Tâm trạng sau khi sinh
Sau kỳ sinh nở, đời sống tinh thần của phụ nữ thường có nhiều thay đổi và xáo trộn. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ chưa chuẩn bị tâm lý cho vấn đề này, do đó thường dễ rơi vào các sang chấn tâm lý, thậm chí là một số rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm sau sinh chiếm đa số.
Yếu ớt, khó ở, mệt mỏi
Khoảng một tháng rưỡi sau khi vượt cạn, sản phụ cần được quan tâm chăm sóc không khác gì một bé sơ sinh. Quan trọng làm sao để mọi người xung quanh đặc biệt là người chồng, hiểu được điều đó và giúp đỡ người mẹ trẻ không chỉ về mặt tinh thần, mà kể cả việc nhà hằng ngày. Riêng chuyện thiếu ngủ đã là một thử thách lớn, lại còn giặt giũ, cơm nước, nếu không được đỡ một tay thì quả là quá sức.
Sau kỳ sinh nở, đời sống tinh thần của phụ nữ thường có nhiều thay đổi và xáo trộn
Để giảm bớt việc vặt bạn nên mua sẵn bỉm, khăn giấy ướt… để lúc nào cũng có sẵn. Nên sử dụng bất cứ cơ hội nào để nghỉ ngơi: khi con ngủ, bạn cũng phải tranh thủ ngủ ngay, chứ đừng cố rửa bát hay dọn dẹp. Đặc biệt với những bà mẹ trẻ có con hay “thức đêm, ngủ ngày” nên ngủ theo con, bất kể là sáng hay tối. Thông thường việc trái thời gian biểu này chỉ xảy ra trong vài tháng đầu sau đó bé sẽ quen dần với ngày – đêm. Cần nhớ rằng con bạn cũng cần bạn khoẻ mạnh và sung sức, bởi vì khi quá mệt mỏi, bạn sẽ cáu kỉnh, buồn bực và rất dễ mất sữa.
Video đang HOT
Trầm cảm
Sau khi sinh con, người phụ nữ có những cảm giác tâm lý rất lạ. Những thay đổi lớn (có bầu, đau đẻ, nuôi con…) là thử thách lớn đối với người phụ nữ. Đôi khi sản phụ trở nên chán nản, muốn buông xuôi, không thiết làm gì cả. Nếu bạn thấy mình cũng bị rơi vào trạng thái tương tự, chứng tỏ bạn đã mắc chứng stress sau khi sinh. Nên đến gặp bác sĩ để khám và chữa trị kịp thời.
Cuộc sống trở nên đơn điệu
Đặc biệt điều này đúng với những người phụ nữ có tính cách năng động, sôi nổi, ham phấn đấu cho sự nghiệp. Nếu bạn là tuýp người như vậy, hẳn sinh con xong, bạn sẽ thấy cuộc sống quanh quẩn chỉ ở phòng ngủ – bếp – cho bé ăn uống là vô cùng tẻ nhạt. Có một cách giải quyết: thoả thuận với bà nội (bà ngoại) thỉnh thoảng trông bé giúp bạn, ít ra vài giờ mỗi tuần, để bạn tự do đi dạo hoặc gặp bạn bè hay làm gì đó, miễn là được ra đường.
Cảm giác có lỗi
Thường thì khi để con ở nhà mình đi đâu đó, dù là có công có việc, người mẹ trẻ vẫn áy náy, dường như mình làm gì đó không phải. Nhưng đó là suy nghĩ sai. Kể cả những người yêu nhau nhất cũng có thể chán nhau nếu suốt ngày cặp kè bên cạnh nhau. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy cần nghỉ ngơi một chút, hãy gửi con cho chồng hoặc bà trông hộ và đi chơi trong chốc lát. Khi về nhà, bạn sẽ vui gấp bội khi lại được ôm con vào lòng.
Lo lắng và sợ hãi
Lo lắng cho con là cảm giác của tất cả các bà mẹ trên đời này. Từ khi mang bầu, chúng ta bắt đầu lo cho đứa con tương lai, và nỗi niềm đó sẽ theo ta đến hết cuộc đời. Lo con ăn chưa no, lo con bị ốm, lo con buồn. Nhưng đôi khi có những nỗi lo sợ không có cơ sở, ví dụ các bà mẹ hay thấp thỏm “Sao con mình chậm biết lẫy (chậm biết đi, chậm nói) thế nhỉ? Sách nói rằng đến tuổi này là phải biết lẫy (đi, nói) được rồi mà?”, “Sao bé lại ỉu xìu thế kia, hay lại ốm rồi?”. Nếu không học được cách “chiến thắng” nỗi sợ hãi ngay từ bây giờ, khi trẻ lớn lên rồi, những lo lắng thái quá sẽ làm khổ cả bạn lẫn con. Nên hiểu rằng mỗi đứa trẻ phát triển theo một cách riêng, và không nhất thiết phải lấy chuẩn mực trong sách hay bên hàng xóm mà so sánh.
Ứng xử với mẹ chồng
Con dâu thường có những quan điểm bất đồng với mẹ chồng về cách nuôi dạy con. Bạn có quyền hỏi ý kiến mẹ chồng về vấn đề nào đó, nhưng quyết định cuối cùng vẫn phải thuộc về bạn.
Quan hệ với chồng
Sự xuất hiện của đứa bé không làm nảy sinh những vấn đề mới trong quan hệ vợ chồng, nhưng lại xoáy sâu thêm những mâu thuẫn từng có trước khi đứa trẻ ra đời. Người mẹ thường trách chồng không quan tâm chu đáo tới hai mẹ con. Tốt nhất, trong lúc này chúng ta không nên kìm nén hoặc che giấu sự giận dỗi, mà cần thẳng thắn nói chuyện với chồng để cải thiện tình hình.
Theo SKDS
Đánh đòn có thể gây rối loạn tâm thần
Đánh đòn sẽ tác động trực tiếp tới trẻ em. Một nghiên cứu của Canada công bố trên Tạp chí Pediatrics cho rằng, sự trừng phạt này làm tăng nguy cơ bị rối loạn tâm thần ở tuổi trưởng thành như các rối loạn hành vi, nghiện rượu hoặc ma túy.
Công trình nghiên cứu được tiến hành trên 653 người trưởng thành, nhằm phân tích tác động của việc đánh đòn nặng và nhẹ tới các vấn đề tâm lý sau này, không tính đến những tổn thương nghiêm trọng (để lại vết bầm tím hoặc gây ra thương tích).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người đã từng nhận những trận đòn roi khi còn thơ bé có từ 2 đến 7% nguy cơ mắc bệnh tâm thần cao hơn khi trưởng thành.
Những nghiên cứu trước đây về đề tài này đã tạo lập nên một mối liên kết giữa các trẻ em từng bị đánh và các rối loạn tâm thần ở tuổi trưởng thành. Trẻ em đã từng bị tát và đánh vào mông sẽ phát triển hành vi hung hăng hơn những đứa trẻ khác.
Nói rộng hơn, nghiên cứu này một lần nữa dấy lên các cuộc tranh luận về lệnh cấm đánh đòn và cho phép lưu ý rằng có những phương pháp giáo dục hiệu quả hơn để khẳng định quyền cha mẹ của mình. 32 quốc gia trên thế giới đã cấm những hình phạt thân thể đối với trẻ em.
Theo VNE
Lo âu, trầm cảm làm tăng nguy cơ tử vong sớm Các nhà nghiên cứu cho biết những người mắc các rối loạn tâm thần nhẹ như lo âu hoặc trầm cảm tăng nguy cơ tử vong sớm. Kết quả này được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu thuộc ĐH London và ĐH Edinburgh xem xét các trường hợp tử vong sớm do các bệnh như bệnh tim và ung thư ở gần...