Tâm thư sinh viên năm cuối trường Y ở tuyến đầu chống Covid-19: ‘Sợ chứ, nhưng chúng tôi đã sẵn sàng’
Được kêu gọi lên tuyến đầu chống dịch trước tình hình dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, chàng sinh viên năm cuối trường Y cảm thấy lo lắng, hồi hộp nhưng đã sẵn sàng để thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình.
Đối với bất kì sinh viên trường Y nào cũng vậy, trải qua quãng thời gian học tập, nghiên cứu miệt mài nhiều năm, ai nấy cũng đều mong một ngày được trở thành những y bác sĩ thực thụ để cứu, chữa, giúp đỡ mọi người.
Thế nhưng, họ chưa từng nghĩ sẽ có ngày khoác chiếc áo blouse trắng để tham gia vào một cơn đại dịch toàn cầu như dịch Covid-19 hiện nay.
Bức tâm thư của chàng sinh viên năm cuối tại Cao đẳng hoàng gia Luân Đôn (Anh) – Stephen Naulls mới đây chia sẻ về việc bản thân cùng hàng nghìn người khác theo lời kêu gọi để lên đường tham gia tuyến đầu chiến đấu chống dịch Covid-19 đã nhận được nhiều sự chú ý.
Chàng sinh viên năm cuối trường Y gây xúc động với bức tâm thư trước khi lên tuyến đầu tham gia chống dịch Covid-19.
Nguyên văn tâm sự của nam sinh này:
‘ Vậy là, chúng ta sẽ phải nhập ngũ?
Vào thứ ba (24/03/2020), Bộ trưởng bộ Y tế Matt Hancock đã kêu gọi 5.500 sinh viên Y năm cuối lên tuyến đầu tham gia chống dịch COVID-19 cùng dịch vụ Y tế quốc gia (NHS).
Ngay khi vừa nghe tin, tôi liền tức tốc chạy xuống tầng gặp người bạn cũng đang ngơ ngác của mình. Chúng tôi đều là những sinh viên Y vừa hoàn thành 6 năm học tập ở trường, mới hoàn tất các bài kiểm tra cuối kỳ trực tuyến.
Thông thường, những sinh viên năm cuối như chúng tôi sẽ phải đợi đến tháng tám tới để chính thức làm bác sỹ. Nhưng vì tình trạng cấp bách do dịch bệnh, thiếu các y bác sỹ và phát sinh nhu cầu lớn chăm sóc y tế, nên chúng tôi phải ‘vào đời’ sớm hơn.
Để trở thành một bác sỹ, sinh viên Y phải trải qua hơn nửa thập kỷ học tập miệt mài, bận rộn ở trường và tham gia làm bác sỹ nội trú tại các bệnh viện từ hai đến năm năm. Có thể nói, chúng tôi hi sinh tuổi trẻ của mình để được làm bác sỹ – ước mơ từ năm 14 tuổi của tôi. Nhưng thật không có gì tồi tệ hơn khi bắt đầu sự nghiệp của mình trong một cơn đại dịch toàn cầu này.
Vì tình hình cấp bách trước đại dịch mà nhiều sinh viên năm cuối trường Y phải ‘vào đời’ sớm để tham gia chống dịch. (Nick Moore/Alamy Stock Photo)
Tôi cảm thấy nghĩa vụ nghề nghiệp của mình trong tình hình khó khăn này. Rất nhiều các sinh viên Y khác, gồm cả các bạn trường tôi, hoàn thành xong tất cả các bài kiểm tra cuối kỳ và đã chủ động đi tình nguyện trước khi thông báo được đưa ra.
Video đang HOT
Nhưng trách nhiệm này cũng làm tôi lo sợ. Thiếu các thiết bị y tế làm cho ngày càng nhiều nhân viên bệnh viện phải tự cách ly ở nhà, trong khi số lượng bệnh nhân có chiều hướng tăng nhanh. Dịch vụ y tế đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng.
Hơn nữa, dù đã được đào tạo bài bản về kỹ năng nhưng chúng tôi cũng chỉ mới là những sinh viên vừa tốt nghiệp, cần có sự giám sát, chỉ bảo của các bác sỹ lành nghề. Trong tình hình này, chúng tôi khó lòng có sự dìu dắt ấy để phát triển kỹ năng và dễ phạm phải sai sót trong việc chăm sóc các bệnh nhân.
Rất nhiều người từng tự tin nói rằng họ khỏe mạnh và không thể mắc vi rút này, giờ đây đang nằm trong phòng bệnh với sự trợ giúp của máy thở. Làm tôi không thể không tự hỏi bản thân: ‘Liệu những yêu cầu về trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế có được đáp ứng đủ hay tiếp tục bị ngó lơ?’
Tôi gọi điện nói chuyện với bố, người đang ở Grimsby và ông nói rằng: ‘Stephen, tình hình hiện nay như một cuộc chiến. Con phải xắn tay áo lên và thực hiện công việc của mình’.
Bố tôi nói đúng. Trường học sẽ không để chúng tôi tốt nghiệp, Hội đồng Y tế sẽ không kêu gọi sự giúp đỡ nếu họ nghi ngờ năng lực của chúng tôi.
Chúng tôi không phải nhập ngũ nhưng đây đúng là một cuộc chiến, cuộc chiến mà chúng tôi có nhiệm vụ của riêng mình. Sợ nhưng tôi đã sẵn sàng‘.
Không chỉ Stephen Naulls mà có lẽ đó cũng là cảm giác chung của hàng nghìn sinh viên khác khi được kêu gọi lên tuyến đầu tham gia chống dịch Covid-19. Dù còn bỡ ngỡ, lo lắng và một chút sợ hãi nhưng họ đều có chung một ý chí chiến đấu mạnh mẽ để cùng chung tay cứu chữa các bệnh nhân và sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Stephen Naulls (ngoài cùng, hàng cuối) cùng các đồng nghiệp của mình luôn sẵn sàng với nhiệm vụ trong chuỗi ngày chung tay chống dịch cùng đất nước.
Còn nhiều khó khăn và cả nguy hiểm phía trước nhưng đây cũng chính là cơ hội để những sinh viên năm cuối trường Y tại Anh được trải nghiệm thực tế, thấy công việc của những y bác sĩ là cao cả và nhiều áp lực nhường nào.
Sau lời kêu gọi, Stephen Naulls và các đồng nghiệp của mình đã chính thức lên đường tham gia chống dịch và luôn lạc quan, tin tưởng rằng sẽ sớm chiến thắng được dịch bệnh, mang cuộc sống bình yên trở lại cho mọi người.
Thảo Trinh
"Cúi đầu xin lỗi Tổ quốc vì trở thành gánh nặng " - nữ du học sinh kể những "cá nhân xấu xí", thiếu hợp tác trong khu cách ly
Nữ du học sinh còn cho biết bản thân sẵn sàng trở nên "đanh đá" với bất kỳ ai có thái đội thiếu hợp tác.
"Xin cúi đầu xin lỗi vì đã trở về làm gánh nặng cho đất nước"
Đặng Thị Ngọc Ánh, sinh viên ngành Kinh tế luật, du học sinh tại Berlin (Đức) là một trong số hàng nghìn người trở về Việt Nam tránh dịch Covid-19. Cô được cách ly tại khu nhà ở sinh viên Pháp Vân (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) sau khi trở về nước ngày 20-3.
Những ngày tháng ăn ở tập trung cùng mọi người từ Châu Âu về nước tránh dịch, nữ sinh này đã có những cảm nhận riêng.
Ngọc Ánh chia sẻ, sau rất nhiều lần đắn đo, cân nhắc, cô nàng quyết định viết một bức tâm thư trên trang Facebook cá nhân, kêu gọi mọi người sống có trách nhiệm hơn khi đi cách ly.
Nàng du học sinh Đức chọn trở về nước giữa mùa dịch, cô viết tâm thư kêu gọi mọi người sống có trách nhiệm khi đi cách ly.
Trước tiên, Ngọc Ánh cho hay cô thực sự muốn được "cúi đầu xin lỗi Tổ quốc, xin lỗi mọi người vì bản thân là người chọn cách quay về Việt Nam giữa tâm dịch đang có những biến đổi khó lường. Chính mình hiện tại đang là gánh nặng của Tổ quốc"
Và như để "chuộc lỗi", cô nàng cùng 2 người bạn khác đã có rất nhiều hành động thiết thực. Ngọc Ánh cùng bạn bè mình lập nên nhóm "Sao đỏ thiện nguyện", nhằm san sẻ phần nào vất vả với những người ngày đêm làm việc tạu khu cách ly.
"Nơi mình ở thực sự rất tốt, cái gì cũng đầy đủ tươm tất, mình thực sự biết ơn các chiến sỹ bộ đội, những người phụ trách ở đây.
Mình và các bạn cùng phòng muốn chia sẻ phần nào với các chú nên cố gắng thực hiện 100% các yêu cầu của các cô chú, nghiêm túc chấp hành. Khi được yêu cầu gì câu trả lời của chúng mình luôn là "dạ vâng ạ", tôn trọng lễ phép.
Tụi mình tự giác dọn vệ sinh ngay khi nhận phòng một cách thật sạch sẽ, cùng lan toả ý thức đó đối với những người ở các phòng bên".
Ngọc Ánh (thứ hai từ dưới lên) cùng nhóm bạn trở thành đội "sao đỏ" tại khu cách ly
Thậm chí, cô nàng tự biến bản thân thành "sao đỏ" - làm mọi việc thật tốt và kêu gọi mọi người làm theo để các cán bộ không phải nhắc nhở nhiều.
"Đội sao đỏ" thiện nguyện
Cảm thấy ái ngại vì về nước giữa lúc tình hình dịch bệnh phức tạp, Ngọc Ánh cùng các bạn càng khó xử hơn khi mỗi khi chứng kiến một số người cùng khu cách ly có thái độ, phát ngôn hay đòi hỏi khiến hình ảnh người Việt từ nước ngoài về trở nên xấu xí.
Ánh kể cô từng trực tiếp chứng kiến không ít người thiếu ý thức, cảnh tượng nhộn nhạo khi đi tập trung.
"Nhóm của mình quyết định đứng ra làm "Sao Đỏ" để tổ chức cuộc sống ở khu cách ly tốt hơn, ít "làm phiền" đến các chú bộ đội, những người phục vụ tại đây.
Ví dụ chuyện vứt rác thải sinh hoạt, tắt điện hành lang, giảm bớt căng thẳng cho các chú bộ đội vì thực chất có rất nhiều thành phần hách dịch mà các bạn đã thấy trên mạng cũng có mặt trong chuyến bay của mình.
Điều "xấu xí" nhất mình từng làm là cùng các bạn trong phòng trở nên vô cùng đanh đá, khi các cô chú "Việt Kiều" biểu hiện thái độ với bộ đội, nói khó nghe chỉ cần nghe thấy là mình sẽ dùng thái độ kiên quyết và lễ độ nhất để thay các chú bộ đội nhắc nhở họ.
Dù gay gắt hay hoà nhã thì tụi mình cũng chỉ mong bảo về sự cố gắng của những người đang ngày đêm vất vả chăm lo cho mình.
Giúp các chú có giấc ngủ ngon hơn, chúng mình sẵn sàng nhận phòng mình làm phòng tiếp tế, các phòng cùng tầng thiếu những nhu cầu thiết yếu thường sẽ phải tìm các chú để lấy thì thay vì đó sẽ tìm bọn mình trước, bọn mình có gì sẽ đưa cái đó.
Nếu thiếu suất ăn, để các chú không phải lên xuống vất cả, chúng mình sẵn sàng nhường suất phòng mình cho người thiếu" - Ngọc Ánh cho hay.
Cô nàng thực sự xúc động khi được chăm sóc tận tình, chu đáo
Ngoài ra, Ngọc Án cùng nhóm bạn du học sinh còn chủ động quyên góp một phần kinh phí, cùng cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Câu chuyện mà nàng du học sinh chia sẻ nhận về hơn 7000 lượt quan tâm từ cộng đồng mạng.
Ánh và các bạn chung tay đóng góp kinh phí đẩy lùi dịch Covid-19
Ánh tâm sự mong muốn thông qua những hành động thiết thực của mình có thể giúp phần nào lan toả ý thức, lối sống đẹp, có trách nhiệm.
"Mình mong thế hệ trẻ của chúng ta khi đã lựa chọn cho mình một phương án tốt thì hãy cố gắng biến phương án tốt cho bản thân ấy thành tốt cho tất cả mọi người".
Suốt ngày than 'ế' mặc dù đã có bạn trai, cô gái nhận cái kết bị 'đá' ngay lập tức Dù đã có người yêu rồi nhưng cô gái trẻ vẫn thường xuyên lên Facebook để 'sống ảo' và than vãn cô đơn khiến đối phương tức giận vô cùng. Chuyện các chàng trai, cô gái có người yêu nhưng vẫn lên mạng đăng hình hoặc viết những dòng trạng nói mình cô đơn để 'thả thính' khiến cho người yêu không khỏi...