Tâm thư “bị lộ” được gửi trong nhóm kín của cô giáo đóng cửa không tiếp khách ngày 20/11, hàng xóm xì xào “chả biết dạy dỗ kiểu gì mà chả ai tới nhà”
Một bức tâm thư từ một hội nhóm lớp được lọt ra ngoài, danh tính cô giáo không được tiết lộ nhưng khiến ai cũng phải trầm trồ “cô giáo nhà người ta”…
Bức thư được cho là của cô giáo gửi tới phụ huynh trong nhóm riêng của lớp để giải thích cho nhiều cha mẹ yên tâm với việc không quà cáp ngày 20/11 mà không phải áy náy gì. Ai đọc cũng hiểu ngay đây hẳn là cô giáo “của hiếm” có tâm thực sự…
Tâm thư gây chú ý của cô giáo (Ảnh minh họa)
Cô giáo viết như sau:
“Gửi cha mẹ học sinh,
Như ngay trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã từng nói: “Tôi xin từ chối tất cả những món quà dù lớn hay nhỏ cho các dịp lễ Tết, kể cả ngày 20/11 để tránh những bất tiện cho phụ huynh, những hiểu lầm có thể xảy đến sau này”. Nhưng tôi biết nhiều phụ huynh vẫn áy náy và có phần ái ngại với việc cô giáo không nhận quà, nên tôi viết thêm điều này từ đáy lòng để giải thích cho cha mẹ học sinh của mình yên tâm. Tôi làm điều này là có lý do và nó hoàn toàn chính đáng. Các vị không phải có bất cứ gợn suy nghĩ nào vì điều này.
Vì đây là công việc dù tôi làm bằng tình yêu thương, bằng trái tim mình nhưng cũng được trả thù lao như công việc các vị làm ở công ty. Nên có 1 ngày được tri ân bằng vật chất là có phần không công bằng với nghề nghiệp của các vị. Nếu có hãy cứ yêu quý tôi bằng trái tim mình, thế là đủ rồi.
Chưa kể việc bấy nhiêu phụ huynh mất thời gian cho 1 người như tôi vào việc đi mua hoa, chọn quà hay đau đầu suy nghĩ tặng quà hay tiền rồi cất công chờ tặng quà, tặng hoa vào ngày này cũng là 1 sự lãng phí không cần thiết. Tôi biết cha mẹ phụ huynh ai cũng bận bịu và nhiều vất vả, hãy cho mình không phải thêm bận rộn vào ngày này.
Nghề giáo viên có áp lực hơn nghề khác không? Tôi cho rằng bản thân các vị cũng có lúc căng thẳng vô cùng, cũng có nhiều khi miệng muốn buột ra câu “xin nghỉ việc” nhưng áp lực của những hóa đơn, của vai trò trụ cột gia đình khiến các vị phải kìm lại. Tôi cũng vậy, nhưng tôi không cho rằng nghề nghiệp của mình có phần đặc biệt hơn để phải nhận được sự tri ân vào 1 ngày đặc biệt.
Ảnh minh họa
Hôm sinh nhật mình tôi đến lớp thấy “tổ ong vỡ” của mình im bặt lạ kỳ, vào lớp có vẻ trống trơn rồi lũ trẻ từ đâu bật dậy đồng thanh hô rõ to: “Chúc mừng sinh nhật mẹ yêu quý”. Điều đó khiến tôi vỡ òa hạnh phúc. Tôi cá là không có thứ nghề nghiệp nào có thể cho người ta niềm hạnh phúc lớn lao như thế. Vì vậy, cảm ơn các con còn chưa hết, vậy cớ sao để bố mẹ chúng phải tất tả ngược xuôi giờ tan tầm lo lắng quà cáp chuẩn bị để tri ân thầy cô của con mình.
Đấy là nói thế thôi, không mấy ai biết tôi cũng có quà ngày 20/11, những thứ tôi luôn nâng niu để 1 góc phòng mà là bao tình cảm yêu thương của lũ học trò. Quà gì mà khiến người ta phát khóc, quà gì mà nguệch ngoạc hình vẽ và những dòng chữ chẳng thằng hàng… nó khiến tôi cảm thấy ngọt lịm hơn cả đường, thấy rằng thật đáng để làm giáo viên, để điều hành 1 “lũ giặc” ít khuôn phép mà dễ thương vô đối.
Video đang HOT
Nên ai đó bảo tôi không nhận quà có khi sai, thậm chí là quà to là khác. Thứ quà đủ khiến cho lúc tôi nghe được hàng xóm xì xào “chả hiểu dạy dỗ kiểu gì mà 20/11 chả ai tới nhà”, nó cũng không làm tôi buồn. Quà của tôi đâu cần phải phụ huynh mang tới nhà, quà của tôi, tôi giấu cho riêng mình tôi, đâu cần ồn ào… Đó cũng là thứ quà duy nhất tôi muốn nhận, là tình cảm yêu thương của các con, những thứ không ảnh hưởng đến “ví” của cha mẹ chúng.
Khi tôi nói rằng tôi không nhận quà, một số phụ huynh vẫn “cố” tặng hoa, tặng quà cây nhà lá vườn vì nghĩ đó không hẳn là vật chất mà là tình cảm ắt tôi sẽ nhận. Tôi đã trả lại để tránh tạo thành tiền lệ vẫn có quà được “lách” qua. Hoa đẹp tôi luôn thích nhưng quá đắt đỏ vào ngày này. Quả đu đủ, con gà, cân măng… tôi cũng quý lắm, nhưng khi tôi nhận chúng thì các phụ huynh khác sẽ phải băn khoăn, sẽ phải gợn lên những nghĩ suy, lo sợ các con mình không được đối xử công bằng nếu cha mẹ học sinh khác tặng quà. Nó cũng trái ý nghĩa ban đầu, tôi muốn cha mẹ học sinh của mình được rảnh rang ngày này, các vị cũng khá vất vả rồi, không phải bận tâm thêm vào phần nghi lễ đặc biệt ngày này nữa.
Là phụ nữ tôi cũng mê tiền, cũng thích quà, thích được ca tụng, nhưng chỉ là cái thích nhất thời thôi còn 364 ngày còn lại thì như thế nào? Nhận quà rồi sao? Nó không làm tôi giàu lên hay nghèo đi, cũng chẳng có thể làm cho những ngày khác của mình kém vinh quang hơn. Vậy tôi bớt đi thứ hạnh phúc phù phiếm 1 ngày để tất cả chúng ta được hạnh phúc, tôi nghĩ nó thật xứng đáng.
Trong lớp ta không phải gia cảnh nhà ai cũng giống nhau, tôi nhận quà của người này, người kia điều kiện không cho phép sẽ cảm thấy áy náy rồi họ phải cố gắng bỏ ra 1 khoản, cắt đi 1 thứ gì đó trong khoản cần chi của gia đình để đẹp lòng tôi. Đó là điều không đáng. Giải quyết công việc của mình, đối mặt với hóa đơn, chăm sóc những đứa trẻ đã quá mệt mỏi rồi, hãy coi 20/11 là ngày bình thường thôi.
“Tôi đang rất hạnh phúc với lớp học và nghề nghiệp mình theo đuổi”, cô giáo chia sẻ. (Ảnh minh họa)
Hãy cứ để mình tôi thấy nó là ngày trọng đại với chính mình, với nghề nghiệp tôi cảm thấy phần nhiều hơn là hạnh phúc. Hãy cứ để tôi có chút giây phút lắng lại, thấy mình cần phải cố gắng hơn với những gì tôi được nhận. Với niềm hạnh phúc rất riêng mà nghề nghiệp khác thực sự không có được. Như thế với tôi thật sự là đủ rồi.
Vì thế, đừng ái ngại, đừng áy náy vì tôi không nhận quà. Tôi đang rất hạnh phúc với lớp học và nghề nghiệp mình theo đuổi, đó là phần quà lớn nhất tôi nhận được mỗi ngày. Và khi phụ huynh hạnh phúc, học trò của tôi có cơ được hạnh phúc, đó thực sự là một món quà.
Ngày 20/11 cho tôi xin được gửi lời cảm ơn lại tới tất cả các phụ huynh và học trò của mình tình yêu thương vô bờ bến và lời cảm ơn từ đáy lòng vì những tình cảm quý mến đã dành cho tôi”.
Bức thư đầy tình yêu thương với tư tưởng cực kỳ nhân văn, hiện đại và tích cực của cô giáo này hiện đang khiến bao cha mẹ và học sinh tấm tắc ngưỡng mộ.
Ngày 20/11 của 4 cô giáo xinh đẹp từng gây "sốt" mạng
Phương Thảo, Hà Thu, Khánh Huyền, Nguyệt Hằng đều có những cảm xúc hân hoan, hạnh phúc đón ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đầy ý nghĩa.
Lưu Thị Phương Thảo
Phương Thảo cảm thấy hạnh phúc vì được trở thành một cô giáo.
Phương Thảo được biết đến với hình ảnh cô giáo không chỉ sở hữu gương mặt xinh đẹp mà còn có thân hình chuẩn.
Chia sẻ về ngày 20/11, cô Thảo cho biết: "7 năm trôi qua kể từ ngày 20/11 đầu tiên trong vai trò cô giáo. Mọi thứ vẫn thật tuyệt vời, và cho đến bây giờ mình luôn cảm thấy hạnh phúc vì đã trở thành giáo viên".
Thảo hiện đang là giáo viên tiểu học tại Hà Nội.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với cô Phương Thảo chính là những lần đầu tiên đứng lớp, bắt gặp ánh mắt thơ ngây, khuôn mặt non nớt của học sinh tiểu học. Với cô Thảo, lòng nhiệt huyết, đam mê, kiên nhẫn và yêu trẻ chính là những tố chất cần có của một cô giáo.
Đỗ Thu Hà
Đỗ Thu Hà được cư dân mạng yêu mến bởi nhan sắc xinh đẹp, dịu dàng. Thu Hà cảm thấy sự hân hoan, niềm hạnh phúc của nhà giáo trong ngày 20/11. Với Hà, mỗi mùa Hiến chương đến chính là khi cô nhìn lại chặng đường đã qua và cố gắng nhiều hơn cho sự nghiệp "trồng người".
Đỗ Thu Hà hiện đang là giáo viên trường Tiểu học Đại Từ, Hà Nội.
Dấu ấn đáng nhớ nhất với cô giáo trẻ có lẽ là buổi tổng kết năm học đầu tiên cô làm chủ nhiệm lớp 1. Cả một năm học gắn bó với nhau, cô trò có rất nhiều kỉ niệm. Kết thúc năm học, các bạn nhỏ sẽ lên lớp 2, học một cô giáo khác.
Thu Hà nhìn nhận cuộc sống với thái độ lạc quan, yêu đời nhất có thể.
Thiều Thị Khánh Huyền
Cô giáo mầm non Thiều Thị Khánh Huyền nổi tiếng bởi nhan sắc dịu dàng cùng nụ cười duyên dáng.
Cô Huyền tâm sự: "Ước mơ của mình chính là làm giáo viên mầm non, vì mình quý trẻ, thích sự ngây ngô, trong sáng của các con. Mình hài lòng với hiện tại và cố gắng mang đến những niềm vui và giúp các con có quãng thời gian tuổi thơ thật sự ý nghĩa. 20/11 năm nào mình cũng cảm thấy trân quý nhiều hơn con đường mình đã và đang đi".
Khánh Huyền nhớ nhất quãng thời gian mới ra trường. Khi ấy, Huyền đứng lớp các bé từ 15 - 24 tháng. Có những khi các bé khóc ròng vì mới đi học, mỗi cô phải ôm 2 bé, dỗ dành và chăm sóc. Cứ như thế, Huyền cảm nhận được sự vất vả nhưng cũng hạnh phúc của nghề giáo.
Cũng theo chia sẻ của Khánh Huyền, giáo viên mầm non cũng giống như làm dâu trăm họ, đôi khi có những áp lực đặc thù.
Đinh Thị Nguyệt Hằng
Đinh Thị Nguyệt Hằng - cô giáo mầm non tương lai xinh đẹp.
Đinh Thị Nguyệt Hằng - cô giáo mầm non tương lai cũng có những cảm xúc hạnh phúc ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Nguyệt Hằng đã có những trải nghiệm đứng lớp, hơn ai hết, Hằng hãnh diện với nghề và luôn cố gắng trau dồi để có thể trở thành một cô giáo giỏi.
Với Hằng, ngoài chuyên môn thì nghề giáo cần sự nhẫn nại, nhiệt huyết, tận tâm.
Nguyệt Hằng đang hoàn thành chặng đường cuối trên ghế giảng đường để chạm tay đến ước mơ của mình. Hằng hy vọng trong tương lai có thể mỉm cười nhẹ bẫng khi nhìn lại con đường đã đi. Và Hằng chưa bao giờ hối hận vì quyết định theo đuổi ước mơ trở thành cô giáo.
Ảnh: NVCC
Tâm thư gây sốt ở ngôi trường tại Hà Nội nói không với phong bì, quà cáp, kể cả hoa dịp 20/11 Dịp 20/11 đang tới gần và thầy chủ trường đã giải thích cho tư tưởng đã được quán triệt nhiều năm qua của nhà trường như thế này: "Các cha mẹ cũng không cần tri ân gì thầy cô cả vì đó là nhiệm vụ của các thầy cô". Gần đây thầy Nguyễn Đức Quang, chủ trường Spring Hill (Quốc Oai, Hà Nội),...