Tắm trắng quá nhiều có thể gây ung thư da
Tắm trắng chính là giải pháp cuối cùng để “hô biến” làn da từ sẫm màu trở nên trắng trẻo hồng hào. Tuy nhiên, việc “nghiện” tắm trắng lại gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Sự thật về tẩy tắng da
Thông trường, lộ trình tắm trắng mà các thẩm mĩ viện đưa ra là từ 6 đến 8 lần tắm. Tuy nhiên, với các bạn gái có da “bánh mật” tự nhiên, da sẽ lại từ từ quay về màu sắc cũ sau 3 tới 5 năm. Và vì thế, quy trình tắm trắng buộc phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài.
Ngoài việc tốn kém một khoản chi phí khá lớn, tắm trắng lâu dài còn khiến da bạn phải tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại sau thường có trong thành phần của kem tẩy trắng.
Tretinoin: được sử dụng chủ yếu làm mất màu da. Tuy nhiên, sử dụng tretinoin khiến da trở nên nhạy cảm hơn với tia UVA và UVB. Người dùng Tretinoin vì thế phải tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, nếu không muốn chịu tác động ngược lại khiến da càng sậm hơn.
Hydroquinone: là chất cực mạnh ngăn chặn việc sản xuất melanin (tức các sắc tố làm sậm màu da). Tuy vậy, chất này đã bị cấm sử dụng ở một số quốc gia (như Pháp) do nguy cơ ung thư mà nó gây ra.
Kojic acid:là sản phẩm phụ trong quá trình lên lúa mạch phục vụ sản xuất rượu sake. Tuy có tác dụng ngăn chặn sản xuất melanin, chất này lại không phù hợp làm thành phần của mỹ phẩm, do có thể gây ung thư nếu sử dụng liều lượng lớn. Một số nghiên cứu khác cho thấy ngay cả khi Kojic acid không gây ưng thư, nó vẫn có thể gây kích ứng da, dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc.
Thủy ngân: rất nhiều sản phẩm làm trắng da sử dụng thủy ngân làm hoạt chất. Việc sử dụng thủy ngân trong thời gian dài có thể gây tích tụ bề mặt, làm tổn thương thận và rối loạn sắc tố da.
Tác hại của tắm trắng quá nhiều
Trong một thời gian dài, làn da dưới tác động của các hóa chất độc hại sử dụng trong tắm trắng có thể để lại một số triệu chứng bên ngoài, tình trạng da trở nên xấu đi trông thấy. Không chỉ vậy, sức khỏe của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo dưới sự tiếp xúc đều đặn với hóa chất.
Bề mặt da xuất hiện các đốm đen vĩnh viễn (trạng thái giống như nám da). Da mỏng đi do bị bào mòn cả bởi tác động cơ học lẫn tác động của hóa chất, vì thế, da trở nên nhạy cảm hơn dưới tác động thông thường nhất của môi trường bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi,…
Video đang HOT
Quá 2% thành phần Hydroquinone trong kem tẩy dẫn đến tác dụng phụ, phổ biến nhất là kích ứng da, gây nên các vết thương giống như bị bỏng. Cảm giác ngứa và căng da, cũng như các vết đỏ trên da l không thể tránh khỏi.
Trên da có thể xuất hiện các vết bỏng hoặc ngứa do kết quả của dị ứng với kem tẩy. Không phải chỉ là sự kích ứng thông thường, dị ứng có thể dẫn đến các biểu hiện rất nghiêm trọng, đôi khi là các cơn đau không chịu đựng nổi. Da bạn sẽ gần như bị mưng lên hoặc đóng vảy. Bạn bắt buộc phải ngưng liệu trình lại nếu gặp tình huống này.
Tiếp xúc dài hạn với thành phần thủy ngân có trong kem tẩy trắng da có thể dẫn tới ngộ độc thủy ngân, thủy ngân tích tụ trong các tế bào của cơ thể, gây nên tổn thương gan nghiêm trọng và suy thận. Ngoài ra, người mẹ tắm trắng quá nhiều có thể dẫn đến các khuyết tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Do những nguy cơ mà việc tắm trắng quá nhiều có thể đem lại cho sức khỏe, bạn hãy thận trọng cân nhắc trước quyết định tắm trắng và tham khảo kỹ càng các cơ sở tắm trắng trước khi thực hiện công cuộc “lột xác” này nhé!
Theo Alobacsi
Hiểm họa từ liệu pháp tẩy trắng da
Nhiều phụ nữ trẻ ở Việt Nam đang phát sốt với trào lưu tẩy trắng da, với khao khát được sở hữu làn da bạch tạng nhất nhì showbiz như Ngọc Trinh.
Tuy nhiên, không mấy người trong số họ hiểu được tác hại của việc lạm dụng các phương pháp tắm trắng hoặc tẩy trắng da nhân tạo bằng hóa chất.
Việc can thiệp để làm sáng hoặc tẩy trắng da đã tồn tại trên thế giới suốt nhiều thế kỷ qua nhằm giúp con người làm giảm hắc tố melatonin trên da. Hoạt động này bắt đầu xuất hiện ở Ba Tư cách đây khá lâu, khi những người nông dân sử dụng hydroquinone (một hoạt chất trong thuốc tẩy) trực tiếp trên da để làm nhạt hoặc làm sáng màu da của họ.
Việc tẩy trắng da cũng từng được các Geisha Nhật áp dụng vì họ tin rằng, làn da trắng sáng hơn biểu trưng cho tầng lớp trên của xã hội, sự duyên dáng và sắc đẹp. Thậm chí cho đến ngày nay, các sản phẩm làm trắng da vẫn được nhiều người ở hầu hết các quốc gia và nền văn hóa trên thế giới, kể cả ở Bắc Mỹ, châu Á, châu Phi, châu Âu và Trung Đông ưa chuộng. Hiện, chỉ cần gõ cụm "tẩy trắng da" trên Google, chúng ta sẽ thu được tới 3,1 triệu kết quả chỉ trong vòng 0,23 giây.
Theo các chuyên gia, việc làm sáng hoặc tẩy trắng da thường được tiến hành vì 2 lí do: Thứ nhất, mọi người sử dụng các sản phẩm làm trắng da vì muốn làm đều sắc độ da cũng như làm giảm và xóa mờ các vệt nâu, sẹo sẫm màu hoặc các đốm tuổi tác do quá trình lão hóa, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc đôi khi cả sẹo mụn hay việc hồi phục vết thương kém gây ra. Loại sản phẩm chăm sóc da như thế này đã trở nên phổ biến ở Bắc Mỹ, với quảng cáo về các công thức mới chống lão hóa, chứa các axit alpha hydroxyl, vitamin C và retinol.
Lí do thứ hai khiến mọi người dùng các sản phẩm làm trắng da là khao khát tạo ra một sự thay đổi lớn hơn với diện mạo của mình. Một số người thậm chí tìm mọi cách làm trắng sáng toàn bộ tông màu da tự nhiên trên khắp cơ thể họ, có lẽ vì quan niệm trông như vậy sẽ tốt đẹp hơn.
Mặc dù hiện tượng này không quá phổ biến ở Bắc Mỹ nhưng vẫn tồn tại ở đây và đặc biệt được ưa chuộng ở những đất nước, nơi người dân được trời phú cho là da tự nhiên sẫm màu hơn. Chẳng hạn như, năm 2012, tổng lượng kem làm trắng da được bán ra ở Ấn Độ đã lên tới 258 tấn.
Các chuyên gia ví cơn sốt tẩy trắng da ở những nơi người dân sở hữu làn da sẫm màu hơn tương tự như trào lưu nhuộm da nâu bóng của người da trắng ở Bắc Mỹ hoặc một số nơi thuộc châu Âu, dù thực tế việc này không đem lại bất kỳ lợi ích sức khỏe nào. Theo họ, việc tẩy trắng da thường gây ảnh hưởng hà khắc đối với làn da, ngay cả khi nó được tiến hành với các thành phần tự nhiên nhất.
Các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất chúng ta không nên tẩy trắng hoặc làm sáng da thường xuyên vì nó không thực sự giúp nuôi dưỡng làn da, dù một số sản phẩm giúp tái tạo và cải thiện việc thay mới các tế bào da.
Hơn thế nữa, không phải mọi sản phẩm làm trắng sáng da đều an toàn và tốt cho da, bất chấp các thành tựu về nghiên cứu và cải tiến về công nghệ sản xuất. Một vài trong số chúng khiến da suy yếu, lão hóa theo thời gian nếu dùng thường xuyên. Một số sản phẩm khác lại chứa những hóa chất không có lợi, có thể hủy hoại sức khỏe của người sử dụng.
Dưới đây là tổng kết của các chuyên gia về các ưu, nhược điểm của các thành phần hóa chất phổ biến nhất đang được mọi người sử dụng để làm trắng da hiện nay:
Hydroquinone
Đây là thành phần chính, truyền thống của nhiều sản phẩm làm trắng da hiện nay. Nó được ưa chuộng vì an toàn hơn và rẻ hơn so với nhiều thành phần và liệu pháp điều trị khác trên thị trường, nhưng lại có tác dụng tương tự như lột da bằng hóa chất.
Như đã đề cập ở trên, hydroquinone là hoạt chất trong thuốc tẩy. Nó giúp ức chế melanin trong da và cũng ngăn chặn sự sản sinh hắc tố này. Mặc dù không tẩy trắng muốt da, nhưng hydroquinone làm da trắng sáng lên đáng kể.
Tuy nhiên, hydroquinone nhìn chung không an toàn. Nó được phát hiện gây bệnh bạch cầu ở các con chuột thí nghiệm. Hydroquinone cũng có thể gây kích ứng da nếu được dùng với nồng độ cao hơn 4%. Việc sử dụng quá nhiều chất này còn có thể hủy hoại hoặc làm suy yếu collagen trong da.
Chất này đã bị cấm ở một số nước, chẳng hạn như ở các nước thuộc Liên minh châu Âu như Pháp trước những e ngại về nguy cơ ung thư, nhưng vẫn được dùng phổ biến trong các sản phẩm làm trắng da ở các quốc gia đang phát triển.
Tretinoin
Cũng như tất cả các axit retinoic, tretinoin là một dẫn xuất của vitamin A và xuất hiện với nhiều tên thương mại như Retin-A, Retino-A, Retinol hay Renova. Nó được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về da, kể cả mụn trứng cá thông thường hay chứng nổi sần da gà, cũng như là thành phần then chốt của kem chống lão hóa, có tác dụng loại bỏ nếp nhăn và các vết đốm. Tretinoin thường được cho vào các kem dưỡng da tại chỗ với nồng độ 0,025 - 0,1%.
Mặc dù được coi là tương đối an toàn cho da, nhưng tretinoin khiến da trở nên nhạy cảm hơn trước ánh sáng mặt trời và sự sạm nắng. Chất này đôi khi có thể gây khô quá mức trên da hoặc gây kích ứng da. Nếu đang sử dụng sản phẩm này, bạn nên tránh ánh nắng mặt trời và dùng kem chống nắng.
Thủy ngân
Thủy ngân là thành phần độc hại nhất được sử dụng trong các sản phẩm làm trắng sáng da. Nó có thể gây ra hàng loạt các vấn đề về thận, trí não, thần kinh và cả dị tật thai nhi. Việc sử dụng thời gian dài các sản phẩm làm trắng da chứa thủy ngân có thể gây ngộ độc thủy ngân, dẫn đến các chứng bệnh kể trên.
Hiện ít có khả năng là bất kỳ sản phẩm làm trắng da đang được bày bán ở Bắc Mỹ có chứa thủy ngân, nhưng thành phần này vẫn chưa bị cấm ở châu Á và một óố nước phát triển khác, nơi việc tẩy trắng da khá phổ biến.
Các nghiên cứu hé lộ, 1/4 số sản phẩm làm trắng da được sản xuất ở châu Á có chứa hóa chất nguy hiểm này. Vì vậy, bạn hãy luôn kiểm tra để đảm bảo thủy ngân không phải là một thành phần trong kem làm trắng da của bạn. Nó có thể được liệt kê trên nhãn sản phẩm với các tên gọi khác như cinnabar, calomel, mercauro, hay mercuric.
Các alpha hydroxy axit (AHA)
Cả axit lactic và axit glycolic đều được phát hiện có khả năng thâm nhập vào lớp trên cùng của da. Khi các AHA này được dùng với nồng độ 4 - 15%, chúng có thể ức chế việc sản sinh melanin hoặc làm sáng lớp trên cùng của da. Chúng cũng đồng thời cải thiện tốc độ thay mới tế bào và giúp loại bỏ các tế bào chết bất lợi ở lớp trên cùng của da, nơi tích tụ các tế bào sắc tố.
Dùng kem dưỡng da AHA thực chất là dùng axit để lột da mặt, khiến da trắng sáng hơn. Nếu nồng độ AHA thấp (dưới 3% axit và độ pH>3,5), kem chỉ lột các biểu bì chết ở tầng sừng. Dẫu vậy, ngay ở nồng độ này, nếu để lâu thì axit cũng ngấm vào tầng dưới và gây bỏng da.
Nếu nồng độ AHA cao (4 - 7% axit, độ pH