‘Tân binh’ Mazda CX-3 vượt doanh số Hyundai Kona
Sau hơn 1 tháng ra mắt thị trường, doanh số của “tân binh” Mazda CX-3 bất ngờ “vượt mặt” đối thủ Hyundai Kona ở phân khúc CUV cỡ B trong tháng 5/2021.
Mazda CX-3 chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam kể từ tháng 4/2021. Xe bán ra với 3 phiên bản có giá bán lần lượt là: 629, 669 và 709 (triệu đồng).
“Tân binh” nhà Thaco được định vị nằm ở phân khúc CUV cỡ B và cạnh tranh với các đối thủ như Hyundai Kona hay Ford EcoSport.
Báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam ( VAMA) cho biết doanh số của CX-3 trong tháng 5/2021 là 426 xe, trong khi đó đối thủ lâu năm là Hyundai Kona chỉ đạt doanh số 369 xe. Như vậy, CX-3 hiện có lượng xe được tiêu thụ nhiều hơn Kona tới 57 chiếc.
Mazda CX-3 “vượt mặt” doanh số Hyundai Kona trong tháng 5/2021
Doanh số này của Mazda CX-3 là lượng xe được khách hàng đạt cọc từ trước đó. Chính vì vậy vẫn còn là quá sớm để khẳng định CX-3 có thể duy trì được lợi thế này trong thời gian tới, bởi Kona có nhiều ưu thế hơn.
Đầu tiên là về thông số kích thước kỹ thuật của xe. Cụ thể, chiều dài cơ sở của CX-3 là 2.570 mm, chiều dài 4.275 mm, rộng 1.765 mm, cao 1.535 mm. So với kích thước của Hyundai Kona (có kích thước dài, rộng, cao lần lượt là: 4.165 x 1.800 x 1.565 mm, trục cơ sở 2.600 mm), CX-3 có trục cơ sở ngắn hơn, hẹp hơn và thấp hơn nhưng dài hơn so với đối thủ nhà Hyundai.
Video đang HOT
Điều này đồng nghĩa với việc không gian ngồi bên trong của Mazda CX-3 sẽ không được thoải mái và rộng rãi như Hyundai Kona. Ngoài ra, Mazda CX-3 cũng không có cửa gió cho hàng ghế sau. Đây có thể sẽ là một điểm trừ khá lớn đối với nhiều người khi đang có ý định “xuống tiền”.
Không gian ngồi bên trong của Mazda CX-3 sẽ không được thoải mái và rộng rãi như Hyundai Kona
Thứ hai là về thiết kế, CX-3 vẫn duy trì kiểu ngôn ngữ thiết kế cũ thay vì kiểu mới hiện đang áp dụng trên các mẫu xe “đàn anh” là CX-5 và CX-8.
Thứ ba là về trang bị tiện ích, CX-3 thua thiệt trước Hyundai Kona khi không có cửa sổ trời và sạc điện thoại không dây.
Thứ tư là khả năng vận hành. Mazda CX-3 vẫn nằm cửa dưới so với Hyundai Kona khi cung cấp sức mạnh cho CX-3 chỉ là động cơ hút khí tự nhiên thông thường còn đối thủ Kona sử dụng động cơ tăng áp.
Mazda CX-3 thua thiệt trước Hyundai Kona khi không có cửa sổ trời và sạc điện thoại không dây
Mặc dù thua thiệt khá nhiều trước đối thủ Hyundai Kona như liệt kê ở trên, nhưng khi nhắc đến tới trang bị an toàn, Mazda CX-3 lại đang là mẫu xe có nhiều công nghệ nhất phân khúc CUV đô thị cỡ B nhờ sở hữu gói an toàn i-Activsense tương tự như Mazda CX-5 hay CX-8.
Xét về giá bán, Mazda CX-3 được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan nhưng giá bán cao nhất chỉ lên tới 709 triệu đồng, thấp hơn Kia Seltos (729 triệu đồng) và Hyundai Kona (750 triệu đồng). Vì vậy, giá bán hấp dẫn sẽ là bệ phóng cho Mazda CX-3 có thể sẽ bán chạy trong vài tháng tới nhưng sẽ rất khó để giành lấy vị thế dẫn đầu ở phân khúc CUV đô thị cỡ B.
Hyundai Kona giảm giá khoảng 60 triệu đồng ở đại lý
TC Motor thông báo giảm 40 triệu cho Kona, nhưng thực tế giao dịch đại lý còn giảm thêm hơn 20 triệu tuỳ phiên bản.
Chương trình giảm giá được hãng cho biết áp dụng trong tháng 6 ở tất cả các phiên bản. Theo khảo sát, trong 4 đại lý của Hyundai tại Hà Nội, có 2 đại lý bán thấp hơn hai đại lý còn lại khoảng 5-7 triệu mỗi xe. Mức giảm thực tế Kona trên thị trường như sau:
(Đơn vị: triệu đồng)
Tại mỗi đại lý mức giảm có thể khác nhau nhưng không đáng kể, có thể quy đổi ưu đãi bằng tiền mặt sang phụ kiện hoặc bảo hiểm thân vỏ. Chương trình ưu đãi từ đại lý đã có trong các tháng trước đây với mức dao động 15-30 triệu đồng. Theo đại lý, trong tháng 6 này chương trình được tăng lên nhờ có thêm hỗ trợ từ hãng.
Các phiên bản đều đủ màu và số VIN 2021 (sản xuất năm 2021). Hiện tại, cả hãng và đại lý của Hyundai đều không phản hồi về thông tin xe được giảm giá để dọn kho chuẩn bị đón phiên bản mới.
Hyundai Kona tại đại lý ở Hà Nội. Ảnh: Bình Đỗ
Kona ra mắt thị trường Việt năm 2018, khi mà phân khúc crossover cỡ B đang là sân chơi riêng của EcoSport. Chỉ một thời gian ngắn, Kona chiếm giữ vị trí số một phân khúc của đối thủ nhà Ford, vững ngôi vương trong khoảng gần 3 năm qua, trước khi Kia Seltos xuất hiện và chiếm ngôi của mẫu xe đồng hương.
Ngoài Seltos, Toyota Corolla Cross ở phân khúc C- cũng là một lựa chọn khác cho những người muốn mua xe gầm cao cỡ nhỏ. Mới đây nhất là chiếc Mazda CX-3 cùng CX-30. Tất cả đều khiến Kona phải chia sẻ thị phần. Covid-19 khiến thị trường ôtô giảm chung cũng là một yếu tố ảnh hưởng không tốt tới kết quả kinh doanh Kona.
Bên cạnh mẫu crossover cỡ B, TC Motor còn thực hiện chương trình khuyến mãi cho chiếc sedan cỡ C Elantra. Cụ thể, ưu đãi từ hãng và đại lý với mức giảm cao nhất khoảng 25-30 triệu đồng cho phiên bản 2.0 AT, các phiên bản còn lại mức 15-25 triệu đồng.
Elantra có 4 phiên bản, cạnh tranh trực tiếp với Mazda3, Corolla Altis, Kia Cerato và Honda Civic. Elantra là mẫu xe con bán chậm nhất của Hyundai.
Đây là lần hiếm hoi các mẫu xe của Hyundai giảm giá sâu. Trước đó vốn các mẫu xe của hãng thường bán đúng giá niêm yết, hoặc khuyến mãi nhẹ khoảng 10-15 triệu đồng. Dù doanh số Kona để Seltos vượt, Hyundai vẫn là thương hiệu bán chạy nhất tại Việt Nam xét trên tổng số bán luỹ kế 2021 hết 5 tháng. Tuy vậy, Toyota đang bám sát phía sau, tiếp theo đó là chính Kia cũng đang tăng trưởng phi mã so với năm trước, nhờ sự xuất hiện của Seltos và Sorento mới.
Tân binh Mazda CX-3 bán chạy hơn Hyundai Kona và Ford EcoSport Ngay trong tháng đầu tiên mở bán, tân binh Mazda CX-3 ghi nhận doanh số cao hơn Hyundai Kona và Ford EcoSport. Mazda CX-3 ghi nhận doanh số tương đối khả quan ngay tháng đầu tiên chính thức bán ra Tháng 5/2021 là tháng mở bán chính thức đầu tiên của Mazda CX-3 tại Việt Nam dù đã ra mắt từ 20/4 trước...