Tân Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc thăm châu Phi
Ngày 9/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo: Tân Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương sẽ thực hiện chuyến công du kéo dài một tuần tới châu Phi, nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và đối tác hợp tác cũng như thúc đẩy hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc và “lục địa đen”.
Tân Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương. (Ảnh: Kyodo)
Trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh, ngày 9/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài 1 tuần (đến ngày 16/1), Bộ trưởng Tần Cương sẽ thăm Ethiopia, Gabon, Angola, Benin, Ai Cập, trụ sở Liên minh châu Phi và gặp gỡ Tổng thư ký Liên đoàn các quốc gia Ả rập – ông Ahmed Aboul Gheit.
Video đang HOT
“Chuyến công du sắp tới của Bộ trưởng Tần Cương nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và đối tác hợp tác cũng như thúc đẩy hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc và châu Phi” – ông Uông Văn Bân nói.
Chuyến thăm của ông Tần Cương diễn ra ngay sau khi Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Ả rập được tổ chức tại thủ đô Riyadh của Ả rập Xê út hồi tháng trước. Trước thềm Hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Ả rập Xê út, đồng thời tiến hành các cuộc gặp riêng với lãnh đạo các nước Ả rập, Hồi giáo trong khu vực như Ai Cập, Iraq, Sudan, Algieria và gặp lãnh đạo Chính quyền Palestine.
Giới phân tích cho rằng, chuyến công du của ông Tần Cương là một động thái nhằm gia tăng lợi thế của Trung Quốc trong việc cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Mỹ ở châu Phi. Việc một Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tới thăm châu Phi nhân dịp đầu năm mới cũng được coi là một “tiền lệ đã có từ lâu”, nhằm tái khẳng định những cam kết của Bắc Kinh tại khu vực. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi bằng cách tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ quân sự và cung cấp dịch vụ internet.
Trong khi đó, tại một Hội nghị thượng đỉnh cấp cao diễn ra ở Washington vào tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra cam kết “tất cả vì tương lai của châu Phi” và khẳng định Mỹ chính là “đối tác được lựa chọn” của các nước châu Phi. Bên cạnh đó, người đứng đầu Nhà Trắng cũng cam kết đầu tư 55 tỷ USD vào châu Phi trong ba năm tới, với hơn 15 tỷ USD nhằm thực hiện các cam kết thương mại và đầu tư bổ sung trong lĩnh vực tư nhân.
Trước đó, ngày 30/12/2022, truyền thông Trung Quốc cho biết ông Tần Cương, 56 tuổi, đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao thay ông Vương Nghị, 69 tuổi, người được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2022. Trên cương vị mới, ông Tần Cương sẽ trở về Bắc Kinh sau 17 tháng đảm nhiệm vị trí là Đại sứ thứ 11 của Trung Quốc tại Mỹ. Được biết đến là người có phong cách ngoại giao cứng rắn, ông Tần Cương được kỳ vọng sẽ thể hiện tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Indonesia ưu tiên củng cố Ban thư ký ASEAN
Ngày 9/1, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nhấn mạnh việc củng cố Ban thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là ưu tiên quan trọng trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2023 của quốc gia này.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, bà Retno cho biết, trong 5 năm qua, ASEAN đã đạt được rất nhiều thành tựu như nỗ lực phục hồi hậu đại dịch COVID-19, hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar, công bố Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP), ký kết và triển khai Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Bà Retno cho rằng trong thời gian tới, ASEAN sẽ phải đối mặt với những thách thức phức tạp hơn và đây sẽ là phép thử đối với sự phù hợp của ASEAN. Trong nội bộ, ASEAN vẫn phải tìm giải pháp cho vấn đề Myanmar trong bối cảnh việc thực hiện Đồng thuận 5 điểm còn trì trệ. Ở bên ngoài, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong khu vực sẽ tiếp tục đe dọa vai trò trung tâm của ASEAN. Trong khi đó, suy thoái kinh tế toàn cầu đang hiển hiện cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế khu vực.
Ngoại trưởng Retno cho hay đó là lý do chính khiến Indonesia đã chọn chủ đề "ASEAN quan trọng: Tâm điểm tăng trưởng" cho nhiệm kỳ Chủ tịch của mình.
Bà Retno nhấn mạnh rằng không có lựa chọn nào khác ngoài việc đảm bảo ASEAN vẫn phù hợp để giải quyết các vấn đề quan trọng của khu vực và toàn cầu. ASEAN cần đóng vai trò chủ đạo trong việc giải quyết các động lực địa chính trị mới và cần tiếp tục trở thành tâm điểm tăng trưởng toàn cầu.
Theo bà Retno, để đạt được mục tiêu trên, một Ban thư ký ASEAN mạnh mẽ hơn và nâng cao vai trò của Tổng Thư ký trở nên cấp bách hơn. Đó là lý do Chủ tịch ASEAN Indonesia 2023 ưu tiên củng cố Ban thư ký ASEAN.
Bà Retno khẳng định Indonesia mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Ban thư ký ASEAN để đảm bảo thành công của nhiệm kỳ năm nay. Đồng thời, Jakarta sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Ban thư ký ASEAN dưới sự lãnh đạo của tân Tổng thư ký Kao Kim Hourn.
Trung Quốc ngừng cấp visa ngắn hạn cho du khách Hàn Quốc Đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc hôm 10/1 đã ra thông báo ngừng việc cấp thị thực ngắn hạn cho du khách Hàn Quốc. Đây được coi là động thái trả đũa đầu tiên từ Bắc Kinh đối với các quốc gia áp đặt kiềm chế Covid-19 đối với du khách từ Trung Quốc. Nhân viên kiểm dịch mặc đồ bảo...