‘Tâm thư’ 1.000 từ tỷ phú sáng lập Shopee gửi cho nhân viên trước đợt sa thải
Shopee, gã khổng lồ thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore, “ con cưng” của giới đầu tư một thời, hiện đang đối mặt với triển vọng huy động vốn ảm đạm trong thị trường đầy biến động hiện nay.
Shopee, gã khổng lồ thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore, “con cưng” của giới đầu tư một thời, hiện đang đối mặt với triển vọng huy động vốn ảm đạm trong thị trường đầy biến động hiện nay.
Sea Limited, công ty mẹ của Shopee đã mất khoảng 170 tỷ USD giá trị thị trường trong vòng một năm qua, theo Bloomberg. Điều này trái ngược hẳn với thời điểm tháng 9/2021, khi Sea đã thu về 6 tỷ USD thông qua đợt bán cổ phần và trái phiếu chuyển đổi trong vòng gọi vốn được xem là lớn nhất Đông Nam Á vào thời điểm đó.
Shopee hiện đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Ảnh: Getty Images.
Trong một bản ghi nhớ dài 1.000 từ gửi cho nhân viên Shopee vào ngày 15/9, Forrest Li – tỷ phú sáng lập, Chủ tịch và CEO Shopee – đã vạch ra các biện pháp cắt giảm chi phí mạnh mẽ sẽ được triển khai trong thời gian tới.
Dưới đây là toàn bộ “tâm thư” ông gửi cho nhân viên trước đợt cắt giảm nhân sự hàng loạt.
“Thân gửi các “Thủy thủ”,
Thời gian gần đây, chúng tôi đã phải đưa ra một số quyết định bất đắc dĩ. Tôi biết nhiều bạn đã thấy những thông tin tiêu cực về công ty trên các phương tiện truyền thông, và có thể đã bị sốc khi Shopee phải rút khỏi nhiều thị trường trên thế giới. Vì vậy, hôm nay tôi viết thư này để làm rõ những gì đang xảy ra và cũng như trao đổi với các bạn về những gì chúng ta cần làm trong 12-18 tháng tới.
Video đang HOT
Như các bạn biết đấy, đây là một thời kỳ khó khăn đối với ngành công nghiệp của chúng ta. Khi các quốc gia mở cửa trở lại sau đại dịch, người dùng thay đổi thói quen chi tiêu, vì thế, hoạt động kinh doanh của chúng ta đã không còn được bùng nổ như trước nữa. Và sau đó, thế giới lại phải hứng chịu một loạt đòn kinh tế vĩ mô, từ xung đột ở châu Âu, sự gián đoạn chuỗi cung ứng khổng lồ đến việc lạm phát tăng vọt và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Đó là một năm khắc nghiệt đối với tất cả mọi người và khiến thị trường vốn rơi vào tình trạng hỗn loạn. Thậm chí, một số nhà kinh tế đang dự đoán một cuộc suy thoái toàn cầu sẽ xảy ra.
Đáng buồn thay, cơn bão ấy không chừa chúng ta ra. Mọi bộ phận đều đã cố gắng hết sức để vượt qua những giai đoạn khó khăn. Công ty đã từng bước thực hiện những hạn chế mới và cố gắng thích nghi với hoàn cảnh, ngay cả khi điều này dẫn đến những quyết định bất đắc dĩ. Tôi biết nhiều người trong số các bạn đã phải làm thêm giờ, nhận lương thấp hơn và cố gắng duy trì tinh thần lạc quan. Cảm ơn các bạn vì điều này.
Bây giờ, chúng ta phải thừa nhận rằng tình hình này có thể sẽ tồn tại trong trung hạn. Nhìn vào viễn cảnh tương lai, đội ngũ lãnh đạo và tôi đang đưa ra một số quyết định để giúp công ty không chỉ sống sót qua cơn bão này mà còn vượt lên vị trí vững chắc nhất có thể. Tôi viết thư này rất mong nhận được sự hỗ trợ của các bạn để các kế hoạch được triển khai thuận lợi.
Mục tiêu số một của công ty trong 12-18 tháng tới là đạt được khả năng tự cung tự cấp, đồng nghĩa với việc đạt được dòng tiền dương càng sớm càng tốt. Ngay bây giờ, nhờ nhiều năm làm việc chăm chỉ và hành động thận trọng, chúng ta có một nền tảng tiền mặt vững chắc để công ty có thể ở vị trí an toàn hơn nhiều so với các đối tác trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, nếu sử dụng nguồn tiền này không cẩn thận trong bối cảnh các nhà đầu tư đang tìm kiếm nơi “trú ẩn an toàn”, chúng ta sẽ không dự đoán được khả năng huy động vốn trên thị trường.
Cách duy nhất để chúng ta không phải phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài là tăng năng lực tự cung tự cấp, tạo ra đủ tiền mặt cho tất cả các nhu cầu và dự án của công ty. Nếu làm được, điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với tương lai của chúng ta. Chúng ta sẽ thảnh thơi hơn, ít bị ảnh hưởng hơn bởi những thăng trầm bên ngoài – những gì đang làm tổn thương chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta sẽ vững vàng hơn và ít bị phân tâm hơn để tập trung vào các mục tiêu của chính mình.
Đây là cách tôi muốn Sea vượt lên khỏi cơn bão này: đứng ở vị trí chắc chắn và độc lập, để tự chủ lựa chọn con đường của riêng mình.
Để đạt được điều này, chúng ta cần làm hai điều:
1. Trước mắt, phải tìm mọi cách để giảm chi phí hoạt động. Càng tiết kiệm được nhiều tiền mặt mỗi ngày, chúng ta càng có nhiều thời gian để vượt qua cơn bão này. Mỗi một chút nhỏ cũng đều có giá trị.
2. Về lâu dài, chúng ta phải thiết lập văn hóa nhạy cảm với chi phí trong toàn tổ chức. Trước đây, công ty đã tập trung ưu tiên tăng trưởng, và đôi khi là tăng trưởng bằng mọi giá. Đây không phải là một cách tiếp cận sai lầm, vì điều kiện toàn cầu đã chín muồi với các cơ hội. Nhưng bây giờ các điều kiện đã thay đổi, chúng ta cũng phải thích ứng. Cần ưu tiên kiểm tra chi phí, không chỉ riêng với công ty, mà trong toàn ngành. Trong giai đoạn bất định này, công ty nào quản lý tốt tài chính thì sẽ nổi lên mạnh nhất.
Tuy nhiên, điều này không dễ gì đạt được. Nhưng nếu tất cả chúng ta sẵn sàng chung tay nỗ lực, thắt lưng buộc bụng thì tôi khẳng đinh, chúng ta có thể làm nên chuyện.
Tương tự như những công ty khác trong ngành, chính sách thắt chặt chi phí sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 (mặc dù tôi khuyến khích các bạn thực hiện ngay lập tức). Thông tin chi tiết đã có đầy đủ trong tài liệu đính kèm, nhưng tôi xin nêu những điểm chính sau đây:
- Giới hạn các chuyến bay công tác ở hạng phổ thông và chi phí lưu trú khách sạn ở mức 150 USD/đêm.
- Giới hạn chi phí bữa ăn khi đi công tác quốc tế xuống 30 USD/ngày.
- Không hoàn trả các bữa ăn hoặc giải trí bên trong hoặc bên ngoài
- Đối với di chuyển bằng ôtô, chọn dịch vụ đặt xe hoặc taxi địa phương tiết kiệm nhất.
Những quy định mới này sẽ áp dụng cho mọi nhân viên và toàn bộ đội ngũ lãnh đạo, bao gồm cả tôi. Ngoài ra, ban lãnh đạo sẽ không nhận bất kỳ khoản thù lao nào cho đến khi công ty đạt được khả năng tự cung tự cấp.
Tôi biết những tin tức như thế này sẽ khó chấp nhận. Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình thế giới, và cố gắng thích ứng tốt nhất có thể. Tôi mong nhận được sự hỗ trợ và thông cảm của bạn để cùng nhau vượt qua con sóng này.
Tôi sẽ cố gắng hết sức để cập nhật cho bạn về tình hình công ty và các diễn biến trên thế giới. Nếu có phản hồi hoặc ý tưởng mới, tôi hoan nghênh bạn viết email cho tôi. Tôi có thể không trả lời được hết, nhưng tôi chắc chắn sẽ đọc và cân nhắc từng tin nhắn.
Cảm ơn các bạn, các thủy thủ của chúng tôi, vì tất cả những đóng góp to lớn để xây dựng công ty. Nếu không có sự chăm chỉ của bạn, chúng tôi đã không thể được như bây giờ. Hiện chúng ta cần phải trải qua một quá trình chuyển đổi mà tôi biết có thể sẽ rất đau đớn và căng thẳng, đối với cá nhân cũng như tập thể. Nhưng nếu chúng ta có thể thích ứng và vượt qua, công ty sẽ tiến lên một giới hạn mới. Tôi tin tự cung tự cấp sẽ là chìa khóa thành công trong tương lai của chúng ta.
12-18 tháng tiếp theo rất quan trọng đối với công ty của chúng ta. Hãy sát cánh cùng nhau và nỗ lực vượt qua giai đoạn này.
Forrest”.
JP Morgan: Việt Nam sẽ sản xuất 65% Airpods, 20% iPad toàn cầu và trở thành trung tâm sản xuất quan trọng của Apple
Theo các nhà phân tích của JP Morgan, gã khổng lồ công nghệ hiện đang chuẩn bị đưa Việt Nam và Ấn Độ trở thành những trung tâm sản xuất quan trọng trên toàn cầu.
Trong bối cảnh tái thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra trên quy mô lớn chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, JP Morgan Chase ước tính rằng Ấn Độ sẽ chiếm 25% sản lượng iPhone toàn cầu, trong khi Việt Nam sẽ chiếm 20% sản lượng iPad toàn cầu.
Apple đã bắt đầu lắp ráp một số thiết bị của mình ở Ấn Độ và Việt Nam cách đây vài năm, từ từ cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Theo các nhà phân tích của JP Morgan, gã khổng lồ công nghệ hiện đang chuẩn bị đưa hai quốc gia này trở thành những trung tâm sản xuất quan trọng trên toàn cầu.
Trong một báo cáo mà họ gửi cho khách hàng hôm thứ Tư (21/9), các nhà phân tích của JP Morgan cho biết Apple sẽ chuyển 5% sản lượng iPhone 14 toàn cầu sang Ấn Độ vào cuối năm 2022 và mở rộng năng lực sản xuất tại quốc gia này lên 25% tổng số iPhone vào năm 2025.
Mặt khác, Việt Nam sẽ đóng góp 20% tổng sản lượng iPad và Apple Watch, 5% MacBook và 65% AirPods vào năm 2025, theo báo cáo.
"Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất linh kiện và dịch vụ sản xuất điện tử (EMS) đối với các sản phẩm có khối lượng nhỏ (Apple Watch, Mac, iPad) và đang trở thành trung tâm sản xuất AirPods chính", báo cáo của JP Morgan viết.
Báo cáo cũng dự đoán: "Thị phần sản xuất tại Trung Quốc đại lục sẽ chuyển sang các nhà cung cấp địa phương, trong khi Ấn Độ sẽ nhận được thị phần từ các nhà cung cấp Đài Loan (Trung Quốc). Tại Việt Nam, chúng tôi kỳ vọng thị phần sẽ được chia sẻ từ cả Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc Đại lục".
Google đẩy mạnh bảo vệ môi trường trong tính năng mua vé tàu xe Tuy tính năng mua vé tàu xe trên Google không hề mới, nhưng các tùy chọn bảo vệ môi trường chỉ mới được cập nhật gần đây. Google đang thể hiện sự quan tâm của mình tới môi trường bằng các cập nhật tính năng mới. Ảnh chụp màn hình Google đã công bố một tính năng mới cho phép bạn mua vé...