Tâm thư của bác sĩ bị can vụ án tai biến chạy thận Hòa Bình
Bác sĩ Hoàng Công Lương ngày 20/4, đã viết tâm thư mong muốn vụ án của mình được xét xử công khai, đúng người, đúng tội.
Bức thư của bác sĩ Lương đề gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch nrước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình.
Bác sĩ Lương hiện là bị can trong vụ án Vô ý làm chết người, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan sự cố y khoa khiến 8 người chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tử vong ngày 29/5/2017. Bác sĩ Lương bị truy tố về “tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bác sĩ Hoàng Công Lương.
Trong thư, bác sĩ Lương xưng là “cháu”, sinh năm 1986, công tác tại Đơn nguyên thận nhân tạo, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình với nhiệm vụ là bác sĩ điều trị. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, giàu truyền thống cách mạng, từ nhỏ anh nuôi mơ ước học tập để trở thành bác sĩ. Lương tốt nghiệp Đại học y Dược Thái Nguyên chuyên ngành bác sĩ đa khoa, năm 2011 về làm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Chia sẻ trong thư, bác sĩ Lương cho biết, ngày 28/5/2017, công việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống nước RO của đơn nguyên thận được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn. Phòng vật tư – trang thiết bị y tế của bệnh viện cử người giám sát quá trình này. Ngày 29/5/2017, sau khi nhận được thông báo đã sửa chữa bảo dưỡng xong hệ thống nước RO, có thể chạy thận hoạt động bình thường (có biên bản bàn giao), các điều dưỡng khởi động hệ thống nước này và thấy các chi số trong giới hạn bình thường. Sau khi rửa máy, kiểm tra máy chạy thận kết quả các chỉ số bình thường, các điều dưỡng đã lắp quả lọc máu vào máy và thử tiếp vẫn thấy máy hoạt động bình thường. Bác sĩ Lương cùng hai bác sĩ khác chia nhau đến các buồng bệnh khám sàng lọc cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ca chạy thận nhân tạo đầu tiên đang tiến hành được hơn 30 phút, một số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ngứa khắp người, tức ngực, khó thở, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn. Ngay lập tức, việc chạy thận nhân tạo cho tất cả bệnh nhân đều dừng lại. Đồng thời tất cả y bác sĩ của Đơn nguyên thận nhân tạo, sau đó có sự hỗ trợ của Đơn nguyên hồi sức tích cực nhanh chóng cấp cứu cho các nạn nhân.
Sự cố hy hữu đã khiến 8 bệnh nhân tử vong, 120 bệnh nhân suy thận mạn phải chuyển về các bệnh viện tại Hà Nội để chạy thận nhân tạo. Nguyên nhân tử vong sau đó được xác định là do trước đó một ngày, đơn vị sửa chữa bảo dưỡng đã bất cẩn để tồn dư một lượng lớn hóa chất trong hệ thống nước RO để chạy thận nhân tạo.
Bác sĩ Lương nhấn mạnh, công việc liên quan đến sửa chữa bảo dưỡng hệ thống nước RO “không liên quan đến chuyên môn và trách nhiệm của cháu và các đồng nghiệp”. Anh cho rằng họ đã thực hiện công việc của mình “theo đúng quy trình chạy thận nhân tạo chu kỳ được Bộ Y tế ban hành năm 2014″ và khi đã được bàn giao từ phòng Vật tư để sử dụng thì có nghĩa “nguồn nước đã đảm bảo an toàn”.
“Bác sĩ phải chịu trách nhiệm về công tác khám chữa bệnh nếu bệnh nhân tử vong, nhưng không thể buộc chúng cháu phải gánh trách nhiệm không thuộc về chuyên môn, nghiệp vụ của mình”, bác sĩ Lương viết. Vì thế, khi bị truy tố về “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, bác sĩ Lương cảm thấy bàng hoàng, đau xót “vì trách nhiệm đó không thuộc về mình, hậu quả nghiêm trọng đó do những người có trách nhiệm gây ra”.
Gần một năm qua bác sĩ Lương cho biết minh không một ngày nào không nghĩ về sự cố đã xảy, luôn sống trong thân phận của một bị can sắp phải đứng trước vành móng ngựa. Cả gia đình của anh phải sống trong điều tiếng, bất an. Bác sĩ Lương bị cấm đi khỏi thành phố Hòa Bình.
Bác sĩ Lương cho biết, bức thư này là tâm thư được chắt lọc từ nước mắt, niềm tin của mình với mong muốn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giúp đỡ, xem xét lại bản chất vụ án, xét xử đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng; đúng người, đúng tội.
Sự cố nghiêm trọng ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình xảy ra hồi tháng 5/2017, khi 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo đột ngột có dấu hiệu bất thường. 8 người lần lượt tử vong; 10 người được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Đơn nguyên thận nhân tạo tại bệnh viện bị niêm phong để phục vụ quá trình điều tra nguyên nhân tai biến. Hơn 100 bệnh nhân đang chạy thận tại bệnh viện phải về các bệnh viện Hà Nội hoặc đến Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình để lọc máu theo chu kỳ.Cơ quan chức năng nhận định, nguyên nhân khiến 8 bệnh nhân tử vong là nguồn nước cung cấp cho việc lọc thận, chạy thận nhân tạo; các thiết bị được bảo dưỡng và đưa vào hoạt động không kiểm định đúng quy trình. Cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án. Ông Trương Quý Dương bị cách chức giám đốc bệnh viện.Ngày 22/2, VKSND tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành cáo trạng và ra quyết định truy tố ba bị can, trong đó có bác sĩ Hoàng Công Lương, về các tội “Vô ý làm chết người” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngày 28/2, VKSND tỉnh Hòa Bình có thông báo đính chính Quyết định truy tố. Theo đó, bác sĩ Lương chỉ bị truy tố với tội danh “thiếu trách nghiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Nam Phương
Theo vnexpress.net
Thông tin mới nhất vụ BV Hòa Bình "đòi" hóa đơn đỏ tổ chức đám ma
Bệnh viện Hòa Bình cho biết, bệnh viện sẽ tạm ứng tiếp mỗi gia đình có người tử vong sau sự cố chạy thận 50.000.000 đồng để giải quyết công việc trước mắt.
Nơi xảy ra sự cố chạy thận khiến 8 người tử vong ở Hòa Bình
Ông Lê Xuân Hoàng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình tạm thời kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình cho biết, tối 14/11, Bệnh viện đã có thông tin chính thức sau vụ các gia đình có nạn nhân bị tai biến ở Hòa Bình tố bệnh viện về việc yêu cầu xuất trình hóa đơn đỏ trong lúc mai táng.
Theo đó, đối với những gia đình có bệnh nhân tử vong, ngoài việc thăm viếng theo tục lệ, Bệnh viện đã hỗ trợ bước đầu để lo mai táng cho gia đình có bệnh nhân tử vong 20 triệu/gia đình (đối với 8 gia đình). Tổng cộng 160.000.000 đồng.
Với trách nhiệm của đơn vị nơi xảy ra sự cố, Bệnh viện Hòa Bình đã thực hiện việc thỏa thuận bồi thường giữa hai bên để thống nhất mức bồi thường theo quy định pháp luật.
Cũng theo ông Hoàng, bệnh viện đã 3 lần thương thảo cùng các gia đình người bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình thương thảo xuất hiện rất nhiều khó khăn.
Các gia đình với mức bồi thường khác nhau, với những chi phí mai táng rất khác nhau. Và đặc biệt là cơ sở để quyết toán tài chính không rõ ràng.
Trước những khó khăn này, Bệnh viện đã có báo cáo gửi Sở Y tế về việc giải quyết đền bù dân sự trong sự cố y khoa tại Bênh viện. Bệnh viện đề nghị các gia đình trong lúc chờ hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền về thủ tục thanh quyết toán chi phí mai tang. Bệnh viện tạm ứng tiếp mỗi gia đình 50.000.000 đồng để giải quyết công việc trước mắt.
Hiện tại, Bệnh viện đang chờ hướng dẫn bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bồi thường đối với 8 gia đình và kết luận của cơ quan điều tra.
Trong trường hợp không nhận được hướng dẫn bằng văn bản, Bệnh viện sẽ phải nhờ Tòa án giải quyết theo luật định.
Cũng theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, sự cố y khoa xảy ra tại Bệnh viện, sẽ có các cá nhân và tổ chức trong và ngoài bệnh viện chịu trách nhiệm trước pháp luật theo kết quả của các cơ quan điều tra. Bệnh viện đa khoa tỉnh, với trách nhiệm của mình đã, đang và sẽ nỗ lực hết mình trong việc khắc phục hậu quả của sự cố hợp với đạo lý, đúng với pháp luật.
Sự cố y khoa xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình ngày 29/5 là sự cố y khoa đặc biệt nghiêm trọng. 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo đột ngột có dấu hiệu bất thường. 8 người lần lượt tử vong; 10 người được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị sức khỏe đã hồi phục.
Theo Danviet
ĐBQH: Phải sớm công bố nguyên nhân 7 người tử vong ở Hòa Bình "Cần công bố khi tìm ra nguyên nhân vụ việc nghi sốc phản vệ trong chạy thận làm 7 người tử vong ở Hòa Bình"-GS -TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện huyết học truyền máu T.Ư nói. Đại biểu Nguyễn Anh Trí. Sáng 30.5, trao đổi bên hang lang Quốc hội, GS -TS, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí -...