Tâm thư của ‘Rau Sạch’
Một gã trai đi “kiếm rau sạch” không có nghĩa là hắn đi chợ mua rau về nấu cơm.
ảnh minh họa
Thân thương gửi người hâm mộ!
Hân hạnh được giới thiệu: tôi là Rau Sạch, là Rau Sạch chính chủ. Xưa nay tôi vẫn được xem là cần thiết, là phần tất yếu của cuộc sống. Ý thức được điều đó nên tôi luôn biết giữ mình, luôn cố gắng bảo vệ thanh danh, mặc cho ngoài kia giá vàng có lên, đất có ế ẩm, và nhiều người phát điên vì tiền bạc.
Nhưng hôm nay, thật khổ tâm khi phải nói với Quý vị rằng cái tên Rau Sạch của tôi không còn sạch sẽ, ngọt ngào và đáng yêu như ngày nào. Giờ nó đã bị kẻ xấu giả mạo, xuyên tạc làm méo mó và nhơ nhớp.
Như Quý vị đã biết! Chả có gì dễ hiểu và minh bạch như cái tên của tôi, nó bao gồm hai phần: họ Rau và tên Sạch. Rau, dù tra từ điển Hán Việt hay thuần Việt cũng đều chỉ các loại thực vật mà con người dùng để ăn, còn Sạch nghĩa là sạch sẽ, an toàn cho người sử dụng.
Thế nhưng, có lẽ xã hội càng phát triển thì sự trắng trợn càng lên ngôi. Ngữ nghĩa cái tên của tôi rõ ràng đến mức không thể chối cãi, vậy mà nhiều kẻ đã bất chấp, vẫn nhận đại, nhận bừa tên Rau Sạch. Có kẻ thì biết mình là rau bẩn nên mượn danh Rau Sạch lừa người dùng. Có kẻ thì lại chả liên quan gì đến họ nhà rau, họ là người hẳn hoi, nhưng chắc thích đội nốt rau nên trơ trẽn mượn danh… “Rau Sạch”.
Ở trường hợp thứ nhất, mặc dù là rau thật đấy, nhưng đó là rau bẩn, rất bẩn và độc hại. Loại rau này được bón toàn phân tươi và hóa học; được tưới bằng nước nhiễm bẩn và nhớt; được phun thuốc sâu đến sát ngày thu hoạch; được ướp tẩm hóa chất bảo quản như ướp xác… Chúng bẩn đến mức chính người làm ra cũng không dám ăn, thế nhưng vẫn được gắn mác Rau Sạch để tuồn ra chợ, len lỏi vào siêu thị. Người tiêu dùng chả biết tin vào ai, từ anh thanh tra mặt lạnh như tiền đến chị bán hàng miệng tươi roi rói, cuối cùng chỉ còn cách tin… con sâu, cứ có mặt sâu thì mới tin là rau sạch.
Video đang HOT
Hôm rồi ở ngoài chợ Giời, có hai vợ chồng nọ treo biển bán rau sạch, khách cầm bó rau xem nhưng không thấy có con sâu nào nên sinh nghi, không mua. Anh chồng điên tiết chửi vợ ngu, đã dặn là phải bắt mấy con sâu bỏ vào đó rồi mà không chịu làm. Vợ bị chửi oan, cãi lại rằng đã bỏ rồi còn gì nữa, nhưng vừa bỏ vào nó đã chết rồi còn đâu.
Thế đấy, “vì lương tháng bán lương tâm”, chỉ vì tiền mà người ta sẵn sàng đầu độc nhau. Rất may là chưa ai chết vì ăn rau bẩn, nặng lắm cũng chỉ đau bụng, tiêu chảy, cấp cứu vài tuần là ổn, nếu có ung thư thì cũng phải sau mấy năm, lúc đó huề cả làng. Vì chưa chết người nên chưa có cán bộ nào lên ti vi hùng biện về trách nhiệm, chưa mấy người hào hứng bàn về “rau đức”. Bởi thế nên tên Rau Sạch của tôi sẽ vẫn còn bị giả mạo vô tội vạ.
Nếu như trường hợp giả mạo ở trên là những kẻ coi rẻ mạng người, thì những kẻ giả mạo dưới đây lại coi rẻ nhân phẩm. Những kẻ đểu cáng này chuyên đi lừa con gái nhà lành rồi gọi đó là “rau sạch”, quả là bá đạo và nham nhở!
Khi quý vị nghe một gã trai tóc màu mắm tôm, mặc đồ si-đa và cưỡi SH Tàu nói “đi kiếm rau sạch” thì không có nghĩa là hắn ngoan đến mức chuẩn bị xách giỏ đi chợ mua rau về phụ mẹ nấu cơm đâu, mà là đi cua gái đấy. Hắn chuẩn bị đi giăng câu các cô gái nhẹ dạ.
Rầu làm sao khi thuật ngữ “rau sạch” nhái này đã phát triển nhanh đến mức lấn át cả tên Rau Sạch xịn, khiến mỗi khi có ai nhắc đến Rau Sạch một cách nghiêm túc thì xung quanh lại hô hố cười đểu. Cũng vì sự nhập nhèm này mà gây ra không ít vụ hiểu lầm nghiêm trọng.
Cách đây mấy ngày có một cặp uyên ương đã chuẩn bị cưới nhưng đột ngột tan vỡ chỉ vì hai chữ “rau sạch”. Chuyện là hôm đó chàng đến chơi, nàng nhờ chạy ra chợ mua giúp bó rau. Sợ chàng không quen đi chợ nên nàng dặn phải nhớ chọn rau sạch. Chàng trả lời với giọng đầy tự tin: em yên tâm, anh đã dầy dạn kinh nghiệm trong việc tìm rau sạch rồi. Bố nàng nghe vậy giận tím mặt, bắt con gái cắt đứt luôn với kẻ trăng hoa, không cưới xin gì nữa.
Lại một chuyện đau lòng ở gia đình khác: bữa đó có đám bạn của chồng đến nhà nhậu, chị vợ dọn nồi lẩu lên mời đon đả: hôm nay em làm rau sạch, các anh cứ vô tư mà dùng nhé. Khách nghe vậy cười nham nhở, ui giời quý hóa quá, bọn anh kiếm rau sạch khó khăn lắm mới được, thế mà nay đến nhà em chơi vừa được nhậu vừa có rau sạch dùng! Anh chồng thấy bạn xỏ xiên khiếm nhã, sẵn có rượu trong người, nóng máu cho bạn tắm luôn nước lẩu. Đau!
Nhục nhã thế đấy quý vị ạ! Không biết các nhà đạo đức học đang ở đâu và phát biểu gì khi mà trò “chăn rau sạch” giờ đã thành trào lưu, thành mốt của đủ các thứ hạng người từ anh phụ hồ đến Quý ông lắm tiền nhiều của. Cách thức đi săn thì cũng đủ chiêu trò, từ chém gió ào ào đến vận dụng binh pháp Tôn Tử, từ tay không bắt giặc đến dùng vũ khí đô la hạng nặng… tất cả đã trở thành công nghệ, chỉ thiếu điều chưa ai viết thành sách “cẩm nang săn rau sạch” (nếu có chắc sẽ bán rất chạy).
Nhưng đời thỉnh thoảng cũng công bằng, ông Trời đôi khi cũng có mắt. Nắm bắt được nhu cầu “rau sạch”, nhiều con “gà già” đã vào vai “rau sạch” để lừa những kẻ thích lừa gái. Khách làng chơi thường sợ gái làng chơi vì ớn bệnh tật, nên thích tìm đến những cô gái kiểu dáng… chân quê. Nhưng họ đâu ngờ, những cô tay thơm mùi cỏ, chân còn dính đầy bèo tấm, móng vàng khè như vừa lội ruộng về chỉ là… hàng giả. Tưởng vớ được hương đồng gió nội sạch sẽ, ai dè dính ngay hàng giả, độc hại đầy mình. Cho đáng đời!
Đau lắm quý vị ạ! Loại thì mượn danh Rau Sạch rồi đi lừa (bán kiếm lời). Kẻ khác thì đi lừa con người ta xong rồi đặt tên là “rau sạch”, rồi có lúc bị “giả rau sạch” lừa lại. Đáng buồn hơn khi đó không chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh nữa, mà là cả bầy sâu. Trong tương lai, có lẽ còn xa xôi lắm, tôi không tin rằng sẽ có ai đó giúp tôi lấy lại được thanh danh.
Nên tôi sẽ đi thật xa, sẽ về với làng quê xa xôi, nơi tình người vẫn còn thơm tho và tiền bạc chưa kịp nặng mùi. Ở nơi đô hội phồn hoa này, tiền có thể mua được mọi thứ, nhưng Rau Sạch chân chính như tôi sẽ ngày càng khó kiếm!
Theo VNE
Nhịn ôsin như cơm sống
"Hai vợ chồng cặm cụi mãi mới trồng được vài luống rau sạch, thế mà buổi trưa bác ôsin ở nhà một mình ăn một bữa bằng cả nhà ăn bữa chiều", chị Hiếu than thở.
Có người giúp việc, chị em tuy được nhàn tay chân nhưng lại stress vì khó chịu. Ảnh: pub.gov.sg
Bác giúp việc này là họ hàng xa của một người quen, làm cho nhà chị Hiếu đã được mấy năm, rất thạo việc nên chị Hiếu chỉ biết ấm ức trong lòng. Chị tâm sự với mấy đồng nghiệp trên công ty, dù tất cả mọi người đều khuyên nên nói thẳng với bác nhưng chị vẫn thấy ngần ngại. "Vấn đề cũng không phải quá to tát, chỉ mỗi chuyện miếng ăn nên mình chưa tìm ra cách nào để nói mà bác ấy không tự ái và tâm phục khẩu phục", chị Hiếu nhăn nhó.
Trước đây, khi bắt đầu nhận bác giúp việc này, chị đã soạn hẳn một văn bản quy định những gì người giúp việc được làm và không được làm. Tuy nhiên, vấn đề ăn uống chị bảo gia đình ăn thế nào thì giúp việc ăn thế ấy. Theo thời gian, thấy gia đình chị dễ tính, bác giúp việc bắt đầu "lấn tới", ăn uống tự nhiên còn hơn ở nhà. Tháng trước, chị Hiếu được người quen biếu một bịch trái cây xách tay từ nước ngoài về, vợ chồng chị và hai đứa con mỗi người chỉ dám ăn vài trái, cất đi để dành. Hôm sau một mình ở nhà, bác ôsin hồn nhiên "giải quyết" gần hết.
Chị ngại không nói, chồng thì chẳng bao giờ quan tâm chuyện bếp núc, hai đứa con cũng khảnh ăn, vậy nên việc ăn uống không "trông nồi" của bác giúp việc cứ tiếp diễn. Hôm nào không muốn bác ăn gì, chị đều phải dặn "Món này dành riêng cho Bin, Bo nhé bác". Có hôm mua được mấy con bồ câu về hầm, dù khá thèm ăn nhưng để bác giúp việc không có cớ ăn theo, chị đành bấm bụng nhịn.
Chị Hiếu phàn nàn, thuê giúp việc nhàn được tí chân tay nhưng mệt cái đầu. Mà nếu không thuê thì chị không còn thời gian để kèm cho hai nhóc, một vào lớp ba, một vào lớp một. Chị đã tính thuê người làm theo giờ, nhưng buổi trưa vẫn phải có người ở nhà cho chó mèo ăn và trông mấy chậu cây cảnh. Vậy là chị đành gắn bó với bác ôsin này vì bây giờ kiếm một người được việc, có thân nhân rõ ràng như bác không phải dễ.
Bác giúp việc lớn hơn 20 tuổi nên nhiều lúc chị Bích (Gò Vấp, TP HCM) ngại chỉ bảo. Ngược lại, thỉnh thoảng bác cậy trước đây từng tham gia hội phụ nữ xã nên "lên lớp" với chị. Là sếp trưởng bộ phận bán hàng, nói nhân viên nghe răm rắp, nhưng về nhà chị đành thua ôsin. Chị nói một câu, bác tìm ngay được một câu chống chế. Chị kêu bác nhặt rau bỏ phí nhiều cọng và lá thì bác bảo "ăn non mới ngon", bảo làm chậm thì bác đáp "chậm mới sạch". Chị cũng không dám nói nhiều, vì sợ biết đâu bác giận cá chém thớt, ở nhà quát mắng bé Dế.
Tối hôm trước, khi hai mẹ con chơi trò chia đồ, bé Dế dõng dạc bảo bô và đồ chơi là của Dế, laptop của bố, Ipad của mẹ và tivi của bà Thủy (tên bác giúp việc). Không bộ phim truyền hình nào trên HTV mà bác giúp việc không biết. Đã có lần bác mải sụt sùi với các tình huống trong phim, để Dế tè xong đá luôn bô nước tiểu, ướt hết thảm.
Chị Bích cũng muốn thay người giúp việc nhưng tìm xung quanh thấy khó quá, trong khi Dế lại ốm yếu, khó nuôi, từ khi được bác giúp việc chăm sóc đã phổng phao lên rất nhiều.
Chị Giao (Từ Liêm, Hà Nội) mới đây đã cho bác giúp việc nghỉ vì tính sạch sẽ quá mức. Đáng nói là bác chỉ sạch cho bản thân chứ thu dọn nhà cửa hay chăm cháu thì chỉ ở mức chấp nhận được. Dù mùa đông, có những đợt rét hại kéo dài nhưng ngày nào bác ôsin cũng tắm, bật bình nóng lạnh cả tiếng trước khi vào. Mà bác đã vào phòng tắm thì nhanh phải nửa tiếng mới ra. Nhiều lần người giúp việc giữ nhà vệ sinh lâu quá, chị Giao phải chạy sang hàng xóm giải quyết "nỗi buồn". Chưa kể, bác ôsin còn thường xuyên lấy xà phòng thơm để giặt quần áo của mình.
Bác ôsin nghỉ việc, bé Tít mới 14 tháng tuổi phải đem đi gửi trẻ. Nửa tháng mà bé giảm mất 1 kg còn chị Giao thì tự nhiên giảm eo được 3 cm. Tuy nhiên, sau 2 tháng bé Tít đã vui vẻ với các bạn ở nhà trẻ. Hàng ngày chị Giao dậy từ 5h30 sáng, đi chợ và làm một số việc nhà. Vợ chồng chị cũng quen với cảnh nhiều hôm đi ngủ trong tình trạng nhà cửa lộn xộn như một bãi chiến trường. "Ông chồng mà kêu quá, mình bảo hay anh dọn giúp em đi. Được cái ông xã tính không quá cầu kỳ", chị cười. Không có ôsin, vợ chồng chị cũng chăm đi chơi hơn, không còn phải áy náy vì cho bác ôsin đi cùng thì không muốn, mà để bác ở nhà thì lại ngại. Tiền lương của ôsin giờ chuyển thành chi phí đi chơi, trả tiền học cho con, chị cảm thấy hình như vợ chồng có vẻ gần gũi nhau hơn.
Chuyên gia tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai (Trung tâm Tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) cho biết, bà gặp khá nhiều gia chủ không hài lòng với một vài thói quen, tính cách nào đó của ôsin nhưng vẫn buộc lòng phải giữ lại vì thực tế tìm được một người giúp việc hết lòng với nhà chủ, có tâm và có tình là rất khó. Có nhiều người giúp việc, ngay khi bước chân vào nhà đã có những ý đồ xấu: chiếm tài sản, chiếm chồng. Vì thế, nếu ôsin có thể tin tưởng được, không gian dối, không làm điều gì quá tệ, không ve vãn ông chủ... thì người chủ cân nhắc hơn thiệt và vẫn có thể giữ họ lại.
Chuyên gia tâm lý khuyên, để tránh stress với ôsin, tốt nhất trước khi nhận họ vào làm việc, chủ nhà nên liệt kê nguyên tắc, quy định khi ôsin sống trong nhà mình, thà mất lòng trước nhưng được lòng sau. Còn nếu có vấn đề gì phát sinh mà chưa được nêu trong quy định thì ngay khi xảy ra, chủ cần nói luôn, đừng để lâu, tích tụ rồi đến lúc nói ra sẽ có rất nhiều bức xúc và dễ khiến ôsin tự ái.
Bà thừa nhận, có người giúp việc, chị em sẽ được giải phóng nhiều khỏi việc nhà, có thời gian làm những việc khác. Tuy nhiên, có một người lạ trong gia đình, cuộc sống sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Chưa kể, rất nhiều ôsin tính tò mò thọc mạch, thích tham gia vào chuyện nhà chủ. Theo bà, chọn cách thuê người giúp việc theo giờ từ các công ty sẽ đỡ phức tạp và được đảm bảo hơn vì có công ty chịu trách nhiệm. Có thể thuê người làm từ 18 đến 21h tối hay thứ bảy, chủ nhật. Bù lại những việc không thuê ôsin làm hết, chị em có thể thay thế bằng một số máy móc, bản thân phải cố gắng hơn và huy động chồng con vào làm giúp, để chồng con cũng cảm thấy có trách nhiệm với gia đình.
Theo Alobacsi
Vợ tôi như 'rau sạch văn phòng' Cô ấy loằng ngoằng với cậu bạn học cùng lớp cao học, tới "những phi công trẻ" trong những lần đi du lịch hay công tác cùng cơ quan. ảnh minh họa Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình cũng nề nếp, có giáo dục, tuy điều kiện kinh tế không mấy khá giả, bố mẹ lo cho con cái...