Tắm trắng khô: Đừng biến mình thành… chuột bạch
Bơi thê nhiêu chi em đa tim đên nhưng phương phap đươc giơi thiêu la đơn gian, tiên ich va cho hiêu qua cao. Trong đo co dich vu tăm trăng khô.
Các sản phẩm tắm trắng bán tràn lan trên mạng
Quang cao tran lan
Hiên nay trên cac trang web quang cao, rao văt va mang xa hôi dich vu tăm trăng khô đang đươc quang cao tran lan. Không biêt hiêu qua mang lai cua loai hinh dich vu nay đên đâu, nhưng nhưng lơi quang cao “co canh” đang lam nhiêu chi em “chêt mê, chêt mêt”.
Theo lơi quang cao trên môt trang web giơi thiêu dich vu nay thi: “Phương pháp tắm trắng này sẽ dễ dàng loại bỏ các tế bào chết, thâm đen sần sùi trên bề mặt da chứ không phải lột đi lớp da bên ngoài. Bổ sung dưỡng chất để tăng cường hoạt chất làm trắng nuôi dưỡng da đồng thời kiểm soát và hạn chế sự phát triển của hắc tố melanin. Làn da sẽ sáng lên trông thấy sau 2 tuần khi tắm trắng”.
Vê cac san phâm tăm trăng, trang web nay cho biêt, se không bán hàngkém chất lượng; không bán hàng loại 2 và hàng “fake”; không bán hàng có nhiều trên thị trường; tất cả dòng tắm trắng và kem dưỡng body đều là hàng độc quyền và trên mỗi san phâm đều đươc dán tem riêng của shop.
Không chi co cac trang web quang cao, ma ngay tai cac thâm my viên tai Ha Nôi, cung lơi dung thơi tiêt vao đông đê giơi thiêu vê loai hinh dich vu nay.
Nhiều người nghi ngờ tính hiệu quả của tắm trắng khô
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiêu qua co thât như lơi quang cao. Theo nhiêu chi em đa đi tăm trăng thi nhưng lơi quang cao la thoai qua va hiêu qua không bao giơ đat đên mưc như vây.
Ban Thu Hiên (nhân viên truyên thông ky thuât sô) ngươi đa tưng co 5 năm đi tăm trăng cho biêt: “Tăm trăng khô cung la môt liêu trinh chăm soc da, nhưng đê đat đươc hiêu qua sau 2 tuân như lơi quang cao la không thê. Vi muôn co đươc lan da trăng hông tư nhiên, chi em cân phai tăm co lô trinh, đung phương phap va tôn kha nhiêu thơi gian. Đăc biêt la viêc chon san phâm tăm trăng phai phu hơp lan da, co nguôn gôc, nêu không rât dê dinh “tai nan”".
Hay canh giac
Mặc dù được quảng cáo khá rầm rộ trên mạng, tuy nhiên tắm trắng khô thực chất chỉ là 1 loại kem thoa lên da, giống như những loại dưỡng trắng thông thường, tuy nhiên không có nhãn mác rõ ràng, thành phần, cơ sở sản xuất cụ thể mà chỉ sử dụng hiệu ứng lan truyền trên internet để đạt mục đích.
Nhiều chuyên gia cho rằng bạn nên cảnh giác với tắm trắng khô vì tới nay chưa có 1 nghiên cứu nào cho thấy hiệu quả thực sự của tắm trắng khô. Ngoài ra, theo nhiều người đánh giá, có thể tắm trắng khô chỉ là phương pháp “make-up” tạm thời mà hoàn toàn không làm trắng da. Bơi, các sản phẩm làm trắng da nhanh chóng một cách bất thường vẫn luôn tiềm tàng những mối họa khôn lường cho làn da.
Các sản phẩm tắm trắng chứa nhiều nguy cơ gây hại cho da, vì vậy hãy cân nhắc trước khi sử dụng
Hơn nưa, sắc tố da của mỗi người không giống nhau, màu da của mỗi người là yếu tố được quyết định bởi tính di truyền, khó mà thay đổi được từ bên ngoài. Không thể có sản phẩm nào giúp cho làn da trắng nõn nà ngay lập tức mà không chứa các chất tẩy hóa học có hại cho da, đặc biệt là các sản phẩm bị nhiễm chất độc hại như corticoid.Thưc tê, đã có nhiều trường hợp ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, dị ứng thuốc tắm trắng, da sần sùi khô ráp hay thậm chí rủi ro hơn là nguy cơ bị ung thư da ở Việt Nam.
Điên hinh la trương hơp chi Chu Thi Lan (Vinh Phuc) đa phai nhâp viên cấp cứu với triệu chứng khó thở, tức ngực, bỏng rát, sưng phồng khắp người sau 2h vao trung tâm thâm my tăm trăng toan thân. Điêu đang noi la chi Lan bi “tai nan” tai môt cơ sơ thâm my viên nôi tiêng ơ Vinh Phuc.
Qua đo co thê thây đươc răng, ngay ca nhưng cơ sơ thâm my viên đươc phep lam dich vu cung co thê xay ra “tai nan” bât kê luc nao, chư không noi gi đên quang cao trên cac trang mang xa hôi. Vi thê, trươc khi co quyêt đinh đi tăm trăng hay lam đep cơ thê, chi em cân phai tim hiêu va cân nhăc đê không biên minh thanh “chuôt bach”.
Theo Dantri
'Không thể coi trẻ em như chuột bạch'
Đó là quan điểm của PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT về Đề án thí điểm chương trình sách giáo khoa điện tử từ lớp 1-3 bậc tiểu học tại TP.HCM.
- Nếu được thông qua, đề án này sẽ cần 4.000 tỷ đồng để thực hiện trang bị hơn 320.000 máy tính bảng cho học sinh tiểu học. Ông đánh giá sao về đề án này?
- Với xu hướng công nghệ thông tin như hiện nay, cái gì tiến bộ thì chúng ta ủng hộ. Tuy nhiên, về đề án này, trước đây chưa từng thực hiện mà đùng một cái thí điểm từ lớp 1 đến lớp 3 thì theo tôi là chưa nên làm.
Bây giờ cứ thử nghĩ 3 năm đầu học sinh đã cắm đầu vào máy tính bảng thì không biết đến các lớp cao hơn sẽ như thế nào nữa. Vì vậy, theo tôi việc này cần được xem xét thận trọng, không nên quá vội vàng bỏ ra một số tiền lớn như thế để triển khai.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT.
- Theo ông, việc tiếp xúc thường xuyên với máy tính bảng ở giai đoạn từ lớp 1 đến 3 có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ?
Với độ tuổi từ lớp 1 đến 3, các em cần được phát triển tư duy, suy nghĩ một cách độc lập, việc phụ thuộc vào máy tính bảng trong quá trình học tập có thể khiến các em trở thành "những cỗ máy". Vì vậy, tôi cho rằng không nên đưa toàn bộ học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 vào để làm "chuột bạch" thí điểm đề án này. Thậm chí, nếu có thí điểm cũng chỉ triển khai trong diện nhỏ.
- Nếu triển khai, sau quá trình học qua tương tác với máy tính bảng đến hết lớp 3, sau đó lại quay về học sách giáo khoa ở lớp 4 và lớp 5. Ông đánh giá về việc này ra sao?
Người lập ra đề án cần trả lời được câu hỏi đó, là sau 3 lớp học đó thì trẻ sẽ tiếp tục học các lớp trên theo hình thức như thế nào, sách giáo khoa truyền thống hay máy tính bảng. Ngoài ra, còn phải trả lời câu hỏi sẽ làm tiếp hay không làm.
Ngay như Thái Lan đã từng thí điểm và cũng đã phải từ bỏ cái này. Vậy tại sao chúng ta lại tiếp tục làm một cái mà người ta đã phải bỏ đi. Họ là những quốc gia có công nghệ thông tin phát triển mà còn phải từ bỏ thì chúng ta cũng cần xem xét lại.
Cần xét xem Thái Lan người ta bỏ là do không có đủ tiền để tiếp tục hay là việc đó không mang lại lợi ích cho giáo dục nên họ không làm nữa. Chứ không phải cứ cái gì tiên tiến là đem vào được. Thậm chí đem vào được cũng có phải là đem vào ngay được đâu.
- Nếu triển khai, thì mỗi phụ huynh sẽ phải bỏ ra một khoản tiền từ 3-5 triệu đồng để đầu tư máy tính bảng cho con. Theo ông, điều này có phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay?
Theo tôi việc thí điểm này chỉ nên tiến hành trong một phạm vi nhỏ chưa thể làm đại trà ngay được. Bởi nhìn mặt bằng chung 3-5 triệu để mua một máy tính bảng thay sách giáo khoa là một số tiền không hề nhỏ đối với khả năng kinh tế của đa số phụ huynh hiện nay.
Trong bối cảnh nền giáo dục bây giờ, số tiền 4000 tỷ ấy là có thể để dùng vào cho những việc khác.
- Theo ông, đổi mới trong giáo dục có gì khác so với các lĩnh vực khác?
Đổi mới trong giáo dục là đổi mới về con người. Do đó cần nghĩ đến tất cả những hệ quả của nó. Với các lĩnh vực khác, việc đổi mới nếu có sai dù khó vẫn có thể sửa được, nhưng giáo dục liên quan đến con người thì cần hết sức thận trọng. Vì vậy không thể xem việc đổi mới lĩnh vực giáo dục cũng giống như ở các lĩnh vực khác.
Đổi mới không có nghĩa là phải thay đổi hoàn toàn mà cần tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có trước. Và không nhất thiết phải là khác biệt hoàn toàn và tốn nhiều tiền mới được coi là đổi mới.
- Vậy ông đánh giá ra sao về tính khả thi của đề án này?
Tôi rất nghi ngại về tính khả thi của nó. Theo tôi chưa nên làm, mà nếu có làm cũng chỉ nên trong một diện nhỏ. Bởi nếu có thất bại thì mức độ ảnh hưởng không cũng quá lớn. Nhưng giờ thực hiện trên phạm vi cả TP.HCM, nếu thất bại thì có thể nói như đã gây ra một tai họa rất lớn.
Chưa kể, từ lớp 1 đến lớp 3, việc học phụ thuộc bằng máy tính tất cả, rồi lớp 4 và lớp 5 lại quay lại học sách giáo khoa như bình thường thì các em có tiếp cận được không. Thậm chí, có thể các em sẽ trở thành những con người lười biếng, không chịu học bằng sách vở vì quen máy móc rồi.. Đưa vào giáo dục một điều gì mới cần hết sức thận trọng chứ không thể coi các em học sinh như những con chuột bạch, thí điểm xong mà không thành công thì vứt đi được.
Theo Thanh Hùng/Báo Infonet