Tâm thư làm dâu đẫm nước mắt của con gái gửi mẹ
Hôm nay sáng sớm mẹ gọi điện, con thấy bất an lắm, chắc tối qua chồng con đã gọi về cho mẹ. Chẳng biết anh ta đã nói những gì, nhưng con đoán chắc không hề tốt đẹp. Khi ấy bố giận con lắm phải không mẹ?
Mẹ!
Nếu biết hơn 2 năm qua con đã sống thế nào liệu bố có giận con nữa không? Thật sự bây giờ con rất sợ, sợ bố mẹ cũng bỏ rơi con. Con sợ lắm mẹ à.
Đã hơn 2 năm rồi, mỗi khi bị chồng đánh chửi con đều im lặng. Con đâu có ca thán câu nào, có khi bị đánh tới ngất lịm con mới hiểu mình nhịn làm gì nữa. Con cũng là con người, cũng có cảm xúc, biết đau, biết buồn. Vậy cớ sao con phải nhịn? Nhịn để người ta chê bai mình, chê bai bố mẹ mình mà không làm được gì à?
Con chẳng muốn bố mẹ phải buồn, phải ngĩ về con nữa. Vậy nên về nhà con luôn khen chồng tốt thế này, mẹ chồng tốt thế kia. Mẹ! Con sai rồi phải không? Giờ con hận bản thân con lắm.
Mẹ có nhớ khi con nói có bầu không? Thật sự đứa bé không làm sao cả. Là tại con ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân mình. Khi biết tin mình mang bầu con hoang mang lắm. Con nửa thấy vui, nửa thấy sợ. Con vui vì có một mầm sống đang hình thành trong bụng nhưng sợ phải lặp lại cảnh sống như trước đây. Sợ mới sinh được 17 ngày đã phải dậy tắm cho cu Tí. Sợ khi ở viện về không ai giặt đồ cho mấy mẹ con. Cũng sợ cảnh bát cơm chan đầy nước mắt. Bây giờ đang kiếm ra tiền còn bị coi chẳng ra gì, huống hồ ngồi một chỗ… Vậy nên con nghe lời chồng, bỏ đi đứa con đang hình thành. Đáng trách phải không mẹ?
Con chẳng muốn bố mẹ phải buồn, phải ngĩ về con nữa.
Sáng mới “làm kế hoạch”, tối phải rửa bát, giặt đồ, trông con. Người làng con nói “nhất mày đấy tao vừa “bỏ” về lại xắn quần để đi vác mía”. Biết nói gì với họ, thôi đành cười trừ cho qua.
Người ta nói “đàn bà hơn nhau ở tấm chồng” đúng là không sai. Chồng đi làm đêm hôm nào con cũng gọi điện hỏi thăm. Anh ấy đi làm về mệt, con bế cháu đi ra cửa để chồng ngủ yên tĩnh. Có người mua hàng con lại bế cu Tí chạy về. Kịp thì không sao, không kịp mà để người ta gọi lại bị chồng chửi: “Mày sang đấy ăn ***” hay “mày không muốn bán hàng thì đóng cửa đi về”. Hôm sau hai mẹ con ở nhà cố giữ im lặng nhất có thể. Nhưng trẻ con thì sao tránh được tiếng ồn. Cu Tí cười, khóc, hay bi bô thì anh ta quát: “Ối giời ạ, tao khổ quá”. Hay “thế mày không trông con được à”.
Video đang HOT
Ngày con cưới bố mẹ cho con 2 chỉ vàng và 1 chiếc xe máy. Vàng con đem bán để mua bò còn xe thì chồng con đi làm bị mất trộm. Con buồn, con tiếc lắm chứ! Buồn vì đó là món quà cưới của bố mẹ mà con nghĩ sẽ giữ được mãi, tiếc vì vợ chồng con chỉ có nó là tài sản giá trị nhất. Con có trách chồng câu nào đâu, vẫn nói của đi thay người, coi như đó là bài học để đời. Vậy mà khi con làm mất tiền thì anh ta đánh chửi xúc phạm con. Con ngậm đắng im lặng chịu đòn.
Trong làm ăn, nhất là buôn bán ai chẳng có lúc gặp rủi ro hả mẹ. Mà cũng một phần là tại con, vì con tin tưởng người ta nên không tham khảo giá thị trường, hàng có nguy cơ xuống mạnh mà con chẳng biết. Chuyến hàng cuối cùng ấy con lấy hơn 200kg gạo, người ta cố tình cho con loại xấu nhất. Bán thì rẻ mà càng để càng lỗ. Rồi mẹ chồng ốm, con phải vào viện chăm và gửi cu Tí cho mẹ. Mấy đêm đầu mổ mẹ chồng đau nhức nên con thức trắng đêm trong. Hôm sau không ngủ được vì nhớ cu Tí, mở ảnh của cháu ra mà nước mắt cứ lăn dài.
20 ngày mẹ chồng nằm viện, con không bán được hàng, các mối hàng đều bị người khác tranh giành, chồng lại bị đuổi việc do nghỉ nhiều. Sau đó chị gái cưới, cháu cưới. Đi lại chi tiêu nhiều kinh tế xuống đà. Chồng con đổ luôn lỗi tại con.
Con buồn, con oan nhưng không dám cãi lại vì phải giữ thể diện để làm ăn. Ngày nào anh ta cũng hỏi tiền còn để đâu? Tiền cho thằng nào rồi và đánh đập con bất cứ lúc nào.
Ngày 23 tết bố gọi cho con, con rất muốn về nhà nhưng không thể. Phần vì chồng con không cho về, phần vì thương cu Tí đi lại vất vả, phần vì không muốn bố mẹ thấy con trong bộ dạng như thế. Con lấy lý do cả đêm qua cu Tí khóc, ăn là trớ và cháu nó mệt để bố mẹ không phải suy nghĩ.
Chiều 24 Tết chồng con xuống. Thấy con với mấy chị em đứng nói chuyện, có chị bảo ghét nhất đàn ông ngoại tình. Nhắc tới thì chồng con nghĩ ám chỉ mình nên quay ra đánh đập con. Một buổi chiều con chịu hai trận đòn, sáng hôm sau lại một trận nữa. Vì đói, vì mệt vì đau nên con ức chế kể hết những gì con phải chịu 2 năm qua. Anh ta lại đánh con, bắt con viết đơn ly hôn.
Con đi nhờ người đánh máy đơn về thì anh ta đang ăn cơm, cu Tí tha thẩn nghịch gần tủ quần áo. Cu Tí thấy mẹ thì khóc òa. Nhìn thằng bé mà nước mắt con lại rơi. Con đưa đơn cho chồng, anh ta ký ngay. Con bế cu Tí đi thì anh ta bảo: “Muốn đi để con lại, còn mày cút, không để con tao sống với người giấu chồng đem tiền cho thằng khác”.
Thế đấy mẹ, giờ anh ấy bảo con trả 100 triệu đồng mới được quyền nuôi con, con đào đâu ra bây giờ? Cửa hàng đang ổn định, nhiều khách quen tin tưởng thì anh ấy bắt con đóng cửa. Khi công việc không có và rồi ly hôn, liệu con có được quyền nuôi con?
Mọi người ở đây bảo con nên nói với bố mẹ vì lúc này chỉ bố mẹ mới giúp được. Nhưng con không biết mở lời thế nào nên con đành viết thư, mong mẹ hiểu và không giận con nữa. Con cũng hứa sẽ nghe theo lời mẹ, dù mẹ có bảo con quay về nhà chồng hay mẹ đón con về nhà mình. Con tin mẹ sẽ chỉ cho con đúng hướng.
Theo Doisongphapluat
"Ngày mẹ vợ mất, anh có mặt được mấy hôm?"
Mẹ nói cha: "Ngày mẹ vợ mất, anh có mặt được mấy hôm? Chỉ đúng vài tiếng sau khi mẹ vợ ông mất. Cái áo tang của anh còn phẳng như lúc tôi đưa cho thì giờ anh đòi đi đâu, đi làm gì?".
Đọc bài viết của chủ topic mà tôi xót xa thay cho cái văn minh thực dụng bây giờ. Gia đình tôi cũng gần giống như anh vậy, chỉ có đôi chút khác biệt.
Tôi được sinh ra trong một gia đình nói giàu có thì không nhưng cũng có chút của ăn của để. Nhà tôi có hai anh em, tôi là con cả và một em gái nữa.
Ngày tôi còn bé cha mẹ tôi thường hay đi làm cả ngày nên không thể chăm con từng li từng tí. Ngay khi vào lớp một, tôi được ba mẹ gửi cho ông bà ngoại nuôi. Có lẽ vì thế mà tình cảm của tôi dành cho ông bà ngoại sâu sắc hơn hẳn bên nhà nội.
Sống được với ông bà ngoại vài tháng thì ông ngoại mất. Nhà chỉ còn mỗi bà ngoại chăm lo cho tôi từng miếng cơm, giấc ngủ, soạn cho cả cuốn tập để mai vào lớp không thiếu này quên nọ. Ở được vài năm thì ba mẹ đón tôi về vì đã có thời gian rảnh hơn mà chăm con. Thế nhưng mỗi cuối tuần tôi đều được mẹ chở về thăm ngoại.
Mẹ tôi nói cha: "Ngày mẹ vợ ông mất, ông có mặt được mấy hôm? Chỉ đúng vài tiếng sau khi mẹ vợ ông mất.." (Ảnh minh họa)
Chỉ cách đây vài tháng, ngoại tôi mất. Tôi đau xót rất nhiều. Tuy là con trai nhưng nỗi mất mát quá lớn khiến tôi như chững lại. Tôi khóc nhiều, buồn cũng nhiều, cũng đau đớn khôn tả. Thế nhưng điều tôi đau hơn chính là cha mình - Người luôn thương yêu, lo lắng và thậm chí ngay cả bây giờ khi tôi đi làm rồi, có lương nhưng ông vẫn hay hỏi còn tiền không nếu hết ông sẽ cho thêm.
Cha tôi cũng sinh ra trong một gia đình đông anh em. Nhưng ông không được ông bà nội cưng chiều lo lắng như những anh em khác trong nhà. Tôi biết vì thế mà cha luôn yêu thương và lo lắng cho anh em chúng tôi đều nhau và công bằng nhất có thể.
Gia đình bên nội giàu có hơn, nên mỗi người con trong nhà đều có một căn nhà riêng. Bà nội ở với chú út và vì không thương yêu cha tôi như những chú bác khác nên đối với chúng tôi cũng rất nhạt. Đối với cha, ông luôn vì thế mà gần như sống đơn độc trong gia đình bên nội. Đối với ông dường như chỉ có gia đình chúng tôi là gia đình duy nhất. Cái suy nghĩ ấy cứ quẩn quanh trong đầu ông như thế.
Ngày ngoại mất vì quá đau buồn nên tôi cứ thường hay rúc vào một góc gần quan tài mà khóc chẳng để ý gì xung quanh nên gần như chẳng biết gì. Mọi chuyện cứ thế qua đi và sẽ là không có gì nếu như sau ngày hôm ấy cha tôi không làm lớn chuyện.
Sau đám tang ngoại được chôn trong một nghĩa trang công giáo trên tỉnh Đồng Nai. Mộ xây xong, nhà ngoại họp mặt đi xuống dưới để xin lễ, đọc kinh. Cha tôi là người thích đi đây đi đó nên muốn đi theo mẹ. Tối hôm ấy cả gia đình chúng tôi ngồi đó, mẹ thẳng thừng nói không còn chỗ. Tôi không hiểu tại sao mẹ nói thế khi ít ngày trước tôi biết được rằng mọi người sẽ đi xe máy và mẹ đi chung với cậu Tân - con nuôi của ông bà ngoại.
Tại sao mẹ không đi với cha tôi? Tại sao mẹ không muốn cha tôi đi? Mọi câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu tôi. Cha tôi vì giận nên làm lớn chuyện nói này nọ và rồi họ cãi nhau. Và sau đó là cái sự thật mà tôi không biết cũng chẳng muốn biết và hy vọng đừng bao giờ biết đã được tiết lộ.
Mẹ tôi nói cha tôi: "Ngày mẹ vợ mất, anh có mặt được mấy hôm? Chỉ đúng vài tiếng sau khi mẹ vợ anh mất. Mấy ngày sau người ta hỏi tôi, anh ở đâu, tôi đã chẳng biết phải trả lời sao. Cái áo tang của anh còn phẳng như lúc tôi đưa cho thì giờ anh đòi đi đâu, đi làm gì?". Nghe mẹ nói vậy, tôi như chết sững. Mọi thứ về cha khiến tôi thất vọng.
Thế nhưng dường như với cha tôi thế vẫn còn chưa đủ. Cha tôi nói rằng: "Nhà ngoại có lo cho nhà này được cái gì đâu mà bắt tôi phải túc trực ở đó mấy ngày? Tôi còn phải đi làm chứ có rảnh đâu mà cứ ở đó?". Tôi chỉ biết cười, cười cái sự chua xót ở đời.
Ừ thì nhà ngoại khó khăn hơn nên khi chia nhà, mẹ tôi không lấy phần. Ừ thì nhà nội cho gia đình tôi hẳn một miếng đất để xây nhà nhưng chỉ vì lí do như thế mà cha đã vội phủi băng đi cái trách nhiệm của một người con rể. Cha đã quên ai chăm lo cho con cha thuở bé khi mà cha nói không có thời gian thì gửi qua bên ngoại đi.
Khi mà mỗi lần tổ chức tiệc tùng bên ngoại, bà ngoại đều nhắc: "Tụi bay không kêu thằng Thịnh à?". Khi cha chưa tới, mỗi khi cha nhậu say trên đó ngoại cũng đều nhắc: "Về sớm, ngủ đi, sáng mai còn đi làm". Vậy ra trong đầu cha chỉ có mỗi chuyện mẹ không thừa kế được gì từ nhà ngoại!!!
Tôi đau khôn xiết, thật sự chông chênh và mất đi niềm tin duy nhất về chỗ dựa của mình (Ảnh minh họa)
Tôi đau khôn xiết, thật sự chông chênh và mất đi niềm tin duy nhất về chỗ dựa của mình. Tôi đã muốn đứng thẳng lên nói với cha rằng: "Nếu cha làm thế, cha không sợ sau này con rể, con dâu của cha cũng đối xử với cha như thế sao?". Nhưng tôi không đủ can đảm và cũng không đủ sự mất dạy để nói với ông như thế.
Song có lẽ cũng từ đó trong tôi cha đã mất đi phần nào sự tin tưởng và quý trọng trong tôi. Có lẽ nó sẽ theo tôi suốt cuộc đời và đến lúc thành gia lập thất tôi cũng sẽ sợ, một nỗi sợ vô hình về một người tôi đang gọi là cha.
Theo VNE
Trói được tôi, vợ lén đi phá thai Cưới xong, tôi thắc mắc không hiểu sao bụng vợ không to lên, tôi muốn đưa vợ đi khám thì cô ấy nằng nặc không cho, muốn tài xế riêng đưa đi. Sau này mới vỡ lẽ là cô ấy đi phá. Người đàn ông dù thông minh nhất cũng có những quyết định sai lầm, đặc biệt trong hôn nhân, đó là...