Tâm thế của Tổng thống Biden trong chuyến công du nước ngoài sau bầu cử
Đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden, chuyến công du nước ngoài được lên lịch chỉ trong vài ngày sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ được coi như một cửa thoát hiểm, tạo điều kiện để tránh phải đối mặt với kết quả tồi tệ có thể xảy ra.
Tổng thống Biden phát biểu với các phóng viên tại Bali, Indonesia ngày 16/11. Ảnh: AP
Tuy nhiên, hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết chuyến công du nước ngoài lần này của ông Biden gồm các điểm dừng tại Ai Cập, Campuchia và Indonesia lại trở thành sự phô trương chiến thắng. Trong chuyến thăm này, Tổng thống Biden đã gọi điện chúc mừng những thành viên đảng Dân chủ đã đạt kết quả vượt mong đợi trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Điều này góp phần tăng tự tin cho nhà lãnh đạo Mỹ trong chuyến công du khi ông tham dự 3 hội nghị quốc tế nhằm đẩy mạnh hành động về vấn đề biến đổi khí hậu, đẩy mạnh quan hệ kinh tế tại châu Á và tình hình Ukraine.
Trọng tâm chuyến công du Indonesia của Tổng thống Biden không chỉ dừng lại ở hội nghị mà còn là cuộc gặp của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Mặc dù 2 nhà lãnh đạo đã trao đổi nhiều lần nhưng họ đã không gặp gỡ trực tiếp kể từ khi ông Biden lên nắm quyền cách đây 2 năm.
Trước khi đến Indonesia, Tổng thống Biden đã dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Campuchia. Đây được coi là động thái để thể hiện cam kết của Mỹ với khu vực. Ông đã gặp gỡ lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc để thảo luận về Triều Tiên.
Chuyến thăm ngắn nhất của ông Biden là tại Ai Cập nơi ông dành 3 tiếng cho một hội thảo thường niên của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Trong chuyến công du nước ngoài của ông Biden, một sự kiện quốc tế đáng chú ý xảy ra, đó là quả tên lửa rơi xuống Ba Lan ở thời điểm diễn ra hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Tổng thống Biden đã không chĩa thẳng mũi dùi chỉ trích Nga và cam kết “đảm bảo tìm ra điều gì đã xảy ra”. Cựu Đại sứ Mỹ tại Ba Lan Daniel Fried nhận định ông Biden đã có nước đi đúng đắn với tình huống này khi thể hiện tinh thần đoàn kết với Ba Lan và không vội vã đưa ra kết luận.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Campuchia ngày 12/11. Ảnh: AP
Nhưng sau khi kết thúc chuyến công du và quay trở về Mỹ, ông Biden dự kiến phải đối mặt với những thách thức “khó nhằn” trong nhiệm kỳ, bao gồm quan ngại về nguy cơ xảy ra suy thoái và việc có nên tranh cử nhiệm kỳ hai hay không. Lạm phát và nhiều yếu tố khác khiến người Mỹ phải đối mặt với mùa Lễ Tạ ơn đắt đỏ hơn vào tuần tới.
Những vấn đề này đã tạm gác lại khi ông Biden ở nước ngoài và đảng Cộng hòa rơi vào lục đục liên quan đến việc ai phải chịu trách nhiệm cho kết quả không như kỳ vọng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua.
Cố vấn cấp cao của Tổng thống, bà Anita Dunn đánh giá Tổng thống Biden sẵn sàng làm việc với các thành viên đảng Cộng hòa nhưng “câu hỏi thực sự là liệu đảng Cộng hòa có sẵn sàng hợp tác vì lợi ích của người dân hay chỉ sử dụng 2 năm tới cho thù địch”.
Trong phát biểu tối 16/11, Tổng thống Biden chúc mừng lãnh đạo phe Cộng hòa Kevin McCarthy về chiến thắng tại Hạ viện và nhấn mạnh rằng ông sẵn sàng làm việc với họ để “đem lại kết quả cho các gia đình lao động”.
Tổng thống Biden sẽ phải quyết định liệu có tranh cử cho nhiệm kỳ hai. Quyết định có thể được công bố vào đầu năm sau.
Ứng viên tổng thống tiềm năng đảng Cộng hòa tái đắc cử Thống đốc Florida
Ứng viên đảng Cộng hòa Ron DeSantis đã đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vị trí Thống đốc bang Florida, AP đưa tin.
Ông Ron DeSantis được cho là ứng viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Ông Ron DeSantis từng vượt qua cựu nghị sĩ đảng Dân chủ Charlie Crist để trở thành Thống đốc bang Florida cách đây hơn 1 thập kỷ. Chiến thắng này đã cho trao cho ông DeSantis nhiệm kỳ thống đốc thứ hai và xây dựng nền tảng vững chắc cho ông giữa bối cảnh ông đang để mắt tới cuộc đua trở thành ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2024.
Ứng viên đảng Cộng hòa Ron DeSantis đã đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vị trí Thống đốc bang Florida. Ảnh: Reuters
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã tranh thủ sự ủng hộ từ các cử tri nghiêng về cựu Tổng thống Trump với những động thái công kích chính quyền Tổng thống Biden. Ông DeSantis phản đối chính sách đối phó với dịch Covid-19 của Tổng thống Biden và biến cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci trở thành mục tiêu chính chỉ trích. Ông DeSantis cũng phản đối các chính sách yêu cầu tiêm vaccine Covid-19 và đeo khẩu trang của Nhà Trắng.
Với tư cách Thống đốc, ông có các biện pháp hạn chế việc các trường công dạy học sinh về sắc tộc, xu hướng tính dục và bản dạng giới. Những biện pháp này đã khiến ông mâu thuẫn với các chính sách giáo dục của bang và của các trường địa phương.
Dù vậy, ông được coi là ứng viên tổng thống tiềm năng và là khách mời thường xuyên của Fox News.
Ông DeSantis cũng chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Tổng thống Biden về vấn đề di cư, cáo buộc Nhà Trắng hành động không đủ mạnh mẽ để kiểm soát dòng người di cử ở biên giới phía Nam.
Trong những tuần chuẩn bị chạy đua vị trí thống đốc bang, ông DeSantis đã dừng các động thái và tuyên bố mang tính công kích về mặt chính trị khi cơn bão Ian tàn phá Tây Nam Florida. Điều đó khiến ông trở thành cái tên nổi bật trên các tin tức của bang trong nhiều tuần khi ông tập trung vào việc chỉ đạo phản ứng và hỗ trợ các cộng đồng chịu ảnh hưởng do thiên tai.
Chiến thắng của ông DeSantis là một dấu hiệu khác cho thấy Florida - vốn được coi là bang dao động - hiện đã nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng hòa. Lần gần nhất một thành viên đảng Dân chủ đắc cử vị trí thống đốc bang Florida là cách đây 28 năm./.
Ông Biden sẽ tái tranh cử tổng thống năm 2024 khi 82 tuổi Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đã xác nhận kế hoạch tái tranh cử của Tổng thống Biden vào năm 2024. Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: NBC Theo RT, ngày 4/10, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tái tranh cử thêm một nhiệm kỳ vào năm 2024. Người phát ngôn...