Tân binh Kpop: Vung tiền chỉ để được hát lót mở màn
Để xuất hiện trên sân khấu một chương trình âm nhạc, đó là cả một câu chuyện dài của nhóm nhạc tân binh và quản lý của mình.
Các chương trình âm nhạc đều bắt đầu bằng những tân binh mới. Nhưng để được xuất hiện trong chương trình, hầu hết họ đã phải “vật lộn” rất vất vả… Đây là sự thật! Đối với một chương trình âm nhạc, thời lượng trên sân khấu luôn được cố định và quy chuẩn rất nghiêm ngặt. Để xuất hiện vài phút mở màn của các chương trình là cả một câu chuyện dài của nhóm nhạc tân binh và quản lý.
Vào 10 giờ sáng thứ hai hàng tuần, quản lý của các nhóm tân binh khác nhau tập trung xung quanh các cửa hàng cà phê ở phía trước tòa nhà KBS. Họ chờ đợi một cơ hội để gặp gỡ với nhà sản xuất chương trình Music Bank của đài KBS. Tuy nhiên, vì các nhà sản xuất luôn luôn bận rộn với các cuộc họp nên quản lý đó phải chờ đợi khoảng 3 giờ để gặp họ. Thời gian lâu nhất để gặp là khéo dài trong 5 phút, thậm chí có người còn không gặp được.
Tân binh Gooddess.
Đối với các công ty có sao lớn, họ trao cơ hội cho các nghệ sỹ và tân binh. Đối với các công ty này, họ có thể “đặt hàng” để nhóm nhạc tân binh xuất hiện trong nhiều tuần liên tiếp do mối quan hệ được xây dựng qua các sao lớn.
Vấn đề đáng nói ở đây là những công ty nhỏ, họ không có được những mối quan hệ như vậy để giúp ‘gà’ của mình. Đối với những công ty này, họ phải bỏ tiền túi để có sự xuất hiện của nhóm nhạc tân binh. Đây là thoả thuận phổ biến mà hầu hết các cơ quan hiện nay đều sử dụng. Thậm chí họ còn tuyển dụng quản lý chuyên về những vấn đề giao dịch.
Nhóm Evol.
Video đang HOT
Ngày thứ ba, danh sách chính thức của các nghệ sỹ biểu diễn trên sân khấu Music Bank được chốt lại. Tất cả các công ty đều lo lắng chờ đợi một câu trả lời qua điện thoại. Nếu nhận được một cuộc gọi, tân binh sẽ có cơ hội xuất hiện, nhưng nếu không nhận được cuộc gọi nào, họ sẽ ở nhà và … xem nhóm nhạc khác biểu diễn trên TV.
Các nhà quản lý phải làm việc vất vả để có được ít nhất một vị trí trong 4 chương trình âm nhạc lớn của Kpop, đó là: Music Bank (Đài KBS), Music Core (Đài MBC), Inkigayo (Đài SBS) và M! Countdown (Đài Mnet). Hàng tuần, khá giống nhau trên tất cả các chương trình, các nhà quản lý đều làm việc vất vả và chờ đợi một cơ hội để nói chuyện với một trong các nhà sản xuất để có được vị trí trong chương trình. Cuộc gặp gỡ này không dễ dàng như với các công ty lớn. Các công ty lớn có thể cạnh tranh cho vị trí mà họ muốn thực hiện và kéo dài thời gian.
Tân binh thành công của YG – Lee Hi.
Tân binh Eric Nam.
BTOB.
Mặc dù rất khó cho các công ty nhỏ để các nghệ sĩ xuất hiện trên sân khấu, nhưng các nhà sản xuất và nhân viên của chương trình âm nhạc cũng rơi vào tình huống khó xử. Đội ngũ sản xuất đôi khi phải cắt giảm thời gian để các nghệ sĩ biểu diễn ngắn đi và thêm vào một hoặc hai sự bổ sung. Đôi khi, sự can thiệp này gây căng thẳng khi phải từ chối một số nhóm bởi vì không có bất kỳ khoảng thời gian trống nào.
Theo Zing
Tân binh Kpop: "30 như 1"
Năm 2012, sàn đấu Kpop tiếp tục chứng kiến sự đổ bộ ào ạt của hàng loạt nhóm nhạc tân binh. Theo bảng xếp hạng CJ E&M và Gaon, 30 ma mới đã lên sàn, trong đó bao gồm EXO-K, B.A.P, BTOB, NU'EST, Hello Venus, AOA, FIESTAR, A-JAX, Big Star, C-Clown... Và từ giờ cho đến cuối năm, vẫn sẽ có những nhóm nhạc mới tiếp tục ra mắt.
Các sân khấu ca nhạc rơi vào tình trạng quá tải thần tượng, với số lượng nhóm nhạc xuất hiện trong "Music Bank" và "Music Core" lần lượt và 16 trên 24 và 15 trên 21
Điều đáng nói là trong 30 nhóm nhạc này, hầu như không có gương mặt nào nổi bật hơn hẳn, kể cả những nhóm nhạc xuất thân từ các lò đào tạo lớn như EXO-K (SM Entertainment) và BTOB (Cube Entertainment).
Chỉ vài năm trước đây thôi, các công ty quản lý vẫn hết sức thận trọng khi ra mắt một nhóm nhạc sau khi đã tiến hành đào tạo nhiều năm trời. Tuy nhiên giờ đây, tân binh cứ tằng tằng xuất xưởng, bất kể quy mô công ty như thế nào. Một nhà sản xuất cho biết: "Vô số công ty quản lý tin rằng họ cần các nhóm nhạc thần tượng để bắt kịp thời đại, đồng thời đảm bảo lượng tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Chính vì vậy mà rất nhiều người cho rằng hàng loạt nhóm nhạc chất lượng thấp đang đột ngột lên sàn cùng lúc".
Sự hào hứng của Kpop fan đối với các thần tượng tân binh cũng sụt giảm đáng kể
Vì lượng cung liên tục tăng nên theo đó công ty quản lý đã đẩy gà cưng của mình vào tình trạng tranh đấu quyết liệt. Để lôi kéo sự chú ý của khán giả, không ít nhóm nhạc đã chọn cách thể hiện những trang phục, MV... lộ liễu và tai tiếng. Một số nhân vật trong ngành âm nhạc cho rằng những nhóm nhạc trực thuộc các lò đào tạo đủ khả năng tài chính, giàu kinh nghiệm và sở hữu chiến thuật quảng cáo hiệu quả sẽ tồn tại trong cuộc chiến khốc liệt này.
Mặt trái của việc đào tạo thần tượng còn được thể hiện qua mâu thuẫn giữa các thành viên trong cùng một nhóm nhạc
Mặt trái của việc nuôi dưỡng và tung ra thị trường các nhóm nhạc thần tượng còn được thể hiện qua mâu thuẫn giữa các thành viên trong cùng một nhóm, dẫn đến sự thay đổi và ra đi của một số gương mặt. Gần đây nhất là vụ lùm xùm giữa Hwayoung và T-ara. Ngoài ra, EXID, Girl's Day, Dalmatian, Dal Shabet, Rania... cũng là những cái tên chứng kiến sự thay đổi thành viên trong nội bộ nhóm.
Và để tránh gạch đá từ các fan cũng như công chúng, một số công ty giải trí đã tìm ra giải pháp mang tên "tốt nghiệp" và "hoạt động nhóm nhỏ", giúp cho việc thay đổi thành viên diễn ra thuận lợi hơn. Một người hoạt động trong lĩnh vực PR tiết lộ: "Các thành viên vốn xuất thân từ các hoàn cảnh khác nhau, mang những tính cách khác nhau nhưng lại buộc phải sống cùng nhau. Rõ ràng là mâu thuẫn hoàn toàn có thể nảy sinh từ những sự khác biệt này".
Ngoài ra, còn tồn tại một số tiêu cực khác nảy sinh từ việc đào tạo thần tượng như quấy rối tình dục, thu hút đầu tư, thực hiện điều khoản hợp đồng không nghiêm túc...
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người đặt kì vọng vào trào lưu sản xuất thần tượng. Câu hỏi đặt ra là liệu nhóm nhạc nào có thể biến mình trở thành tân binh nổi trội hơn hẳn các gương mặt khác. Trên thực tế, các nhóm nhạc vẫn nỗ lực tìm ra thành viên có thể gây tiếng vang trong lĩnh vực diễn xuất và chương trình tạp kĩ, cũng như thành viên đảm nhiệm vai trò nghệ sĩ có khả năng sáng tác như G-Dragon (Big Bang) hay Yong Junhyung (B2ST).
Các nhà sản xuất âm nhạc Hàn Quốc cần hướng đến những sản phẩm mang tính lan tỏa như "Gangnam Style"
Người đại diện một hãng đĩa kết luận: "Phản ứng đáng kinh ngạc của công chúng trước Gangnam Style chính là dấu hiệu thức tỉnh các nhà sản xuất âm nhạc chỉ tập trung vào đào tạo các nhóm nhạc thần tượng. Đã đến lúc tạo ra những sản phẩm âm nhạc hướng đến thị trường thế giới, cũng như những nội dung chất lượng cao để có thể cạnh tranh trên toàn cầu".
Theo TTVN
Khán giả "ném đá" vì sự cố truyền hình Chương trình âm nhạc Music Bank được phát sóng trực tiếp từ sân vận động Jeonju vào chiều ngày 8/6 vừa qua đã phát sinh sự cố trong khi truyền tín hiệu hình ảnh. Đặc biệt, đây là sân khấu đánh dấu sự trở lại sau một thời gian dài của nhóm Wonder Girls nên nhận được sự quan tâm lớn của các...