thể Y của bố, cũng như mối quan hệ giữa âm thanh và DNA ty thể từ mẹ.
Khác với những nghiên cứu trước, lần này các nhà nghiên cứu đã phân loại ngôn ngữ dựa trên hệ thống từ vựng (từ ngữ) và ngữ âm (âm thanh) riêng biệt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng ta bắt chước phát âm của mẹ mình, nhưng đã học được vốn từ vựng từ bố - một phát hiện hoàn toàn trái ngược với những tư tưởng về tiếp nhận ngôn ngữ từ xưa tới nay.
Những nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng có một mối liên hệ chặt chẽ giữa gen của cha và đặc điểm từ vựng; tương tự, có bằng chứng chứng minh gen từ mẹ liên quan tới đặc tính ngữ âm.
Bằng cách hợp nhất hai Giả thuyết về 'tiếng mẹ đẻ' và 'tiếng bố đẻ', các nhà nghiên cứu đã bác bỏ được cả 2 giả thuyết này.
Hà Dung
Theo Bussiness Insider
Xây dựng môi trường tiếng Việt cho HS DTTS: Vượt qua rào cản Đối với học sinh (HS) dân tộc thiểu số (DTTS), tiếng Việt đặc biệt quan trọng trong quá trình giao tiếp và chiếm lĩnh tri thức, nắm bắt kiến thức do giáo viên truyền thụ. Chính vì vậy, giúp HS DTTS nói và sử dụng tiếng Việt thành thạo là vô cùng cần thiết và quan trọng để giáo dục đạt hiệu quả...