Tân Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thách đấu Nga?
Ngay sau khi vừa được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng mới dẫn dắt quân đội Ukraine, ông Valeriy Heletey đã có bài phát biểu trước Quốc hội ở Kiev, trong đó ông này đã bày tỏ thái độ đầy thách thức với nước láng giềng khổng lồ kế bên là Nga.
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan)
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine
Sau khi bày tỏ sự tức giận về thực tế nhiều năm mục ruỗng và tham nhũng trong quân đội Ukraine, khiến lực lượng này không thể đối phó hiệu quả với cuộc nổi dậy ở miền đông, tân Tổng thống Petro Poroshenko đã quyết liệt ra tay cải tổ mạnh mẽ quân đội yếu kém của nước này bằng cách bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng mới và một vị tướng hàng đầu mới.
Ông Poroshenko đã nhận được sự phê chuẩn nhanh chóng của Quốc hội cho sự bổ nhiệm cựu quan chức cảnh sát hàng đầu Valery Heletey, 46 tuổi, vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, thay thế cho ông Mikhailo Koval. Ông này được Tổng thống Poroshenko giới thiệu là một người sẽ làm việc “ngày đêm” để khôi phục năng lực của lực lượng vũ trang Ukraine.
Tân Tổng thống Ukraine cũng chọn Trung tướng Viktor Muzhenko vào vị trí Tổng Tham mưu trưởng quân đội. Ngoài ra, ông Poroshenko còn bổ nhiệm ông Yury Kosyuk – ông trùm trong ngành nông nghiệp và là một trong những người đàn ông giàu nhất Ukraine, vào vị trí giám sát các vấn đề quốc phòng trong chính quyền Kiev đồng thời giúp Kiev “thanh trừng những tên trộm cắp và kẻ đục khoét” trong quân đội. Những cáo buộc về tình trạng tham nhũng trong quân đội đã rộ lên kể từ khi Kiev tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch đàn áp lực lượng phòng vệ ở miền đông.
“Ngày hôm nay, chúng ta đang bắt đầu khôi phục lại quân đội từ con số 0. Chúng ta sẽ xây dựng một quân đội có khả năng chiến đấu và giành chiến thắng”, Tổng thống Poroshenko đã phát biểu như vậy trước Quốc hội.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Heletey có kinh nghiệm lâu năm trong ngành cảnh sát và ông được chọn bởi Tổng thống Poroshenko tin rằng, một quan chức quân sự không nên dẫn dắt Bộ Quốc phòng khi mà quân đội đang trở nên mạnh hơn và đang tìm kiếm ảnh hưởng chính trị.
Ngay sau khi được bổ nhiệm vào vị trí dẫn dắt, lãnh đạo quân đội Ukraine, tân Bộ trưởng Quốc phòng Valeriy Heletey đã thề rằng, quân đội sẽ giành lại bán đảo Crimea, khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Lời phát biểu trước Quốc hội trong ngày 3/7 này của ông Haletey đã nhận được sự cổ vũ nhiệt liệt của các nghị sĩ trong Quốc hội Ukraine
Video đang HOT
Trong bài phát biểu của mình ở Kiev, tân Bộ trưởng Haletey đã nói: “Sẽ có một cuộc diễu hành chiến thắng… ở thành phố Sevastopol của Ukraine”. Sevastopol là thủ phủ của bán đảo Crimea và nơi đây đã được sáp nhập vào Nga từ hồi tháng 3 sau khi một cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea cho kết quả, đến gần 97% người dân ủng hộ việc đưa bán đảo của họ quay trở lại nước Nga.
Việc ông Haletey tuyên bố giành lại Crimea rõ ràng là sự thể hiện một thái độ thách thức với nước Nga. Đây cũng có thể xem là một lời thách đấu của tân Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine với nước láng giềng kế bên.
Tuy nhiên, khả năng giành lại Crimea của Kiev được nhận định là khá xa vời khi mà quân đội Ukraine được đánh giá là quá yếu kém và rệu rã. Bản thân Tổng thống Poroshenko và nhiều người dân ở Ukraine đều có thể nhìn thấy được năng lực thực sự của lực lượng vũ trang Ukraine. Quân đội này đã thể hiện sự bất lực, yếu kém của mình khi không thể đối phó nổi với lực lượng phòng vệ địa phương không chuyên được thành lập ở các khu vực miền đông kể từ sau khi cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine bùng phát.
Ở miền đông Ukraine lúc này, quân Kiev vẫn đang tiếp tục chiến dịch quân sự nhằm đàn áp phong trào biểu tình, nổi dậy của người dân nơi đây.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đang kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin dùng ảnh hưởng của mình để gây áp lực với lực lượng phòng vệ ở Donetsk và Luhansk. Ông Putin cho biết, ông “cực kỳ quan ngại về tình trạng thương vong tăng cao trong dân thường và số người tị nạn” đổ vào nước Nga từ khu vực miền đông nam nước Nga cũng đang tăng vọt.
3 ba nhà lãnh đạo của Nga, Đức và Pháp đều nhất trí với nhau rằng, Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) nên đóng một vai trò tích cực hơn trong việc giám sát tình hình ở vùng chiến sự.
Tổng thống Poroshenko sau đó còn nói rằng, ông sẵn sàng quay lại lệnh ngừng bắn miễn là lệnh này được giám sát bởi cả hai bên và tất cả các con tin được phóng thích cũng như khu vực biên giới được đảm bảo an ninh bởi lực lượng chính phủ.
Phát biểu trên được Nhà lãnh đạo Ukraine đưa ra sau khi ông này có cuộc điện đàm với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tổng thống Poroshenko đã tuyên bố chấm dứt lệnh ngừng bắn hôm 30/6 sau 10 ngày thực thi, cáo buộc lực lượng phòng vệ ở miền đông Ukraine phá vỡ lệnh ngừng bắn bằng những cuộc tấn công vào quân chính phủ.
Ngược lại, lực lượng ở miền đông tố cáo, quân chính phủ chưa bao giờ thực hiện lệnh ngừng bắn, tiếp tục bắn phá các thành phố của họ.
Ít nhất 250 dân thường đã thiệt mạng ở miền đông Ukraine kể từ hồi tháng 4 đến giờ. Đây là con số do Ukraine và khu vực miền đông cung cấp. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Ukraine đưa ra con số, gần 200 binh lính của họ thiệt mạng và 619 người khác bị thương trong các cuộc giao tranh, đụng độ với lực lượng phòng vệ miền đông từ hồi tháng 4. Về phía lực lượng miền đông, ít nhất 800 người của lực lượng này đã mất mạng.
Ít nhất 110.000 người đã chạy khỏi Ukraine, đến Nga trong năm nay. Hầu hết những người này đến từ các khu vực miền đông, con số thống kê của Liên Hợp Quốc cho biết. Khoảng 54.400 người bị mất nhà cửa, không chốn nương thân ngay chính tại đất nước Ukraine của họ.
Theo_VnMedia
Ukraina thề giành lại Crưm
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Valeriy Heletey tuyên bố quân đội nước này sẽ giành lại Crưm, khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Phát biểu trước Quốc hội ở Kiev ngày 3/7, ông Heletey cam kết: "Sẽ có một cuộc diễu binh chiến thắng... ở Sevastopol của Ukraina".
Trung tướng Heletey, 46 tuổi, đã được các nghị sĩ ở Kiev chấp thuận sau khi được Tổng thống Poroshenko tiến cử như một người làm việc ngày đêm để khôi phục năng lực quân sự của các lực lượng vũ trang Ukraina.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Valeriy Heletey
Cam kết của ông đưa ra về Sevastopol đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Thành phố này có vị thế chiến lược, là cửa ngõ của Hạm đội Biển Đen Nga trong nhiều thập niên qua.
Một vị tư lệnh mới của Bộ Tham mưu, ông Viktor Muzhenko, cũng được bổ nhiệm trong ngày 3/7.
Hồi tháng 3 vừa qua, sau một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi, Moscow đã sáp nhập Crưm, bán đảo tự trị ở miền đông Ukraina và là nơi có nhiều người nói tiếng Nga sinh sống. Hiện ở các vùng khác như Donetsk và Luhansk, quân đội Ukraina đang tiến hành chiến dịch dẹp bỏ phe li khai thân Nga cũng muốn đi theo con đường của Crưm.
Trong một hội nghị qua điện thoại, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin dùng ảnh hưởng của mình để tác động đến phiến quân ở Donetsk và Luhansk.
Theo Điện Kremlin, phía Tổng thống Putin bày tỏ ông "thực sự lo ngại về thương vong tăng cao trong dân thường và làn sóng người tị nạn trào dâng" từ đông nam Ukraina sang Nga.
Cả ba nhà lãnh đạo đều nhất trí rằng Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sẽ đóng một vai trò tích cực hơn trong việc giám sát tình hình ở vùng xung đột.
Tổng thống Poroshenko sau đó cho biết ông sẵn sàng khôi phục lệnh ngừng bắn nếu lệnh này được cả hai bên tôn trọng, tất cả các con tin được trả tự do và các khu vực biên giới được đặt dưới sự kiểm soát của lực lượng chính phủ.
Poroshenko đưa ra thông điệp trên sau khi ông trò chuyện qua điện thoại với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Hôm 30/6, nhà lãnh đạo Kiev đã hủy lệnh ngừng bắn đơn phương kéo dài 10 ngày ở miền đông, cáo buộc phiến quân thực hiện các cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào binh lính chính phủ.
Kể từ khi Kiev mở lại chiến dịch "chống khủng bố" ở miền đông Ukraina, ít nhất 5 binh sĩ chính phủ đã thiệt mạng và 28 người bị thương.
Theo các thống kê, tính từ tháng 4, hơn 250 dân thường đã tử vong vì bạo loạn ở khu vực này, trong khi gần 200 lính chính phủ và 800 chiến binh nổi dậy chịu chung số phận.
Các ước tính của Liên Hợp Quốc cho thấy, ít nhất 110.000 người đã rời Ukraina sang Nga để lánh nạn còn con số di dời bên trong nước này là 54.400 người.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Trung Quốc đang đi vào vết xe đổ của đế chế Nhật 70 năm trước? Bất ổn ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đang leo thang. Nguyên do là Trung Quốc theo đuổi ý định sử dụng vũ lực, hành xử ức hiếp đối với các nước láng giềng, nhằm thực hiện tuyên bố chủ quyền theo chiến thuật "lát cắt salami". Những diễn biến tại khu vực trong một năm, đặc biệt là hai tháng trở...