Tâm thư của Giám đốc Bệnh viện C gửi 700 bác sĩ
Khi Bệnh viện C Đà Nẵng dỡ phong tỏa, bác sĩ Thiện gửi tâm thư cám ơn 700 cán bộ, nhân viên và các bệnh nhân đã sát cánh trong 15 ngày gian khó.
0h ngày 8/8, Bệnh viện C Đà Nẵng kết thúc lệnh phong tỏa. Trong sân bệnh viện, các nhân viên thắp 15 ngọn nến tượng trưng cho 15 ngày khó khăn đã đối mặt với dịch Covid-19.
Nói với đồng nghiệp ở thời khắc đó, bác sĩ Nguyễn Trọng Thiện, Giám đốc Bệnh viện C Đà Nẵng, cám ơn nỗ lực của toàn bộ bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện cũng như hàng trăm người bệnh. “Họ bình tĩnh, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch, hỗ trợ, hợp tác với bệnh viện trong giai đoạn gian khó”.
Bệnh viện C trước lúc tháo dỡ phong tỏa. Ảnh: Phạm Ngôn.
Giám đốc Bệnh viện C Đà Nẵng cho biết trong 15 ngày bị phong tỏa, tất cả nhân viên y tế đã sống, làm việc mà không nhớ hôm đó là thứ mấy. Họ tập trung sát cánh bên nhau, đồng cam cộng khổ trong mỗi việc lớn nhỏ.
“Chúng ta đã cùng nhau nhẫn nại để mài viên ngọc sáng về lương tâm, tri thức, đạo đức, trách nhiệm của ngành y. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến từng gia đình các anh, chị, em đã san sẻ khó khăn của bệnh viện, để mỗi cán bộ viên chức yên lòng làm tròn bổn phận với xã hội”, bác sĩ Thiện viết trong thư.
Người đứng đầu Bệnh viện C Đà Nẵng cũng gửi lời tri ân các đồng nghiệp đã không ngại vượt qua những băn khoăn, lo lắng để bình tĩnh, tự tin sống và cống hiến trong những điều kiện khó khăn nhất.
Theo bác sĩ Thiện, để bệnh viện hoàn thành 15 ngày phong tỏa, có sự đóng góp rất lớn của các bệnh nhân. Trong những ngày cách ly ở bệnh viện, họ luôn tuân thủ hướng dẫn, cùng nhau sẻ chia những thiếu thốn cùng đội ngũ thầy thuốc.
Bệnh viện C lúc tháo dỡ phong tỏa. Ảnh: Phạm Ngôn.
Sau khi gửi lời cảm ơn tới các cấp chính quyền, Bộ Y tế và nhà hảo tâm, người đứng đầu Bệnh C Đà Nẵng cũng nhắc lại lời căn dặn của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: “Chúng ta chỉ mới thắng một trận đánh, cuộc chiến còn đang tiếp diễn”.
Ông nói rằng dù bệnh viện đã dỡ phong tỏa nhưng nhiều nơi ở thành phố vẫn còn cách ly. Bác sĩ Thiện mong muốn cán bộ, nhân viên tranh thủ những giây phút nghỉ ngơi ngắn ngủi để về sắp xếp việc gia đình, động viện người thân trước khi quay lại với công việc mà người dân cả nước đang kỳ vọng.
“Mọi người hãy về với gia đình, tìm một ánh nhìn gần gũi, nghe một vài lời yêu thương, hít thở chút không khí gia đình ấm áp. Người bệnh đang chờ! Chúng ta hãy trở lại bên nhau như một gia đình, mỗi người góp một tay để cuộc chiến chống dịch Covid-19 sớm kết thúc”, Giám đốc Bệnh viện C nhắn gửi.
‘Khi nào Đà Nẵng hết dịch, chúng tôi mới trở về’ Đáp lại lời kêu gọi, 25 bác sĩ của tỉnh Bình Định đã đến Đà Nẵng để cùng chung sức chống dịch Covid-19.
Bác sĩ Đà Nẵng hít đất, tập thể dục trong bệnh viện cách ly
Tháo đồ bảo hộ, đeo chiếc khẩu trang mới, bác sĩ Huy cùng đồng nghiệp đi bộ ra hành lang Bệnh viện Đà Nẵng tập thể dục.
"Tập luyện sau giờ làm việc vừa nâng cao sức khỏe chống 'covid', vừa vui vẻ cùng đồng nghiệp để thời gian cách ly đỡ nhàm chán. Chúng tôi gọi đây là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời, không phải ai cũng có được nhưng không bao giờ muốn gặp lại", bác sĩ Lê Quang Huy, khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng, chia sẻ, hôm 31/7.
Họ thường tập luyện vào lúc sáng sớm hoặc chiều khi đã vãn việc. Trừ những người đang trong ca trực và điều trị bệnh nhân, hầu hết các y bác sĩ đều tập thể dục. Người nhảy, người hít đất, chạy bộ tại chỗ..., tất cả đều đeo khẩu trang và giữ đúng khoảng cách.
Bác sĩ Huy đăng video luyện tập của mình trên trang cá nhân để thử thách các đồng nghiệp khác, được mọi người ủng hộ. Đây là lần đầu tiên các y bác sĩ cùng tập thể dục tại bệnh viện. Video nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm chia sẻ. Mọi người động viên bác sĩ lạc quan và vững vàng trước đại dịch.
"Tôi khá bất ngờ khi video tập thể dục được mọi người chia sẻ trên mạng. Tôi chỉ xem đây là tập luyện để mọi người giải tỏa áp lực trong cuộc chiến chống dịch lâu dài phía trước", bác sĩ Huy nói.
Bệnh viện Đà Nẵng là một trong ba bệnh viện (cùng Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương và chỉnh hình Đà Nẵng) đang bị phong tỏa vì có người nhiễm nCoV. Hiện, khoa ngoại thần kinh có hơn 30 nhân viên y tế và khoảng 50 bệnh nhân, người nhà cùng cách ly.
Hàng ngày, bác sĩ khám bệnh, ra y lệnh điều trị và chỉ định bệnh nhân có thể xuất viện sang khu cách ly tập trung khác để giảm tải khu vực mình. Trong 4 ngày qua, các bác sĩ đã làm việc không ngừng nghỉ, trong tình huống bệnh viện bị cách ly hoàn toàn.
Từ ngày cách ly, công việc khám chữa bệnh vẫn duy trì. Để giảm áp lực công việc, nhân viên y tế được chia thành từng kíp để thay phiên nhau trực, khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
"Tất cả chúng tôi đều nhớ gia đình, nhớ vợ chồng con cái, song đều phải gác lại. Trách nhiệm công việc được đặt lên hàng đầu, tuyệt đối không lơ là", bác sĩ Huy nói.
Khoa Ngoại Thần kinh còn đang điều trị cho nhiều bệnh nhân nặng như bệnh nhân vỡ phình mạch não, u não, chấn thương sọ não nặng. Bệnh nhân nặng vẫn được chuyển vào điều trị tại khoa để phẫu thuật song tuân thủ quy trình bảo hộ và cách ly an toàn. Ngoài ra, bác sĩ còn thay phiên nhau giải thích và động viên bệnh nhân không lo lắng, hoang mang, tuân thủ quy định cách ly đảm bảo an toàn, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
Bác sĩ Huy khẳng định: "Chỉ cần tất cả chúng ta, từ bác sĩ, bệnh nhân đến người cách ly và cả người dân không ai đứng ngoài cuộc. Cuộc chiến này nhất định thắng lợi".
Bác sĩ Huy ( hứ hai từ trái sang) cùng đồng nghiệp trong trang phục bảo hộ tiến hành ca phẫu thuật bệnh nhân chấn thương sọ não, tối 31/7. Trung bình mỗi ngày từ một đến hai ca cấp cứu tại khoa. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Xúc động nhật ký phong tỏa bệnh viện của Bác sĩ làm quen với "cuộc sống 4 mới" "...Đã 4 ngày trôi qua, chúng tôi và những bệnh nhân thân thương của chúng tôi vẫn sống tốt và sống khoẻ; tuổi thọ của Cô Vy chắc chắn sẽ rất ngắn ngủi khi tất cả chúng tôi đều quen dần với "cuộc sống 4 mới"..." - nhật ký của bác sĩ Đặng Văn Trí trong những ngày sống cách ly tại Bệnh...