‘Tấm vé’ thoát ác mộng Covid-19
Eduardo Torres, 53 tuổi, ở Chicago, hôm 13/5 dậy sớm hơn thường lệ để đưa con gái ông, Raquel, 14 tuổi, đi tiêm vaccine Covid-19. Đây là khoảnh khắc cả gia đình ông mong đợi.
“Tôi nói với vợ ‘Anh phải đưa con đi tiêm ngay lập tức”, Torres kể lại. Ông đón Raquel tại trường và vội vàng đưa cô bé đến điểm tiêm chủng gần Wrigley Field. Raquel trở thành một trong những thiếu niên đầu tiên của Mỹ nhận vaccine Covid-19.
Chiến dịch tiêm chủng mở rộng cho thanh thiếu niên bắt đầu ngày 13/5, theo khuyến nghị của chính phủ liên bang. Người từ 16 tuổi trở lên đã tiêm vaccine tháng trước. Việc Mỹ triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho người 12-15 tuổi được đánh giá là đánh dấu bước ngoặt mới, là “tấm vé” đưa hàng triệu trẻ em trở lại cuộc sống bình thường.
Từ Seattle, San Antonio đến New York, học sinh mặc áo phông họa tiết và đồ thể thao tràn vào các trung tâm. Nhiều em tạm nghỉ tiết toán, nắm tay phụ huynh ngay khi mũi tiêm chạm vào bắp tay.
Khung cảnh khác xa với vài tháng trước, khi vaccine chỉ được triển khai cho người trên 65 tuổi. Đây là dấu hiệu cho thấy đất nước này đã tiến xa thế nào trong cuộc chạy đua tiêm chủng. Khoảng 15 triệu thiếu niên ở độ tuổi 12-15, chiếm 5% dân số, đủ điều kiện nhận vaccine. Cuộc sống ở Mỹ được kỳ vọng sớm trở lại bình thường.
“Cháu muốn ngủ một giấc. Cháu muốn lại được du lịch đến nhiều nơi”, Kira Barth, 14 tuổi, chia sẻ sau khi tiêm liều vaccine Pfizer đầu tiên ở Nashville, hôm 13/5. Em gái song sinh của cô bé, Nola, muốn đến siêu thị Target.
Tiến sĩ Paul Offit, chuyên gia bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, cho biết vaccine đánh dấu cột mốc quan trọng sau nhiều tháng cuộc sống của thanh thiếu niên Mỹ bị gián đoạn. Họ phải học trực tuyến, không thể giao tiếp với bạn bè, nhiều người chịu cảnh cách ly và gặp vấn đề sức khỏe tâm thần.
“Trẻ em hứng chịu đại dịch theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt về mặt tâm lý. Vaccine như tấm vé thoát khỏi vấn đề đó”, ông nói.
Cặp song sinh Kira và Nola Barth, 14 tuổi, được tiêm vaccine Covid-19 tại Nashville, ngày 13/5. Ảnh: NY Times
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn cảnh giác với vaccine. Họ cho rằng chiến dịch tiêm phòng là cuộc thử nghiệm quy mô lớn. Tâm lý đó có thể là rào cản trong việc chủng ngừa bao phủ ở thanh thiếu niên. Lượng người đến tiêm vaccine trong đợt này không quá đông. Chính phủ nhận được ít báo cáo về tình trạng quá tải hay trục trặc kỹ thuật.
Theo nghiên cứu của tổ chức Kaiser Family Foundation, được công bố đầu tháng 5, 25% phụ huynh cho biết họ chắc chắn không đưa con em đi tiêm chủng. 25% khác dự định chờ đợi lâu hơn. Cứ 10 phụ huynh thì khoảng 3 người nói sẽ cho con đi tiêm vaccine càng sớm càng tốt.
“Tôi đã nghe rất nhiều người bảo ‘Đừng tiêm chất độc vào người con tôi hoặc ‘Con tôi đủ khỏe, kể cả mắc Covid-19, chúng sẽ ổn thôi”, Kenyetta Burr, thanh tra tại các trường công lập ở Youngstown, Ohio, kể lại.
Trước quyết định có cho con đi tiêm phòng hay không, phụ huynh cân nhắc đến nhiều yếu tố. Hiện số ca nhiễm toàn quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020 nhưng trẻ em lại chiếm tỷ lệ lớn trong số này. Nếu mắc Covid-19, trẻ em là nhóm tuổi ít chuyển nặng hay nhập viện, khó tử vong. Trong số 3,8 triệu trẻ nhiễm nCoV, chỉ có 306 trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, nhóm tuổi này dễ làm lây lan virus. Thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi có tỷ lệ dương tính nCoV cao nhất so với các nhóm, theo dữ liệu gần đây từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).
Bác sĩ cũng lo ngại về Hội chứng viêm đa hệ (MIS-C), thường xuất hiện từ hai đến 5 tuần sau khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ, không triệu chứng. Hội chứng hiếm gặp, song nghiêm trọng, cần nhập viện, đôi khi phải điều trị tích cực.
Một số gia đình không thể chờ đợi vaccine lâu hơn. Julian Boyce, 14 tuổi, là một trong những người đầu tiên tiêm chủng tại Trung tâm Bệnh viện Harlem, New York. Trước đó, khoảng 20 người gia đình cậu quen biết đã chết vì Covid-19. Hai người sống cùng tòa nhà, một nhân viên bảo vệ tòa nhà kế bên, giáo dân trong nhà thờ nơi họ sinh sống…
Ngay khi Boyce đủ điều kiện, cha mẹ nhanh chóng đưa cậu đến bệnh viện tiêm phòng. Cậu bé yêu cầu y tá tiêm thuốc vào cánh tay trái để phản ứng đau nhức không ảnh hưởng đến việc học.
“Tớ vừa tiêm vaccine”, Boyce nhắn tin cho bạn bè sau khi hoàn thành mũi đầu tiên.
Julian Boyce, 14 tuổi, và mẹ là Satrina Boyce tại Trung tâm Bệnh viện Harlem, Manhattan sau khi hoàn thành mũi vaccine đầu tiên, ngày 13/4. Ảnh: NY Times
Đối với nhiều thanh thiếu niên, lý do lớn nhất để tiêm chủng là cơ hội được gặp lại bạn bè. Calysta Magne-Gordon, 13 tuổi, bật ngón cái tại một bệnh viện ở Nashville và nói với bố mẹ: “Con thích lắm, hãy làm đi. Con cần tiêm vaccine”.
Calysta phải học trực tuyến và không được gặp bạn bè từ năm ngoái. Cô bé mong muốn tham dự hội trại nghệ thuật và âm nhạc ở Michigan thời gian tới. Gần hơn, Calysta muốn được ăn món bánh quế ở nhà hàng yêu thích một lần nữa.
Cha của cô, Cyrille Magne, cho biết ông và vợ đã nghiên cứu kỹ thông tin về vaccine. Họ từng đăng ký cho con gái tham gia thử nghiệm lâm sàng.
“Tôi hiểu ý mọi người khi nói ‘Chẳng ai rõ về tác dụng phụ lâu dài của vaccine, nhưng chúng tôi cũng biết ảnh hưởng lâu dài của việc tử vong vì Covid-19. Tôi đã so sánh giữa lợi ích và rủi ro”, ông nói.
CDC đã bỏ yêu cầu đeo khẩu trang đối với người Mỹ tiêm đủ vaccine. Leon Weber, 12 tuổi, vừa được tiêm chủng ở Seattle ngày 13/5. Cậu mong đợi trở lại cuộc sống bình thường. Weber cho biết dùng khẩu trang khi đi bộ, chơi bóng chày và hoạt động thể chất giống như “có một bức tường trước mặt”.
Ở San Antonio, ít nhất 40 thiếu niên đã tiêm vaccine tại một trung tâm thương mại, tối 13/5. Quan chức liên bang thông báo nhu cầu dự kiến tăng hơn nữa.
San Antonio có hơn 60% dân số là người Latinh, nhóm bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19. Nhiều gia đình cho biết vaccine là điều cấp thiết. Abner Navarrete, 47 tuổi và vợ, Giselle Abrego, 45 tuổi, cùng đưa con gái Romina đi tiêm phòng. Cô bé bỏ lỡ sinh nhật tròn 15 tuổi vào tháng 12 năm ngoái.
“Dù không được ăn sinh nhật, tôi vẫn đang được sống”, Romina mỉm cười sau chiếc khẩu trang.
Mẹ chồng gọi điện giục về chơi vì có đồ ăn ngon, tôi lập tức giả ốm không đi dù ông bà đối xử với con dâu rất tốt
Bố mẹ chồng hiện sống ở huyện ngoại thành, ông bà có lương hưu và có chút tích góp nên cuộc sống khá dễ chịu.
"Em ơi mẹ bảo cuối tuần này hai vợ chồng về chơi, mẹ mua được mẻ cá sông ngon lắm, vẫn cất tủ lạnh phần vợ chồng mình", chồng tôi nghe điện thoại của mẹ xong thì cười tươi bảo vợ.
Tôi vừa từ nhà tắm đi ra, nghe được lời chồng mà giật thót, cố nặn ra nụ cười gượng gạo ậm ừ cho qua chuyện. Ông bà rất dễ tính, sống chân thành, coi tôi chẳng khác gì người nhà nhưng tôi thật sự không muốn về chút nào.
Sau đám cưới vợ chồng tôi ra ở riêng, thuê nhà trong trung tâm thành phố cho tiện đi làm. Bố mẹ chồng hiện sống ở huyện ngoại thành, ông bà có lương hưu và có chút tích góp nên cuộc sống khá dễ chịu.
Thế nhưng mỗi lần về chơi nhà bố mẹ chồng đối với tôi lúc nào cũng là ác mộng. Tất cả cũng chỉ bởi mẹ chồng tôi là người bừa bộn và ở bẩn khủng khiếp. Không phải tôi nói ngoa đâu, có khi cả tháng mẹ chồng chẳng lau nhà lần nào, bát bẩn để 2 ngày mới rửa, tức là khi hết bát sạch ăn mới đành phải rửa.
Cứ nghĩ đến thảm cảnh khi về nhà bố mẹ chồng là tôi sợ hãi. (Ảnh minh họa)
Tủ lạnh cả năm chẳng lau dọn, giường chiếu, chăn màn chắc mỗi mùa giặt được một lần. Năm ngoái tôi về dịp đầu đông, mẹ chồng mang quần áo mùa đông ra mặc nhưng hỡi ôi chúng mốc hết cả lên, hôi vô cùng. Vì cuối mùa mẹ chồng cứ thế cất vào tủ, có cái còn đang mặc dở, không chịu giặt sạch phơi khô trước.
Bố chồng tôi được cái dễ tính cực kỳ, vợ thích làm thế nào thì làm, ông không bao giờ cằn nhằn, kêu ca. Vậy nên ông bà mới êm ấm được bao năm nay và cũng vì thế mà mẹ chồng mới không sửa đổi được tính xấu ấy.
Mỗi lần về chơi, tôi không chịu được khi nhìn cảnh tượng bừa bãi, bẩn thỉu từ sân vào đến trong bếp ấy, thế là lại lao vào dọn dẹp, quét tước, lau sạch mọi ngõ ngách. Vậy nên 2 ngày cuối tuần về chơi, tôi mệt bở hơi tai chứ chẳng được nghỉ ngơi, thư giãn gì cả. Phần vì tôi không chịu được bẩn, phần vì chồng tôi cũng thích vợ dọn dẹp cho bố mẹ, thể hiện sự quan tâm, hiếu thảo với ông bà. Dù ông bà cũng không bắt đâu nhưng tôi thật sự chẳng còn cách nào khác.
Cứ nghĩ đến thảm cảnh khi về nhà bố mẹ chồng là tôi sợ hãi, sáng hôm sau tôi đành bảo chồng rằng mình bị ốm rồi, để anh về thăm ông bà một mình. Nhưng rõ ràng đây không phải biện pháp lâu dài. Có cách gì để về nhà bố mẹ chồng chơi mà không phải bò ra dọn dẹp không mọi người?
(thuloan45...@gmail.com)
Bố chồng đầu trần đạp xe ngoài đường đã lạ, nơi ông dừng chân càng khiến tôi bàng hoàng Khi tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện, tôi mới vỡ lẽ nhiều điều về bố chồng mình. Mẹ chồng tôi mất vì bệnh tật từ trước khi tôi về làm dâu nhà này. Nhiều người cho rằng số tôi thế có khi lại sướng vì không phải đối mặt với các vấn đề mẹ chồng - nàng dâu. Nhưng họ nào biết bố...