Tân bộ trưởng Bộ Y tế: Tập trung giải quyết việc thiếu thuốc, trang thiết bị y tế
Chia sẻ với báo chí sau khi được phê chuẩn bổ nhiệm, tân Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ khó khăn của ngành y tế hiện rất nhiều.
Tình trạng khan hiếm thuốc khiến nhiều loại thuốc tăng giá – Ảnh: DUYÊN PHAN
Chia sẻ với báo chí sau khi được phê chuẩn bổ nhiệm, tân Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ khó khăn của ngành y tế hiện rất nhiều.
Và bà Đào Hồng Lan rất tin tưởng vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cục, vụ, viện, bệnh viện có chuyên môn rất giỏi và mọi người sẽ giúp bà hoàn thành nhiệm vụ.
Nâng cao chất lượng chữa bệnh
Tân Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan
Bà Lan cho biết ngoài việc bảo vệ thành quả chống dịch COVID-19, bà tập trung cho các nhiệm vụ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của người dân.
Video đang HOT
Trong đó, bà tập trung chỉ đạo tháo gỡ, vướng mắc của việc thiếu thuốc, trang thiết bị. Bộ sẽ đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật, đặc biệt là Luật dược, Luật đấu thầu, Luật giá và các nghị định hướng dẫn để tháo gỡ căn cơ, bài bản, đảm bảo có căn cứ thực hiện cho chặng đường dài tiếp theo.
Hiện bộ cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, bổ sung các quy định về đấu thầu thuốc, trang thiết bị vật tư thông qua dự án Luật đấu thầu (sửa đổi). Bộ cũng tích cực để làm sao đẩy nhanh việc cấp phép giấy gia hạn lưu hành thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế để có căn cứ cho doanh nghiệp tham gia cung ứng trên thị trường. Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương, bệnh viện chủ động tháo gỡ khó khăn thuộc thẩm quyền của mình.
“Cùng với đẩy nhanh tốc độ mua sắm, đấu thầu tập trung và đàm phán giá thuốc, bộ cũng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền về cơ sở để làm sao chủ động, linh hoạt cho địa phương và cơ sở triển khai thực hiện”, bà Lan nói.
Cải thiện chế độ tiền lương
Nói về tình trạng cán bộ, nhân viên y tế đồng loạt nghỉ việc, bà Lan cho hay thời gian qua, bộ đang rất tích cực phối hợp với các bộ, ngành để đề xuất cải thiện chế độ tiền lương đối với đội ngũ nhân viên ngành y tế. Trước mắt sẽ trình nghị định 56 sửa đổi chế độ đối với nhân viên y tế tuyến cơ sở, dự phòng. Quá trình triển khai nghị quyết 27 về chính sách cải cách tiền lương, bộ cũng sẽ có những đề xuất phù hợp.
“Việc chăm sóc sức khỏe người dân hiện nay đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao, vì vậy chất lượng nhân lực ngành y tế rất quan trọng. Chúng tôi xác định giải pháp việc đào tạo nguồn nhân lực từ đầu vào, cho đến việc bồi dưỡng đội ngũ hiện nay và tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, có giải pháp hỗ trợ đội ngũ nhân viên y tế làm việc.
Một trong những giải pháp căn cơ đó là thực hiện những cơ chế về tài chính y tế đảm bảo hoạt động đầy đủ của hệ thống cơ sở. Tập trung làm những việc này mới giải quyết căn bản các vấn đề của y tế hiện nay”, bà Lan nhấn mạnh.
Công tác trong ngành y tế, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) bày tỏ sự thông cảm với những trọng trách, áp lực mà bất kỳ ai nhận nhiệm vụ bộ trưởng Bộ Y tế phải mang. Theo bà Lan, tất cả những yếu kém của ngành y tế hiện nay đã tồn tại nhiều năm, qua nhiều đời bộ trưởng và trách nhiệm không chỉ của riêng ai.
Hiện nay có ý kiến bộ trưởng mới không có chuyên môn sẽ khó giải quyết dứt điểm được những tồn tại trong ngành, đó đúng là một lo ngại. Nhưng dù chuyên môn có giỏi đi chăng nữa mà nếu không có sự vào cuộc, không có chủ trương, định hướng tốt, thực sự coi y tế, an sinh xã hội là một vấn đề hết sức quan trọng thì cũng khó giải quyết.
“Bao nhiêu đời bộ trưởng trước đây có trình độ chuyên môn cao trong ngành cũng chưa giải quyết được. Đôi khi bộ trưởng không phải chuyên môn trong ngành sẽ dũng cảm quyết định những vấn đề quan trọng, quyết tâm vì người dân, vì sự phát triển của ngành”, bà Lan nói.
Do đó, bà Lan mong muốn bộ trưởng mạnh dạn quyết những vấn đề liên quan đến những cái quan trọng nhất, mong muốn lớn nhất của ngành như tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế. Đừng chỉ hài lòng với các báo cáo của các sở y tế, phải lắng nghe sự thật và quyết tâm để giải quyết.
Thực ra, ngành y tế không thiếu những người có trình độ để làm, nhưng làm sao để kết hợp lại và phát huy được. Còn như hiện nay, cứ theo cơ chế cũ, lối mòn, những cơ chế cũ kỹ, lạc hậu cuối cùng người dân là người phải trả giá khi chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng của ngành đi xuống.
* Bác sĩ BÙI ĐỨC NGUYÊN (đang công tác tại một bệnh viện ở Hà Nội):
Mong tân bộ trưởng giúp tăng lương, giảm giờ làm
Thời gian vừa qua với nhân viên y tế chúng tôi có rất nhiều áp lực về tâm lý, nhất là sau các vụ như Việt Á… Cạnh đó hiện nay thời gian, áp lực làm việc của bác sĩ quá lớn trong khi thu nhập không tương xứng dẫn đến nhiều người chán nản, xin nghỉ ra các bệnh viện tư làm. Nên chúng tôi mong trong thời gian sớm nhất bộ trưởng quan tâm hơn để có thể có cơ chế tăng lương, thu nhập, giảm giờ làm cho anh em bác sĩ, nhân viên y tế các bệnh viện công.
Ngoài ra, hiện nay tình hình an ninh ở nhiều bệnh viện rất phức tạp. Không ít bác sĩ, nhân viên y tế đã bị người nhà bệnh nhân đánh, gây thương tích khiến anh em sợ hãi, ảnh hưởng tâm lý rất lớn. Do vậy, chúng tôi mong muốn bộ trưởng sớm có biện pháp để bảo vệ an toàn cho các nhân viên y tế khi làm nhiệm vụ.
Cuối cùng, hiện các bác sĩ mất rất nhiều thời gian và công sức để làm các thủ tục hành chính như xin cấp chứng chỉ hành nghề… Nên rất mong tân bộ trưởng có phương án giảm bớt thủ tục hành chính để các bác sĩ dành thời gian chuyên tâm làm công tác chuyên môn, cứu chữa cho người bệnh và nghiên cứu khoa học.
INFOGRAPHIC Trình Quốc hội phê chuẩn bà Đào Hồng Lan làm Bộ trưởng Y tế
Sáng 21.10, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo chương trình, việc bỏ phiếu quyết định đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm cũng như thông qua nghị quyết Quốc hội về việc bổ nhiệm sẽ được tiến hành trong đầu giờ chiều nay. Kết quả sẽ được công bố vào cuối giờ chiều cùng ngày.
Bà Đào Hồng Lan phát biểu tại Quốc hội trong vai trò Quyền Bộ trưởng Y tế. ẢNH GIA HÂN
Bà Đào Hồng Lan sinh năm 1971 (51 tuổi); quê quán tại xã Tam Kỳ, H.Kim Môn (nay là H.Kim Thành), tỉnh Hải Dương; trình độ thạc sĩ kinh tế, cao cấp lý luận chính trị.
Bà Lan từng trải qua các chức vụ: Phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Phó chánh Văn phòng, Chánh văn phòng Bộ LĐ-TB-XH. Từ tháng 12.2014, bà giữ chức Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đầu năm 2016, bà Đào Hồng Lan được bầu vào Ban Chấp hành T.Ư Đảng. Đến tháng 3.2018, bà được Bộ Chính trị, Ban Bí thư luân chuyển, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Từ tháng 12.2019, bà là Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh.
Tới tháng 9.2020, bà Đào Hồng Lan được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Tại Đại hội XIII của Đảng, bà Đào Hồng Lan được bầu vào T.Ư Đảng khóa XIII.
Tới ngày 15.7, bà Đào Hồng Lan được Bộ Chính trị điều động, phân công làm Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế và Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế thay cho ông Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế, bị khai trừ Đảng, bãi nhiệm và khởi tố bắt tạm giam để điều tra trước đó.
Quốc hội dự kiến phê chuẩn Bộ trưởng Bộ Y tế tại kỳ họp thứ 4 Trong dự kiến chương trình kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XV diễn ra vào tháng 10 tới đây có nội dung phê chuẩn nhân sự Bộ trưởng Bộ Y tế. Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan Theo báo cáo chuẩn bị kỳ họp thứ 4 của Quốc hội trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều...