Tạm ứng vốn để giải phóng mặt bằng dự án 1A, đường Vành đai 3-TP.HCM
Để dự án 1A, đường Vành đai 3-TP.HCM sớm khởi động, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai quyết định tạm lấy vốn từ nguồn vốn của quỹ phát triển đất tỉnh ứng trước cho huyện Nhơn Trạch giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Ngày 17/12, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với các sở ngành, các địa phương và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GT-VT) về tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với dự án 1A, đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch thuộc dự án đường Vành đại 3-TP.HCM.
Mô phỏng dự án đường vành đai 3
Tại buổi làm việc, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, đối với dự án 1A, hiện nay đang bước vào giai đoạn đấu thầu chọn lựa nhà thầu thi công. Dự kiến, trong quý I-2022, dự án sẽ chính thức được khỏi công xây dựng. Chính vì vậy, đơn vị cũng mong muốn tỉnh Đồng Nai đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án.
Dự án thành phần 1A có chiều dài 8,75 km, điểm đầu giao với tỉnh lộ 25B thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và điểm cuối giao với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành- Dầu Giây thuộc TP.Thủ Đức (TP.HCM). Còn đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 6,3 km.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai làm việc với các sở ngành và đơn vị liên quan để đưa ra phương án về nguồn vốn giải phóng mặt bằng. Ảnh: Tùng Nguyễn
Video đang HOT
Trong giai đoạn một, dự án làm đường rộng 20-26 mét cho 6 làn xe, vận tốc 80 km/h; vốn đầu tư gần 5.300 tỷ đồng từ vốn vay ODA Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Phần giải phóng mặt bằng tách thành dự án riêng do TP.HCM và tỉnh Đồng Nai thực hiện.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Nhơn Trạch cũng nói rằng để thực hiện dự án 1A, địa phương phải thực hiện giải phóng mặt bằng diện tích đất của 457 hộ dân thuộc địa bàn 2 xã Long Tân và Phú Thạnh và đến nay địa phương đã công bố phương án bồi thường, hỗ trợ cho 381 hộ dân.
Hiện còn 76 hộ còn lại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Nhơn Trạch đang tổng hợp, lập phương án bồi thường, hỗ trợ trình thẩm định, phê duyệt.
Tổng nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án là hơn 651 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được lấy từ nguồn thu tiền sử dụng đất hơn 634 tỷ đồng của dự án khu dân cư do Công ty CP Freeland làm chủ đầu tư (rộng 125 ha). Như vậy, kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án hiện còn thiếu khoảng 16 tỷ đồng và hiện tại Công ty CP Freeland đã nộp số tiền sử dụng đất là gần 185 tỷ đồng.
Kết luận buổi làm việc, ông Võ Tấn Đức, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai thống nhất với các phương án thực hiện tiểu dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án 1A theo hình thức thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh Đồng Nai. Về nguồn vốn sẽ tạm ứng cho UBND huyện Nhơn Trạch từ nguồn vốn của quỹ phát triển đất tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vượt khó thi công trong bão dịch
Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng để đảm bảo tiến độ dự án, từ tháng 7/2021 đến nay, Ban Quản lý dự án (BQLDA) Mỹ Thuận (đại diện chủ đầu tư) đã huy động các nhà thầu, cán bộ, kỹ sư tư vấn, giám sát, người lao động vượt khó thi công, tăng tốc trên công trường cao tốc.
Theo đại diện BQLDA Mỹ Thuận tại hiện trường dự án, cả 3/3 gói thầu cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đang đồng loạt triển khai thi công. Tuy nhiên, do khó khăn về mặt bằng, thiếu vật liệu xây dựng và nguồn nhân công vì phải giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19 tại địa phương, nên dự án đang bị chậm tiến độ khoảng gần 3% so với mục tiệu đề ra.
Đến cuối tháng 8/2021, cao tốc đã đạt khối lượng thi công tổng thể khoảng 12% giá trị hợp đồng (kế hoạch là 14,79%). Nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các địa phương phải thực hiện giãn cách, nên việc vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, nhất là nguồn cát đắp nền đường vào công trường bị chậm, cộng với vướng giải phóng mặt bằng...
Thi công đường găng phục vụ vận chuyển thiết bị vào dự án.
Từ đầu tháng 7/2021 đến nay, BQLDA đã tập trung san nền mặt đường, đắp cát hơn 910.000 m3/1,05 triệu m3 kế hoạch (86,7%), cắm bấc thấm nước 8,5 km/20,5 km... Dự kiến, đến ngày 15/9/2021, dự án sẽ hoàn thành toàn bộ công tác đắp cát nền đường đến cao độ bấc thấm. Hiện nay, Ban đã huy động được 10 mũi cắm bấc thấm để bù lại tiến độ chậm, nhà thầu dự kiến huy động bổ sung thêm 5 mũi cắm bấc thấm (tổng 15 mũi), đảm bảo trong tháng 10/2021 hoàn thành cắm bấc thấm, đắp cát gia tải chờ lún; cuối năm 2021 sẽ lấy lại tiến độ đã chậm trong thời gian qua.
Đắp cát nền mặt đường để gia tải.
Đối với vướng mắc giải phóng mặt bằng, BQLDA Mỹ Thuận đã có các văn bản số 2226/PMUMT-ĐHDA4 ngày 10/8/2021, số 2152/PMUMT-ĐHDA4 ngày 4/8/2021 đề nghị các địa phương có dự án đi qua hỗ trợ, sớm bàn giao mặt bằng sạch phục vụ thi công. Các địa phương hiện đã bàn giao khoảng 21,2/22,97 km mặt bằng sạch cho dự án (đạt 92,3%), còn vướng 192 hộ dân chưa bàn giao, với chiều dài khoảng 2 km. Mặc dù ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội, những nếu các địa phương không sớm có kế hoạch giải quyết phần vướng mắc còn lại, các nhà thầu không thể triển khai thi công đồng loạt.
Ngoài ra hiện nay, dịch COVID-19 cũng đã làm lây lan nhiều ca F0 trong các khu vực dân cư xung quanh dự án, nhiều huyện, thị xã như Bình Tân, Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) đang bị phong tỏa, nên việc di chuyển người và thiết bị phục vụ thi công dự án cũng gặp nhiều khó khăn. BQLDA đã kiến nghị với tỉnh, Bộ GTVT có biện pháp tháo gỡ vận tải để nguồn vật liệu ra/vào dự án.
Liên quan đến tiến độ dự án và trước kiến nghị của BQLDA Mỹ Thuận, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn vừa có văn bản đề nghị 6 tỉnh, thành phố hỗ trợ triển khai thi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Thi công cắm bấc chống thấm nền mặt đường.
Cụ thể, Bộ GTVT đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang cho phép và ưu tiên xe vận chuyển vật liệu thi công từ các địa phương này ưu tiên đi và đến dự án. Bộ GTVT cũng đề nghị UBND các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp xem xét ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho cán bộ, công nhân viên các đơn vị đang tham gia thi công cao tốc, nhằm hạn thế tối đa nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo tiến độ công trình.
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 22,97 km. Giai đoạn 1 đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17 m; giai đoạn 2, xây dựng 6 làn xe, nền đường 32,25 m. Giai đoạn 1 của dự án được khởi công tháng 1/2021, hoàn thành trong năm 2023, với tổng mức đầu tư khoảng 4.826 tỷ đồng.
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đi qua 2 tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp là dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông, kết nối từ TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ dài 120 km cũng như nhiều tuyến khác ở các tỉnh miền Tây. Sau khi tuyến cao tốc này hoàn thành, kết hợp với tuyến TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận và cầu Mỹ Thuận 2, tạo thành tuyến cao tốc hoàn chỉnh từ TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ, rút ngắn thời gian di chuyển trên quãng đường này chỉ còn gần 2 tiếng so với 3 - 4 tiếng hiện nay, góp phần giảm áp lực giao thông, tai nạn giao thông trên quốc lộ 1.
Chưa có phương án vốn cho giải phóng mặt bằng Trong khi nguồn vốn đầu tư xây lắp có thể cân đối được thì nguồn vốn dành cho công tác giải phóng mặt bằng các dự án thành phần đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc dự án Đường vành đai 3 vẫn chưa được xác định cụ thể. Mỹ Phước - Tân Vạn hiện là đoạn duy nhất của đường vành đai...