Tâm trạng của một người mẹ nằm trên bàn phá thai
Sự đau đớn về thể xác có thể chịu đựng được, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn tôi có nỗi niềm riêng. Sự dày vò lương tâm người mẹ không chỉ là ngày một ngày hai, nỗi lo lắng bệnh tật sau mỗi lần đi làm kế hoạch…
ảnh minh họa
Bước chân đến bệnh viện phụ sản, tâm trạng tôi rất nặng nề ức chế. Tôi không bao giờ muốn đến bệnh viện, mà lại là bệnh viện phụ sản, để làm cái việc mà không một người mẹ nào trên thế giới này muốn làm: Đi làm kế hoạch. Nói thế cho bớt đau đớn, đỡ day dứt lương tâm, chứ nói chính xác là đi phá thai, đi tước bỏ đi sự sống của một con người, mà sinh linh bé bỏng ấy chính lại là máu mủ của mình.
Vợ chồng tôi đã có hai con, chúng tôi không được sinh thêm con vì là cán bộ nhà nước, lại đang còn trẻ, kinh tế chưa ổn định. Hai con với đủ các chi phí khiến tôi nhiều khi điên cả đầu.
Tôi luôn chủ động tránh thai nhưng không hiểu sao mình vẫn dính bầu. Hình minh họa. Nguồn: Internet
Tôi luôn chủ động tránh thai nhưng không hiểu sao mình vẫn dính bầu. Chồng tôi sử dụng bao cao su, nhưng anh không hứng thú khi dùng bao, nên vào những ngày cuối chu kì thường là tôi để cho anh tự do, vậy là tôi có thai vào cuối chu kì kinh nguyệt, hoặc là trứng rụng bất thường, hoặc là kinh nguyệt tôi rối loạn bất thường…
Chậm kinh hơn 10 ngày, thử que đến lần thứ 3 mới lên hai vạch, vào bệnh viện bác sĩ làm siêu âm đầu dò, vẫn chưa chắc chắn là có thai, phải đợi thêm một tuần nữa, tôi trở lại bệnh viện bác sĩ mới xác định được là thai 5 tuần tuổi, đã vào buồng, nhưng chưa có tim thai. Nếu theo những người có chuyên môn thì tôi đã chậm kinh 20 ngày, thai phải là 7 tuần, chưa có tim thai nghĩa là thai lưu, bác sĩ yêu cầu tôi nhập viện, chuyển lên khoa. Nhưng tôi nói cách đây một tuần tôi đi siêu âm tại đây, bác sĩ vẫn chưa nhìn thấy hình ảnh túi thai và đưa giấy tờ lần trước cho các bác xem, các bác hội ý với nhau đồng ý cho tôi chuyển bàn sinh đẻ kế hoạch.
Video đang HOT
Cùng “làm” với tôi hôm đó có tất cả 5 trường hợp. Nhưng bác sĩ xử lí có 3, còn 2 trường hợp bác hẹn ngày hôm sau sẽ làm, do hết giờ hành chính mà hai cô gái kia chưa sinh nở lần nào nên cổ tử cung đang còn hẹp nên thời gian uống thuốc và chờ đợi lâu hơn. Có lẽ ba người phụ nữ chúng tôi đều có những suy nghĩ và cảm xúc khác nhau khi phải nằm trên cái bàn thủ thuật đó. Sự đau đớn về thể xác có thể chịu đựng được, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn tôi hay họ đều có nỗi niềm riêng. Sự dày vò lương tâm người mẹ không chỉ là ngày một ngày hai, nỗi lo lắng bệnh tật sau mỗi lần đi làm kế hoạch…
Ngồi ngoài phòng chờ, tôi cũng chứng kiến bao nhiêu chuyện đau lòng. Phía đối diện tôi là một đôi trai gái đang còn rất trẻ. Hai cô cậu khuôn mặt ủ ê, cô gái khóc từ lúc tôi bắt gặp trong nhà gửi xe cho đến tận bây giờ, chàng trai lúc nào cũng kề kề bên cạnh dỗ dành, vuốt ve, động viên… Khi mới nhìn vào, tôi đã đoán đôi này đến đây để phá thai và lúc này ngồi chờ ở đây tôi biết là mình đã nghĩ đúng. Giới trẻ bây giờ yêu đương sợ thật, không biết tương lai hậu quả phải gánh chịu những gì.
Đang suy nghĩ vẩn vơ, tôi nghe có người hỏi: “Chị ơi vào phòng kia phải nộp giấy tờ ở đâu?” Cậu thanh niên không dám hỏi thẳng là vào phòng thủ thuật, muốn tránh từ mà ai cũng ngại nói đến, nhưng thái độ của cậu này rất tưng tửng, cả cô gái bên cạnh cậu ta cũng vậy, không có chút ngại ngùng hay đau khổ như đôi kia, cậu ta chỉ muốn làm sao cho thật nhanh và chuồn sao cho chóng. Khi nghe bác sĩ giải thích là sắp hết giờ mà trường hợp của nhà cậu, cô gái chưa sinh nở nên cổ tử cung đang còn kín, thời gian uống thuốc và chờ đợi lâu hơn nên không thể làm trong chiều nay, thì cậu ta cứ nhất quyết đòi làm cho bằng được, với lý do ngày mai bận đi làm. Không cần phải nói thêm gì về tay chơi này cả!
Với họ, họ chỉ muốn sao cho thật khoái lạc mà không biết rằng người phụ nữ của mình phải chịu những tổn hại về sức khỏe và tâm lý như thế nào! Sao họ không dùng biện pháp tránh thai? Có lẽ ai cũng sẽ hỏi như thế, một người có kinh nghiệm về sinh nở, tham khảo không ít sách vở, tính toán theo ngày tháng như tôi, vậy mà còn dính bầu huống gì đó là những cô gái trẻ chưa có kinh nghiệm gì. Bao giờ cho đến ngày xưa, ngày mà yêu nhau chỉ là những tình cảm trong sáng, ngây thơ…
Ai đó đã nói rất đúng: Thêm một bước tiến văn minh là một bước lùi tương đối về đạo đức. Tự nhiên thấy sợ suy nghĩ của giới trẻ bây giờ. Có bao nhiêu đôi sẽ dẫn nhau vào đây, còn bao nhiêu lại tìm đến các phòng khám tư, còn bao đôi mua thuốc để tự giải quyết… Tương lai nòi giống của một xã hội loài người sẽ như thế nào? Tôi nghĩ mà còn cảm thấy hoang mang.
Hôm nay là một ngày thật không may mắn cho tôi, tôi là người nộp giấy tờ đầu tiên, ngồi chờ hơn một giờ đồng hồ, chuẩn bị có bác sĩ làm thì xuất hiện một cô áo blu xuống và nghiễm nhiên cô ấy làm đầu tiên. Với tôi, điều đó rất bình thường, vì mong muốn có những con người như “Lênin trong hiệu cắt tóc” ở thời buổi này thật khó, hay cách ứng xử như một cậu bé Nhật vẫn đứng xếp hàng sau thảm họa… thì có lẽ chỉ có ở bên Nhật. Nhưng cái không may mắn của tôi không phải là làm trước hay sau, mà ở chỗ tôi bị biến thành “chuột bạch” trên bàn thủ thuật. Người chịu trách nhiệm chính cho ca của tôi là một bác sĩ mới ra trường còn non tay nghề.
Nằm trên bàn nghe vị bác sĩ có kinh nghiệm hướng dẫn cô bác sĩ trẻ làm mà lòng tôi xót xa. Và cuối cùng, khi thấy tôi quá đau đớn, bác sĩ ấy mới chịu ra tay làm hộ. Tôi nghĩ đến hai cô gái trẻ ở ngoài kia, sau một lần nằm trên bàn này, các em sẽ nghĩ gì về tình yêu mà các em đang theo đuổi, nghĩ gì về những chàng trai yêu các em và chỉ biết đưa các em vào đây sau những giây phút “thăng hoa” của tình yêu. Tôi nghĩ đến hai cô con gái nhỏ dại của mình, sau này các con lớn lên có bao nhiêu là cạm bẫy giăng trước mắt, liệu con gái của mẹ có chọn được con đường bình yên?
Trên đường trở về nhà, tôi ghé quầy thuốc tây để mua thuốc kê sẵn trong đơn. Khi đọc đơn thuốc, cô bán thuốc hỏi tôi, sao thai có 5 tuần mà đến bệnh viện làm gì, ở đây có thuốc phá, chị chỉ cần uống là nó ra. Tôi hỏi về độ an toàn, cô dược sĩ nói chắc như đinh đóng cột: Chị cứ yên tâm! Không cần có đơn của bác sĩ cũng được, chỉ cần khách hàng có yêu cầu. Lại thêm một thảm họa nữa do các dược sĩ thuốc tây chạy theo tiếng gọi của đồng tiền. Tôi cũng đã có hỏi qua và tham khảo ý kiến rất nhiều người, nhưng không thể yên tâm về độ an toàn và có nhiều nguy cơ xảy ra cho người phụ nữ. Ngay cả bệnh viện phụ sản của một tỉnh mà bác sĩ còn không chỉ định cho dùng vậy mà cô dược sĩ này lại ngang nhiên quảng cáo!
Có lẽ một cô gái trót dại nào đó sẽ mừng húm khi gặp được những cô dược sĩ bán thuốc dễ tính như thế này, nhưng các em ơi, đừng vội mừng, tương lai, hạnh phúc, sức khỏe của các em mới là quan trọng. Hãy tìm đến bác sĩ để có sự tư vấn cần thiết nhất nhé. Hi vọng các em sẽ rút ra được gì đó cho mình từ câu chuyện này!
Theo Vietnamnet
Đàn ông ví mỏng!
Có lẽ bởi cái ví da đắt tiền của anh ấy không nhét nổi nhiều tờ tiền cho lắm.
Hồi lâu rồi tôi có đọc trên mạng một chia sẻ không còn nhớ của bạn nào, rằng, trong đám bạn trai của bạn ấy, anh nào dùng ví xịn chắc chắn là anh hiếm tiền nhất bọn.
Có lẽ bởi cái ví da đắt tiền của anh ấy không nhét nổi nhiều tờ tiền cho lắm. Đi ăn cả đám nếu có chi trả cũng rất rón rén. Còn anh nào không dùng ví da lại là anh chàng hào phóng nhất, luôn móc tiền ra trả cho cả đám một cách rất hồn nhiên. Và tất nhiên, tiền cũng nhiều nhất đám, nhiều tới nỗi chẳng cái ví da nào đựng nổi cả cục.
Không thấy bạn ấy nói đến mệnh giá của những tờ tiền. Tuy nhiên hình dung ra cái cách ứng phó với tiền cũng đã thấy ngộ nghĩnh. Như thể nhìn thấy trong đó cả phong thái của chủ nhân. Dù cố gắng tránh lỗi sơ đẳng là lấy tiền ra để xét đoán người, nhưng rõ ràng, trong câu chuyện ấy hoàn toàn không hề chỉ định nói về tiền, mà còn nói về đàn ông trong mắt đàn bà. Và tiền chỉ là một phản chiếu nào đó của người đàn ông đang đứng sừng sững.
Có lần tôi đi dạo phố với một anh bạn. Chúng tôi tìm được một chiếc áo sơ mi trắng cho anh ấy ở một sạp hàng dọc phố, tôi nghĩ anh ấy mặc áo này sẽ rất vừa và đẹp. Giá rất mềm vì là sạp bán lẻ trên phố du lịch. Rất bất ngờ là anh bạn tôi đã không mặc thử cũng không mua cái áo đó. Anh dắt tôi vào cửa hàng thời trang lớn cách đó năm mươi mét và mua đúng cái áo đó, với giá đắt hơn khoảng ba trăm Đài tệ, tức là đắt hơn khoảng hai trăm nghìn đồng tiền Việt. Tôi rất kinh ngạc.
Tôi hỏi sao anh kỳ quặc thế? Không phải cùng nhãn hiệu, cũng chính là cái áo này sao? Cửa hàng này nó có bảo hành áo sơ mi cho anh à? Hay đàn ông thì cứ phải vào cửa hàng xịn mới thấy tự tin, còn em mua ở hè phố của chợ đêm thì làm anh mất tư cách?
Đàn ông kiếm tiền là năng lực, tiêu tiền là văn hóa (Ảnh minh họa)
Anh bạn tôi điềm đạm nói:
- Ai cũng như em, thì những cửa hàng lớn họ sập tiệm hết ư? Mình sống thì mình cũng phải cho người khác sống nữa chứ!
Tôi sực nhớ ra anh bạn tôi cũng là một chủ doanh nghiệp, và anh ấy cũng đang phải cạnh tranh rất dữ dội trong kinh doanh. Có thể, tôi là đàn bà nên trong mắt tôi chỉ có mệnh giá của tờ tiền. Còn trong mắt anh bạn đàn ông ấy, tiền chỉ là một thông điệp!
Chả trách, nạn nhân của mua chung, nhóm mua, shopping tập thể toàn là... đàn bà! Bị mắc mồi giá rẻ nên sẵn sàng bỏ tiền ra cho một thứ vốn không nằm trong dự định chi tiêu của bản thân. Và về bản chất quản lý tài chính gia đình, đó chính là những đồng tiền lạm chi, đẩy ngân sách gia đình vào nguy cơ ngay lập tức.
Hóa ra có lúc, cái đồng tiền tưởng "được rẻ" của đàn bà như thế lại chẳng bằng cái đồng tiền tưởng "chi đắt" của đàn ông!
Tôi nghĩ nhìn vào việc đàn ông kiếm tiền và tiêu tiền, ta có thể phán đoán ra năng lực giỏi giang và đẳng cấp văn hóa của người đàn ông đó. Đàn ông kiếm tiền là năng lực, tiêu tiền là văn hóa.Thật bi kịch nếu có tay đàn ông nào vỗ ngực nói: "Tôi kiếm tiền thì rất có văn hóa, và tiêu tiền thì rất... có năng lực!". Ôi trời!
Cho nên, tôi chẳng quan tâm việc đàn ông tiêu tiền thế nào, anh mua siêu xe hay anh đòi bạn gái chi trả nửa tiền cho bữa cà phê! Nhưng, đàn ông ví dày hay mỏng có lẽ chẳng quan trọng bằng việc, anh đừng để việc tiêu tiền của mình thành thị phi và đàm tiếu của đám đông!
Kiểu như họ nói, ví anh rất xịn! Nhưng mỏng!
Theo VNE
Phát ngán với sự vô duyên của cô bạn gái Người yêu tôi thao thao bất tuyệt về chuyện chăn gối hay những câu chuyện tếu táo bậy bạ. Hai chúng tôi quen nhau lần đầu tiên trong kỳ thi đại học. Ấn tượng của tôi về cô ấy là một cô nàng cá tính, bí hiểm nhưng cũng vô cùng dễ thương. Ngay từ lần đầu gặp mặt, chúng tôi đã nói...