Tâm thư gây bão của Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen “thức tỉnh” hàng nghìn sinh viên
Mới đây, GS. TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng trường đại học Hoa Sen (HSU) đã viết 1 bức thư gửi đến sinh viên trường mình và nhận được hơn 1.200 lượt chia sẻ.
Tâm thư của Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen sau sự cố xảy ra với một cựu sinh viên được hàng nghìn lượt chia sẻ. Ảnh chụp màn hình.
Theo đó, trong thư, bà Quy bày tỏ sự cố đáng tiếc với cựu sinh viên của trường. Nội dung bức thư nêu “Ngày 22/9 trong hành trình chinh phục Cực Đông, 16 bạn trẻ (trong đó 14 bạn là sinh viên, cựu sinh viên Hoa Sen đã đến Hòn Ghềnh (Vạn Thạch), Vạn Ninh, Khánh Hòa. Sau khi cả nhóm hoàn thành chuyến trekking và di chuyển về bằng tàu. Do tàu không cập được sát bờ nên đã thả cho các bạn tự bơi về. Trong lúc bơi về bờ, một bạn đã bị vọp bẻ và được 3 bạn quay lại trợ giúp. Không may, các bạn đã rơi đúng dòng nước xiết. Mặc dù được người dân khẩn trương cứu giúp nhưng sinh viên một trường đại học khác là bạn P.T.T.H, đã không qua khỏi.
Riêng em T.L.S.L, cựu sinh viên HSU hiện vẫn đang mất tích. Gia đình, bạn bè em L., đại diện nhà trường, các bạn sinh viên HSU cùng các cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa đang tích cực tìm kiếm quanh khu vực em Liêm bị nạn. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho em Liêm với niềm hy vọng là phép màu sẽ xảy ra và chúng ta không mất đi một người bạn, một người thân, một Hoasenner! Là một người mẹ, tôi ở bên cạnh gia đình em L.. Là một người thầy và Hiệu trưởng Hoa Sen, tôi bên các bạn”.
Đồng thời, bà Quỳ cũng nhắn nhủ: “Các bạn sinh viên thân mến, tổn thất về con người, nhất là những người trẻ, là tổn thất không gì có thể bù đắp được. Tuổi trẻ là dấn thân, tuổi trẻ là khám phá. Nhưng trước khi làm bất cứ điều gì, xin hãy nhớ cuộc sống chỉ có một và các bạn còn nhiều, nhiều lắm những việc phải làm. Ít nhất là làm cho cha mẹ, những người luôn sống vì các bạn, hạnh phúc và hãnh diện! Vì vậy hãy quan tâm đến sự an toàn cho mình và cho những người thân xung quanh mình. Du lịch biển luôn tiềm ần nhiều nguy cơ. Hãy tuân thủ tuyệt đối quy tắc về an toàn! Xin đừng làm những người thân yêu, bạn bè, thầy cô đau buồn vì mình! Nói những điều này lòng tôi đang quặn thắt.
Cầu cho L. sẽ nhanh chóng trở về trong vòng tay của chúng ta”.
Trước đó, chia sẻ trên báo Bảo Vệ Pháp Luật, ông Võ Lục Phẩm- Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) cho biết, bãi biển trên địa bàn huyện vừa xảy ra một vụ đuối nước nghiêm trọng.
Video đang HOT
Tai nạn xảy ra lúc 9h30, ngày 22/9, tại bãi biển Hòn Gầm, xã Vạn Thạnh.
16 sinh viên vừa tốt nghiệp của trường đại học Hoa Sen (TP.HCM), khi check in tại khu vực Đầm Môn, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, thấy bãi biển đẹp, cát trắng thoai thoải, đã xuống tắm biển, bất chấp sóng to gió lớn.
Ngay khi nhóm người xuống, 4 người đã bị dòng nước cuốn trôi. Người dân địa phương đã cứu được 2 người, 2 người khác mất tích.
Theo ông Phẩm, đến 15h30 cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi hài nạn nhân tử vong là chị Phạm Thị Thu Hà (SN 1997), trú quận Tân Phú, TP.HCM. Anh Trần Lê Sĩ Liêm (SN 1996, trú An Giang) vẫn còn mất tích.
Thanh Tùng (T/h)
Theo doisongphapluat
Bỏ việc văn phòng, cô gái 29 tuổi trở về miền quê để trải nghiệm cuộc sống buôn làng
Khi đôi chân lún sâu trong bùn đất, họ sẽ thấy rằng cuộc sống thành thị cứ như là một giấc mơ xa vời vậy.
Ngồi trong văn phòng và dán mắt vào màn hình laptop, Aishwarya Phadke thả tâm hồn mình du ngoạn qua bốn bức tường. Trước khi bắt đầu công việc tại một văn phòng ở thành phố Pune này, Aishwarya biết rằng đây không phải là công việc sẽ đi cùng mình đến cuối cuộc đời, bởi vì tâm hồn cô vốn đã thuộc về những chuyến khám phá mạo hiểm.
Aishwarya Phadke (phải), nhà sáng lập của tổ chức 'Travel Dirty'.
Cô gái trẻ thích đi cắm trại và trekking (tạm dịch: đi bộ đường dài) cùng với bạn bè mình. Một kỳ nghỉ lý tưởng đối với Aishwarya đó chính là thu dọn hành lý và khám phá một nơi chốn mới. Điều đó cũng không hề thay đổi khi cô trở thành sinh viên luật. Thực tế, đam mê dã ngoại vẫn gắn liền với cô trong suốt những năm tháng đại học.
Aishwarya đã đạt được bằng Cử Nhân Luật và Thạc sĩ ngôn ngữ Đức. Cô thậm chí làm việc ở văn phòng công ty suốt 1 năm rưỡi. Nhưng sâu thẳm bên trong, cô vẫn là một người lữ hành đầy nhiệt huyết. Cô yêu thích đi đến những buôn làng và khao khát được giới thiệu cho các cư dân thành thị khác về cuộc sống mộc mạc và chất phác của người dân miền quê.
Chặng đường để trở thành một nhà khởi nghiệp du lịch là khá dài, nhưng mỗi trải nghiệm đều mang lại cho Aishwarya cái nhìn sâu sắc về việc du lịch. 'Nhiều lần, tôi nhận ra rằng, các tổ chức chỉ chú trọng vào mỗi việc khám phá mạo hiểm hay chỉ đơn giản là cắm trại ngoài trời. Nhiều người thường không chú ý đến những trải nghiệm sống cuộc sống nông thôn thực sự là như thế nào. Và tôi chỉ muốn mọi người có những trải nghiệm đó.' - Cô gái 29 tuổi giải thích.
Vào tháng 1 năm 2018, cô bỏ việc và sáng lập 'Travel Dirty' (tạm dịch: Du lịch Bùn đất), một tổ chức du lịch đưa con người về những buôn làng để họ làm quen với cội nguồn của mình. Aishwarya mong muốn đưa Ấn Độ hiện đại trở về 'ngôi nhà xưa' của họ.
Những du khách này sẽ được trải nghiệm những công việc nhà mà người dân ở buôn làng phải thực hiện. Nếu đang trong mùa thu hoạch, họ sẽ được ra đồng làm việc cùng người nông dân. Khi đôi chân lún sâu trong bùn đất, họ sẽ thấy rằng cuộc sống thành thị cứ như là một giấc mơ xa vời vậy. Còn nữa, cách mà họ đi từ cánh đồng về đến nhà cũng có nhiều điều khác lạ. Họ phải đi len qua những bụi cây và được lắng nghe tiếng chim hót trong khí trời thoáng mát. Điều đó cứ như được tìm thấy chính mình trong thiên nhiên vậy.
"Travel Dirty' thực chất là hòa hợp hai tiếng nói lại với nhau. Một là tiếng nói của người thành thị đã dành cả đời họ làm việc ở văn phòng và chưa từng được tiếp xúc với cuộc sống làng quê, tiếng nói còn lại là của người buôn làng chưa bao giờ được trải nghiệm cuộc sống nơi phố thị. Từ thức ăn mà bạn nấu cho đến củi nhặt được từ trong rừng, bạn sẽ được tham gia vào mọi hoạt động ở đây, việc đó sẽ khiến tay chân bạn lấm lem bùn đất.' - Aishwarya chia sẻ.
Cho đến nay, cô gái 29 tuổi này đã dẫn được 15 chuyến đi. Và trong mỗi chuyến hành trình đó, cô nhận ra tất cả lữ khách đều kính trọng cuộc sống giản dị nơi đây, họ ngày càng cố gắng tìm hiểu thêm về cuộc sống buôn làng. Còn người dân bản xứ cũng hứng thú về những vị khách của mình. Một số lữ khách còn tổ chức những buổi hướng dẫn họ cách xếp giấy nghệ thuật origami hay đọc chỉ dẫn trong rừng. Tất cả chỉ để gắn kết mọi người lại với nhau và xây dựng một tình bạn mới.
Nguồn: The Better India. Ảnh: Travel Dirty - IN
Khánh Lam
Theo baodatviet
'Nhờ Nhân văn, mình gặp nhau' và cái kết viên mãn cho mối tình 7 năm của cặp đôi đến từ ĐH KHXH&NV TP.HCM Mới đây, cặp đôi trẻ Nam Tiến - Mỹ Dung, cựu sinh viên Khoa Công tác xã hội, trường ĐH KHXH&NV đã quyết định quay trở lại mái trường xưa, nơi lưu giữ biết bao kỷ niệm của cả hai để cùng nhau thực hiện bộ ảnh cưới đầy lãng mạn mang tên "Nhờ Nhân văn, mình gặp nhau..." Kể từ thời khắc...