Tâm thư của du học sinh từ tâm dịch Covid-19 Hàn Quốc
“Là một cư dân đang cư trú ở Gwangju, cách tâm dịch Daegu 200 km, mình không thể nói dịch không ảnh hưởng tới thành phố của mình…”, chia sẻ của bạn Đỗ Ngân Hà, sinh viên Đại học Nữ sinh Ewha, Seoul, Hàn Quốc.
Đỗ Ngân Hà (bên phải) và bạn học tại Hàn Quốc. – Ảnh Thảo Nguyên
Bạn Đỗ Ngân Hà, người vừa mới trở thành sinh viên của Đại học Nữ sinh Ewha, Seoul, Hàn Quốc, nhưng hiện đang phải nghỉ học do trường lùi lịch học cho học kỳ mới để tránh dịch Covid-19. Từ Hàn Quốc, Ngân Hà viết lá thư này gửi bạn đọc báo Thanh Niên:
Bệnh nhân số 31, nhân tố khởi nguồn đợt dịch mới
Mới ngày nào đây thôi, mình còn cảm thấy Vũ Hán thật sự khủng khiếp và thật may mắn vì đã rời Việt Nam quay trở lại Hàn sớm (để hoàn thành các thủ tục lên trường mới ) trước khi Việt Nam xuất hiện các ca nhiễm. Vậy mà hôm nay, mình đã và đang sống trong một đất nước là tâm điểm của mọi bản tin báo nước ngoài, bởi sau 1 đêm bất chợt bùng nổ những thông tin khiến mọi người lao đao.
Và sau đêm đấy thì ngày nào sáng mở mắt ngủ dậy cũng phải vào wuhanvirus.kr để check xem số bệnh nhân được xác nhận mới là bao nhiêu. Kết quả là ngày nào mình cũng phải nhìn thấy cảnh nhảy số như chứng khoán, không bao giờ dưới con số 100 cho mỗi đợt xác nhận vào 9 giờ sáng và 5 giờ chiều.
Không có khách sạn để cách ly, Đà Nẵng giữ 22 khách từ Hàn Quốc qua đêm tại bệnh viện
Mình quay lại Hàn Quốc vào ngày 28.1, tức là cách đây gần 1 tháng. Thời điểm đấy, virus Corona (Covid-19) mới nhen nhóm một chút ở Hàn Quốc. Nhưng sau khoảng 3 ngày, khi quay lại ký túc xá trường cũ (ở Gwangju), mình đã nhận được thông báo “sơ tán” khỏi ký túc xá trước khi các bạn sinh viên Trung Quốc quay trở lại cho dịp nhập học kỳ mới, và điều này nghĩa là ký túc xá trường cũ của mình có nguy cơ trở thành ổ dịch mới.
Sau đó thì lần lượt các trường đại học ở Hàn Quốc đưa ra thông báo lùi lịch học từ 28.2 đến 16.3 (2 tuần), huỷ toàn bộ lễ nhập học, lễ tốt nghiệp và các buổi OT. Suốt khoảng thời gian này, khi ra đường mọi người đều đeo khẩu trang. Nhịp sống của người dân ở thành phố mình sống vẫn bình thường, chỉ là xuất hiện tình trạng “cháy” khẩu trang, nhưng mọi người cũng thấy điều này không đáng quan ngại lắm. Mở tivi lên thì thấy các bệnh nhân lần lượt được đánh số, kèm theo thông tin lịch trình di chuyển của từng người.
Sau khoảng thời gian đấy, có một thời gian Hàn Quốc tưởng chừng như đã kiểm soát được dịch và không xuất hiện bệnh nhân Covid-19 mới. Nhưng bỗng nhiên, như các bạn đã biết, bỗng nhiên xuất hiện trường hợp “siêu sao lây nhiễm”, bệnh nhân số 31, kèm theo địa chỉ “nhà thờ đạo Sincheonji ở Daegu”. Không còn nghi ngờ gì nữa, bệnh nhân số 31 đã trở thành nhân tố khởi nguồn cho đợt bùng phát mới.
Cứ thế mỗi ngày, đến các khung giờ 9 giờ sáng và 5 giờ chiều, người Hàn Quốc lại phải nghe thông tin chính phủ xác nhận có bao nhiêu bệnh nhân mới, bao nhiêu người tử vong, bao nhiêu người đang được cách ly…. Trước đấy còn kiểm soát được, còn đánh số bệnh nhân được, giờ đánh số hết nổi luôn! Thật sự Hàn Quốc đang khủng hoảng!
Nguyên nhân lây lan Covid-19 chóng mặt ở Hàn Quốc là gì? | Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng giải đáp
Mạnh mẽ lên các bạn du học sinh Việt Nam!
Với một người đang cư trú ở Gwangju, cách tâm dịch Daegu 200 km, mình không thể nói rằng dịch không ảnh hưởng tới thành phố của mình, vì vẫn có các bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viện lớn trong khu mình ở. Nhưng may mắn thay, so với những thành phố có xác nhận bệnh nhân Corona, thì Gwangju hiện đang chưa rơi vào tình trạng quá tải y tế hoặc bị khủng hoảng tới mức mọi người không ra đường hay điên cuồng mua đồ ăn tích trữ…
Tuy nhiên, vẫn có sự lo lắng và hoang mang trong tâm lý du học sinh Việt Nam ở Gwangju. Điều này cũng hiển nhiên thôi, khi mà gần đây chúng mình được nghe nói có những người không bị Corona chuyển hoá thành bệnh mà chỉ ký sinh trên môi trường cơ thể thôi, và những người ấy vẫn có thể lây truyền virus cho người khác nếu tiếp xúc trực tiếp (nghĩa là bản thân không phát bệnh nhưng vẫn lây truyền virus cho người khác). Nên các bạn du học sinh Việt Nam đang hối hả đặt vé về Việt Nam. Có những người đang ở Việt Nam thì bắt đầu sắp xếp kế hoạch bảo lưu kì học mới để có thể ở lại Việt Nam tới khi tình hình khá hơn.
Mình thì có lẽ sẽ lựa chọn ở lại Hàn để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người và ngồi ở nhà trong đợt dịch này. Chứ về nước bây giờ cũng bị cách ly, rồi gần như là mang dịch về. Ông bà bố mẹ bạn bè mình ngày nào cũng nhắn tin gọi điện hỏi tình hình, mình ở trong tâm còn hổng lo lắm thì mọi người không phải lo đâu.
Đợt này ngày nào có việc ra đường mình cũng phải đeo khẩu trang, về tới nhà là rửa tay sạch sẽ. Cẩn thận thì sẽ không sợ đúng không các bạn?
Mạnh mẽ lên các bạn du học sinh Việt Nam ở Đại Hàn dân quốc ơi!
Theo Thanh niên
Du học sinh Việt lo lắng khi sống trong tâm dịch Covid-19 ở Daegu
Sống ngay cạnh trung tâm vùng dịch Covid-19 ở TP.Daegu (Hàn Quốc) nhiều du học sinh và người trẻ Việt đang học tập, lao động tại đây cho biết không khỏi lo lắng.
Nhiều người ở TP.Daegu xếp hàng mua khẩu trang - NVCC
Chọn ở lại, dù sống ngay trong vùng dịch
Là du học sinh Việt Nam tại Trường ĐH Kyungpook, anh Bùi Quang Hưng cho biết chỗ anh học và sống ở ngay trung tâm vùng dịch, chỉ cách cơ sở cầu nguyện của Shincheonji (Tân Thiên Địa) 1 km - được xem là nơi bùng phát dịch ở TP.Daegu.
Vừa tốt nghiệp cách đây chỉ một tuần và cả gia đình gồm vợ, con đều đang sống ở đây nên anh cảm thấy khá lo lắng khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp. Ngay thành phố anh ở, số ca dương tính ngày càng tăng.
Trước tình hình này, nhiều trường học ở Hàn Quốc đã hoãn lịch khai giảng từ ngày 2.3 sang tới 16.3. Các siêu thị lớn và bách hóa ở thành phố này cũng đã đóng cửa để khử trùng trước khi mở lại vào ngày hôm nay.
"Theo thông tin mới thì hôm nay siêu thị emart, chuỗi siêu thị lớn ở Hàn sẽ bán khẩu trang giá siêu rẻ ở Daegu để mọi người có thể mua. Một người được mua 30 cái. Về cơ bản thì mọi người đều khá lo lắng vì bệnh dịch nhưng mọi sinh hoạt cuộc sống thì vẫn diễn ra bình thường", anh Hưng chia sẻ và cho biết, bây giờ gia đình anh và bạn bè hạn chế ra ngoài, gặp gỡ bạn nhau và luôn mang khẩu trang cũng như thực hiện các quy trình khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống bệnh.
Theo anh Hưng, tại ĐH Kyungpook hiện có khoảng 100 sinh viên người Việt đang theo học. Hiện nhiệt độ ở thành phố này khá lạnh, dao động từ 0-15C nên mọi người cũng hạn chế ra ngoài.
Riêng, bản thân anh Hưng, dù lo lắng, nhưng gia đình anh vẫn quyết định ở lại để làm thêm một số dự án nghiên cứu. Nếu tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp hơn anh sẽ tính đến phương án khác.
Quán ăn, nơi Trần Vũ Linh làm thêm đã bắt đầu vắng khách khi dịch bệnh Covid-19 tăng mạnh - NVCC
Tương tự, Trần Vũ Linh du học sinh tại Trường ĐH Suseong thuộc TP.Daegu cũng cho biết khá lo lắng, hoang mang khi thành phố mình sống có số ca mắc bệnh tăng nhanh đột biến. Theo Linh, tại ĐH Suseong có khoảng 200 du học sinh người Việt Nam thì hiện đã có khoảng 100 người đăng ký với trường được về nước trước tình hình này.
"Nếu suy nghĩ một chút thì mọi người sẽ chọn cách ở lại bởi trong trường hợp nếu mình đã bị lây Covid-19 mà không biết thì trên đường về sẽ lây nhiễm cho người khác, còn nếu mình chưa bị thì trên đường về có thể sẽ bị nhiễm bởi những người mà mình tiếp xúc. Em thì chọn cách ở lại. Tuy nhiên ở lại mà không thể đi học, cũng không đi làm thêm được thì có lẽ lúc đấy em sẽ về nước", Linh chia sẻ.
Linh cho biết, hiện học sinh, sinh viên ở Hàn Quốc đang trong kỳ nghỉ đông (kéo dài từ giữa tháng 12 tới ngày 2.3), tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh bùng phát nhanh, hầu hết các trường ở nước này đã dời lịch khai giảng năm học đến ngày 16.3.
Dù chưa đi học, nhưng Linh cho biết, dịch bệnh do virus corona đã ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của du học sinh cũng như người lao động Việt Nam tại thành phố này. Nhiều quán ăn, nhà hàng, địa điểm vui chơi của thành phố đã đóng cửa vì vắng bóng khách.
Linh đang làm thêm tại một quán ăn, dù cách khác xa cơ sở cầu nguyện của Tân Thiên Địa nhưng những ngày gần đây quán đã vắng khách hàng và có thể phải đóng cửa trong thời gian tới.
Một góc TP.Daegu trước ngày dịch bệnh bùng phát - NVCC
Cầu nguyện online, hạn chế đến nhà thờ để phòng bệnh
Không chỉ du học sinh, nhiều lao động trẻ của Việt Nam sinh sống ở thành phố này cũng đang lo lắng khi số ca dương tính với virus corona ngày càng tăng.
Nguyễn Quốc Vương, một người Việt đang làm việc tại TP.Daegu, cho biết nhiều du học sinh trong nhóm người Việt ở thành phố cho biết đã đặt vé máy bay về nước. Khu vực của Vương ở hiện đã có người dương tính với bệnh nên gia đình anh cũng khá lo lắng, dù vậy, việc về nước trong thời điểm này khó khăn với người lao động nên vợ chồng anh vẫn quyết định ở lại.
Vương cho biết, sáng nay đi làm, đường phố, quán xá và các địa điểm vui chơi trong thành phố đã vắng hơn trước rất nhiều. Riêng vợ của Vương, là du học sinh, thì thời điểm này chỉ biết quanh quẩn trong nhà, không dám ra ngoài vì sợ lây bệnh.
"Sáng nay, một số siêu thị lớn ở Hàn Quốc mở bán khẩu trang, hàng dài người xếp hàng để mua nhưng đến 11 giờ 30 nhiều siêu thị đã thông báo hết hàng dù đã giới hạn mỗi người chỉ được mua tối đa 30 cái", anh Vương cho biết.
Tương tự, chị Huỳnh Hoài Trúc cũng cho biết trong thời gian này cả gia đình chị đã hạn chế tối đa ra ngoài chỉ trong trường hợp cần thiết mới tới siêu thị mua thực phẩm.
Cả Vương và chị Trúc đều là người theo đạo, nhưng tuần nay, gia đình họ và nhiều người Việt trong thành phố thay vì đến nhà thờ, thì mọi người sẽ cùng kết nối để cầu nguyện online để hạn chế tối đa tụ tập nơi đông người, tránh nguy cơ lây bệnh.
Theo Thanh niên
Du học sinh Việt Nam tính chuyện rời Hàn Quốc Thùy Trang, 22 tuổi, sinh viên Đại học Keimyung tại thành phố Daegu, vừa đặt vé máy bay về Việt Nam dù có thể phải cách ly 14 ngày. Trang và chồng, cùng là sinh viên năm hai Đại học Keimyung, liên tục cập nhật tin tức về dịch Covid-19 trên trang Facebook cá nhân kể từ ngày 18/2, khi nữ tín đồ...