Tâm thư 20/11 đầy xúc động của bố gửi thần đồng Đỗ Nhật Nam: Khi có bố là giáo viên, phiền lắm, mệt lắm, ngại lắm đúng không con?
Mặc dù đôi khi cũng gặp chẳng ít những phiền toái không tên nhưng sau tất cả, con cái luôn tự hào và trân trọng nghề nghiệp cao quý của bố mẹ.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để học trò gửi lời tri ân, lời cảm ơn chân thành đến thầy cô giáo của mình và cũng là cơ hội để chúng ta ngồi lại kể cho nhau nghe những câu chuyện dở khóc dở cười về cái thời đi học. Một trong số các chủ đề chiếm sóng spotlight, cũng như được quan tâm bàn tán sôi nổi nhất chính là cảm giác khi bố mẹ trở thành thầy cô.
Quả thực thời đi học mà mẹ là giáo viên, bố là thầy giáo, bonus thêm là giáo viên chủ nhiệm thì chỗ ngồi của bạn luôn ở nơi đắc địa, trung tâm chú ý của thầy cô, đại khái chính là một vị trí không góc chết “thiên thời – địa lợi – nhân hoà”. Cộng thêm mọi lỗi lầm bạn gây ra cũng sẽ bị phơi bày đầu tiên để làm gương cho cả lớp và còn muôn vàn cảm giác “phiền toái” không tên khác…
Tuy nhiên sau tất cả nghề giáo vẫn mãi là một nghề cao quý, dù chẳng bao giờ nói ra nhưng những đứa trẻ luôn tự hào và kính trọng nghề nghiệp của bố mẹ chúng. Minh chứng là mới đây, Đỗ Nhật Nam đã khiến cộng đồng mạng vô cùng cảm động vì bức thư chúc mừng bố nhân ngày Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Khi bố mẹ trở thành thầy cô ở trường thì cảm giác sẽ ra sao?
Nguyên văn nội dung bức thư như sau:
“CÓ BỐ LÀM THẦY GIÁO
Có bố làm thầy giáo… phiền lắm. Con cứ vừa đi ra sân vận động Trường Đại học Sư phạm là thế nào cũng có chị sinh viên chạy ra hỏi: Em có phải con thầy Thảo không, chị là sinh viên của thầy này. Mà những lúc như thế, con toàn đang mặc quần sooc. Aizaaa.
Có bố làm thầy giáo… ngại lắm. Hồi con còn học tiểu học ở trong nước, cô giáo của con hầu hết là học sinh của bố. Cô thường hay hỏi, dạo này bố có viết cuốn giáo trình nào không, rồi cô còn kể là bố ngày trước nghiêm khắc lắm. Nghe cô kể mà con cứ giật mình thon thót, không hiểu cô có nhớ chuyện ngày xưa mà nghiêm khắc lại với mình không. Aizaaaa.
Video đang HOT
Có bố làm giáo viên… lo lắm. Con theo bố đến các tỉnh trong những chuyến công tác của bố, thế nào cũng có một vài cô vuốt vuốt tóc rồi khen: Đẹp trai giống bố quá! Rồi sau này chắc có nhiều cô thích lắm. Bố cháu ấy à, đào hoa lắm nhé. Bố thì chỉ tủm tỉm cười, chẳng thấy “biện hộ” gì. Aizaaa.
Có bố làm giáo viên… mệt lắm. Bố đọc sách gì hay, bố có phát hiện gì độc đáo về ngôn ngữ, bố tìm hiểu được một kiểu thư pháp mới, bố đọc được tin gì mới về khoa học hay chính trị…. thế là bố sẽ rủ con để trò chuyện cả ngày. Nhiều thứ con thích nhưng cũng có những điều con chẳng thấy gì thú vị. Nhưng lại không nỡ để bố buồn nên con vẫn cứ ngồi nghe. Aizaaaa.
Đó có thể là muôn vàn những phiền toái không thể gọi tên…
Nhưng bố ơi!
Con vẫn luôn yêu Bố, yêu nghề nghiệp của Bố, yêu tất cả những gì thuộc về Bố, yêu muôn vạn “phiền toái” từ Bố.
Có hôm Bố đang dạy học, Bố nhắn tin cho con: Con ơi, giờ nghỉ giải lao, bố nhìn xuống đôi bàn tay Bố lấm đầy phấn trắng. Chính từ đôi bàn tay này, Bố đã một mình gây dựng sự nghiệp…
Và thế là con khóc…
Sắp đến ngày 20/11, nghĩ tới bàn tay đầy phấn trắng của Bố, con lại thấy rưng rưng.
Sau này, bàn tay ấy rồi sẽ yếu hơn. Nhưng bố đừng lo, có tay con nắm.
Bố yên tâm gửi tay mình vào tay con Bố nhé!
Con trai của Bố!
ĐỖ NHẬT NAM”
Nhưng sau tất cả con cái vẫn tự hào về nghề nghiệp cao quý của bố mẹ…
Theo helino
Ninh Thuận: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS/THPT cốt cán
Từ ngày 7-9/11, 83 giáo viên THCS/THPT cốt cán tỉnh Ninh Thuận tham gia đợt tập huấn - bồi dưỡng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 do Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế triển khai.
Giáo viên cốt cán tỉnh Ninh Thuận tham gia khóa tập huấn
83 giáo viên THCS/THPT cốt cán tham gia tập huấn đều được lựa chọn từ các địa phương giới thiệu lên, đáp ứng các tiêu chí lựa chọn của Bộ GD&ĐT như: có khả năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cao, có ảnh hưởng tới sự phát triển nghề nghiệp của đồng nghiệp...
Tại khóa tập huấn, giáo viên cốt cán được giới thiệu chương trình tổng thể, chương trình các môn học của chương trình giáo dục phổ thông mới. Đặc biệt, giáo viên cốt cán sẽ tập trung tìm hiểu những phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Ngoài việc tìm hiểu những điểm mới của chương trình, nội dung tập huấn còn tập trung phân tích kế hoạch dạy học một chủ đề minh họa của mỗi chương trình môn học và hoạt động giáo dục.
TS. Nguyễn Đức Cương - giảng viên chủ chốt Trường ĐHSP, ĐH Huế báo cáo Chương trình tổng thể 2018
Sau khóa tập huấn, các giáo viên cốt cán có nhiệm vụ tiếp tục hỗ trợ các giáo viên đại trà tự học qua mạng tại địa phương, đảm bảo được mô hình bồi dưỡng thường xuyên, liên tục và tại chỗ.
Mô hình bồi dưỡng thường xuyên liên tục tại chỗ đang được Bộ GD&ĐT triển khai gồm 2 vectơ: vectơ về hạ tầng đó chính là hệ thống bồi dưỡng qua mạng (LMS) và vectơ về nhân lực, đó chính là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán. Vectơ hợp lực khi đó chính là mô hình bồi dưỡng thường xuyên liên tục, tại chỗ hiệu quả.
Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) triển khai phương thức bồi dưỡng mới, vừa trực tiếp, vừa qua mạng, đặc biệt là mang chương trình bồi dưỡng đến tận tay người học; Hỗ trợ giáo viên bồi dưỡng tại chỗ, liên tục, thường xuyên, liên tục.
Giáo viên cốt cán sau khi được các Trường ĐHSP, Chương trình ETEP bồi dưỡng đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận. Sau đó, giáo viên cốt cán sẽ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp đồng nghiệp của mình tự học, tự bồi dưỡng tại nhà trường, qua mạng trên cơ sở học liệu, tài liệu gốc trên mạng.
PV
Theo giaoducthoidai
Cao Công Nghĩa - Thiện Nhân hoá 'Hồ ly tinh' ma mị đầy cuốn hút Ma mị, lôi cuốn và đầy sức hút. Đó là những tính từ mà khán giả dành cho tiết mục của cặp đôi Cao Công Nghĩa và Thiện Nhân trong ca khúc 'Đêm' và 'Tình chết theo mùa đông'. Khác với những hình ảnh lam lũ, khắc khổ hay dịu dàng ở những phần thi trước. Mới đây, trong tiếc mục 'Đêm' và...