Tám thành phố văn học dành cho người yêu sách toàn cầu
Trang The Points Guy đã chia sẻ về tám thành phố văn học thú vị và không thể bỏ lỡ dành cho những tín đồ yêu thích sách.
Năm 2010, Dublin được UNESCO công nhận là Thành phố Văn học vì sự gắn kết nhiều thế kỷ của nơi này đối với ngôn ngữ viết và tác động của các nhà văn đến từ thành phố này đối với văn học thế giới, như James Joyce, nhà thơ Seamus Heaney hay nhà viết kịch Oscar Wilde. Có rất nhiều nơi ở Dublin liên quan đến văn học như Thư viện Marsh lâu đời nhất ở Ireland, Thư viện Cũ tại Đại học Trinity College Dublin, nơi lưu giữ Sách Kells, một trong những cuốn sách cổ nhất thế giới. Nơi đây có quán rượu dành cho dân văn chương Dublin Literary Pub Crawl. Ảnh: The Point Guy.
Edinburgh cũng là một Thành phố Văn học khác được UNESCO công nhận với nhiều vĩ nhân văn học như Walter Scott, Arthur Conan Doyle hay Robert Lewis Stevenson. Bên cạnh đó, nơi này cũng có nhiều lễ hội nghệ thuật sôi động và các sự kiện văn học lớn. Cụ thể, Edinburgh Fringe là lễ hội nghệ thuật lớn nhất trên thế giới với nhiều hình thức trưng bày sân khấu, thơ ca và biểu đạt nghệ thuật được giới thiệu với công chúng vào mỗi mùa hè, thường là vào tháng 8. Edinburgh cũng tổ chức Liên hoan Sách Quốc tế Edinburgh vào mùa hè để mang đến cho du khách cơ hội gặp gỡ nhiều tác giả từ khắp nơi trên thế giới, cũng như tìm hiểu thêm về nghề viết văn. Ảnh: The Point Guy.
San Francisco trở nên nổi tiếng trong thế giới văn chương với tư cách là một trong những thành trì của cuộc cách mạng thơ Beat, một phong trào nghệ thuật và xã hội những năm 1950, với các tác giả như Allen Ginsberg và Jack Kerouac. Đây cũng là nơi có nhiều nhà xuất bản nhỏ tốt nhất của Mỹ. Tới đây, du khách có thể tới thăm Bảo tàng Beat để hiểu thêm về các nhà thơ của phong trào này, tới hiệu sách City Lights, nơi cũng là trụ sở của một hiệu sách nhỏ và tới dự lễ hội Litquake để gặp gỡ các tác giả từ khắp nơi trên thế giới vào tháng 10 hàng năm. Ảnh: The Point Guy.
Trong khi Nhật Bản là nơi một trong những cuốn tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới được viết vào thế kỷ 11 và cũng đang là thánh địa cho những người yêu thích manga trong thời hiện đại, thì Tokyo đóng vai trò là trung tâm văn học của Nhật Bản và cũng là ngôi nhà của nhiều nhà văn nổi tiếng như Haruki Murakami. Nơi đây có rất nhiều địa điểm thú vị cho những người yêu thích văn học như quận Jinbo, nơi tràn ngập các hiệu sách, hay tham gia cung đường đi bộ lần theo bước chân một số nhân vật được yêu thích nhất của Murakami. Ảnh: The Point Guy.
Ngoài việc là bối cảnh của nhiều vở kịch và tiểu thuyết nổi tiếng nhất thế giới, London còn chính là nơi viết nên nhiều tác phẩm huyền thoại. Các tác giả nổi tiếng như William Shakespeare và Charles Dickens đã từng sống và sáng tác ở đây và hiện nay nơi đây vẫn thu hút nhiều nhà văn thuộc mọi thể loại, từ sân khấu, sách đến phim. Khi tới đây, du khách có thể tới thăm nhà hát Shakespeare’s Globe, nơi nhà viết kịch này lần đầu tiên trình diễn những vở kịch nổi tiếng thế giới của mình, hay Bảo tàng Sherlock Holmes và Bảo tàng Charles Dickens. Ảnh: The Point Guy.
Vẻ đẹp, sự sống động và văn hóa của Cartagena đều đã góp phần tạo cảm hứng cho các nhà văn địa phương như Gabriel García Márquez viết nên những kiệt tác văn học của họ. Ngày nay, du khách có thể bước theo bước chân của họ và xem liệu khung cảnh văn học đầy màu sắc của thành phố có thể truyền cảm hứng cho họ hay không. Tới đây, du khách có thể trải nghiệm Lễ hội văn học Hay Cartagena diễn ra hàng năm vào cuối tháng 1 và đến thăm những địa điểm đã truyền cảm hứng cho Gabriel García Márquez viết nên một số tác phẩm nổi tiếng. Ảnh: The Point Guy.
Video đang HOT
Từ lâu, Mexico City đã được coi là một điểm đến truyền cảm hứng cho nhiều nhà văn trên khắp thế giới. Hiện tại, nhiều nhà văn địa phương như Guillermo Fadanelli và Valeria Luiselli cũng đã giành được nhiều giải thưởng và danh hiệu cho tiểu thuyết của họ. Khi tới đây, du khách có thể tới thăm hiệu sách Under The Volcano Books, nơi lưu trữ nhiều sách viết bằng tiếng Anh hay Thư viện Trung tâm của Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, một trong những tòa nhà mang tính biểu tượng nhất trong thành phố và là nơi có một trong những bộ sưu tập sách lớn nhất ở Mexico. Ảnh: The Point Guy.
Thành phố Havana có một truyền thống văn học mạnh mẽ và đã giúp khơi dậy sự sáng tạo của một số nhà văn nổi tiếng nhất thế giới. Trong khi nhiều người Mỹ biết rằng Ernest Hemingway từng gọi đảo quốc này là quê hương thì các nhà văn Cuba như José Lezama Lima và nhà thơ Dulce María Loynaz cũng là một phần chính khiến thành phố này trở thành một nơi giàu ý nghĩa văn học. Tới đây, du khách có thể tìm hiểu thêm về khoảng thời gian Hemingway ở đất nước này, đến Finca La Vigiá, nơi tác giả sống từ năm 1939 đến năm 1960. Havana cũng tổ chức Hội chợ sách quốc tế hàng năm tại pháo đài San Carlos de La Cabanã thu hút các tác giả và học giả từ khắp nơi trên thế giới. Ảnh: The Point Guy.
Lớp học có 42 học sinh đạt trên 9 điểm Ngữ văn: Bí quyết của cô giáo
Để Văn học đến với học sinh một cách tự nhiên, cô Nguyễn Thị Hoài Thu, giáo viên Trường Trung học phổ thông Quang Trung, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng tìm cách cho các em tiếp cận môn học rất thực tế.
Cô Nguyễn Thị Hoài Thu trong giờ Ngữ văn. (Ảnh: Minh Thu/TTXVN)
Với phương pháp dạy Ngữ văn sáng tạo, hơn 10 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Hoài Thu, Tổ trưởng bộ môn Văn-Sử-Địa, Trường Trung học phổ thông Quang Trung, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đã đào tạo những lứa học trò xuất sắc.
Trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2021-2022, 42/50 học sinh lớp 12 C4 cô Thu dạy đạt trên 9 điểm môn Ngữ văn.
Từ nền tảng căn bản đến sáng tạo riêng
Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cô giáo Nguyễn Thị Hoài Thu (sinh năm 1978) một mình từ Thái Nguyên trở về huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng (quê hương của bố mẹ) để sinh sống và lập nghiệp.
Sau 1 năm dạy học ở trường bán công Thủy Nguyên, cô về công tác tại Trường Trung học phổ thông Quang Trung, xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên.
Với mong muốn đổi mới phương pháp dạy để học sinh không nhàm chán và đó cũng là cách để tự làm mới mình, cô Thu đã dành thời gian đi học nâng chuẩn, nỗ lực tự học, tìm tòi nghiên cứu để mỗi bài giảng học sinh hứng thú, phát huy năng lực của các em.
Sau khi nghiên cứu, tìm tòi, cô Thu nhận thấy "lược đồ tư duy" là phương pháp rất khoa học để các em nhớ bài nhanh. Cô hướng dẫn các em vẽ "lược đồ tư duy" làm sao cho vừa đẹp mắt, vừa khoa học lại tóm lược những ý cơ bản của bài.
Đầu tiên, cô yêu cầu học sinh đọc kỹ tác phẩm, hình dung ra những hình ảnh mà mình sẽ vẽ từ nội dung của tác phẩm, sau đó chất lọc các từ ngữ, các câu then chốt để đưa vào sơ đồ. Với phương pháp này, học sinh sẽ hệ thống được bài học, nắm chắc nội dung bài.
Phương pháp "đóng vai" cũng được cô Thu áp dụng trong nhiều bài giảng. Đây là phương pháp mà học sinh vô cùng thích thú vì các em phát huy những năng khiếu sở trường của bản thân từ việc dàn dựng sân khấu cho đến viết kịch bản đạo diễn, trang phục.
Cùng với đó, cô Thu còn áp dụng kỹ thuật "hỏi chuyên gia" để giúp các em hiểu sâu hơn về bài học, tạo cho không khí lớp học sôi nổi.
Những "chuyên gia" là những em học sinh học khá, giỏi bộ môn Văn, có hiểu biết kiến thức văn học sâu hơn các bạn khác. Phương pháp này giống như một buổi tư vấn giải đáp trả lời cho những băn khoăn thắc mắc về các vấn đề trong bài học.
Các phương pháp trên sẽ giúp các em nắm vững bài tập, đạt điểm cao ở các phần thi đọc hiểu, song như thế vẫn là chưa đủ để học sinh có thể viết những câu văn, đoạn văn uyển chuyển, mượt mà.
Kỹ thuật "viết tích cực" là công cụ để học trò thể hiện trọn vẹn năng lực của mình. Về kỹ thuật "viết tích cực," cô Thu cho biết cô khuyến khích các em hãy viết thật tự nhiên, viết tất cả những gì các em suy nghĩ, không câu nệ sách vở, không giống bài của cô giáo hay của bất cứ ai. Khi gỡ bỏ được từ "phải" ra khỏi suy nghĩ, hầu hết học sinh đều viết rất tự nhiên, có mạch văn, cảm xúc.
Tiếp cận Ngữ văn một cách thực tế
Có phương pháp dạy học tốt giống như có một công cụ tối ưu nhưng để Văn học đến với học sinh một cách tự nhiên, cô Nguyễn Thị Hoài Thu tìm cách để các em tiếp cận môn học rất thực tế.
Khi tiếp nhận bất cứ lớp mới nào, cô Thu sẽ luôn hỏi học sinh "Các em có biết học Văn để làm gì không? Tại sao các em phải học Văn?" Câu trả lời của học trò có rất nhiều, trong đó có những băn khoăn, tại sao việc học văn lại vẫn phải cẩn thận từng câu, từng chữ trong khi tiếp cận thông tin trên môi trường mạng đã hoàn toàn thay đổi.
Cô Nguyễn Thị Hoài Thu luôn khuyến khích học sinh phát huy hết khả năng sáng tạo trong tiếp cận môn Ngữ văn. (Ảnh: Minh Thu/TTXVN)
Trả lời câu hỏi, cô gợi mở sau này ra trường, tất cả các em sẽ phải tiếp cận rất nhiều văn bản. Việc đọc để hiểu một văn bản vô cùng quan trọng cũng như viết một văn bản sao cho đúng về nội dung và đúng về câu chữ. Nắm chắc những kiến thức cơ bản của bộ môn Ngữ văn hôm nay sẽ giúp cho các em rất nhiều trong công việc về sau cũng như trong cuộc sống.
Vượt lên những bình thường này, Văn học có khả năng chạm đến trái tim của mỗi người. Vì vậy, đứng trước một tác phẩm, cô luôn đặt ra câu hỏi với học sinh "Vậy thông qua tác phẩm, nhà văn muốn chuyển tải đến chúng ta những thông điệp gì." Các em gọi tên những thông điệp đầy ý nghĩa và đó cũng là cách để học sinh nhận thức được vai trò, ý nghĩa của bộ môn và các em sẽ lại hào hứng khám phá những tác phẩm mới.
Cô Thu chia sẻ giúp cho một lớp làm chương trình "Ngoại khóa Văn học" là vất vả nhất. Các em sẽ là những người viết kịch bản cho tác phẩm, lên ý tưởng cho đạo cụ, sân khấu và tập vai diễn một cách say sưa. Nếu thầy cô sân khấu hóa được tác phẩm, học sinh sẽ có những sân chơi bổ ích, thiết thực, Văn học sẽ đi vào cuộc sống. Đây cũng là một cách để cho giáo viên phát huy năng lực của học sinh, như thế những tác phẩm Văn học sẽ trở nên gần gũi hơn với các em.
Hạnh phúc bình dị
Không chỉ đổi mới trong phương pháp giảng dạy để đạt hiệu quả cao trong các kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, cô Thu còn là giáo viên chủ chốt ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi thành phố môn Ngữ văn của trường.
Năm nào, cô cũng đóng góp cho thành tích chung của nhà trường những học sinh đoạt giải cao ở bộ môn Ngữ văn, truyền cảm hứng, đam mê và có rất nhiều em đi theo con đường văn chương.
Em Hoàng Khánh Linh đoạt giải nhất học sinh giỏi thành phố môn Ngữ văn (năm 2021); em Cao Khánh Linh đoạt giải ba học sinh giỏi thành phố (năm 2022). Cả hai em đang theo học tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Em Hoàng Văn Hiệp, học sinh lớp 12 C8, chia sẻ trước đây, em rất sợ học Văn do cảm giác đây là môn học thuộc, không có sự sáng tạo và chẳng biết viết như nào mới đạt ý, đủ ý. Được học cô Thu, với cách truyền thụ sinh động, mỗi giờ Văn là một giờ học hào hứng, sáng tạo.
Đặc biệt, cô luôn khuyến khích chúng em viết thật tự nhiên, viết những gì đang diễn ra trong suy nghĩ, giúp em học môn học này chủ động và rất thích thú.
Theo thầy Ngô Văn Tuyến, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Trung học phổ thông Quang Trung, hơn 10 năm qua, cô Thu cùng các cô giáo của Tổ Văn-Sử-Địa của nhà trường đã luôn nỗ lực tiếp cận phương pháp giảng dạy mới và đạt hiệu quả.
Nhiều năm liền, bộ môn Ngữ văn luôn đứng trong tốp đầu thành phố trong Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông và để lại ấn tượng lớn với giáo viên Văn của Hải Phòng.
Tháng 4/2022, cô Thu vinh dự chia sẻ kinh nghiệm để ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn đạt kết quả cao cho giáo viên trong toàn thành phố với mong muốn bộ môn Ngữ văn của Hải Phòng sẽ nằm trong tốp đầu của cả nước.
Cô Nguyễn Thị Hoài Thu trong giờ Ngữ văn. (Ảnh: Minh Thu/TTXVN)
Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thủy Nguyên, Trường Trung học phổ thông Quang Trung trước đây chỉ đứng vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 về thành tích giáo dục đào tạo, nhưng trong 10 năm trở lại đây đã vươn lên giữ vị trí số 1. Chất lượng đào tạo môn Ngữ văn của trường luôn đứng tốp đầu các trường Trung học Phổ thông tại Hải Phòng.
Tại lễ biểu dương học sinh, sinh viên tiêu biểu xuất sắc của thành phố vừa diễn ra, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Lê Khắc Nam phát biểu năm học 2021-2022, Hải Phòng đứng đầu toàn quốc về điểm trung bình môn Ngữ văn và giữ vững vị trí tốp đầu các tỉnh, thành phố về công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia với 86 học sinh tham gia đoạt giải, xếp thứ 2 toàn quốc.
Trong thành công chung này có sự đóng góp của cô giáo Nguyễn Thị Hoài Thu. Với cá nhân cô Thu, niềm vui này thật lớn nhưng không phải là phần thưởng lớn nhất của một nhà giáo.
Theo cô Thu, niềm vui trong công việc là sau những bài văn từ trang sách, học sinh của cô đều trưởng thành với một trái tim thấu cảm, yêu thương con người và cuộc sống. Đó chính là gạch nối đẹp đẽ từ trang sách đến cuộc đời mà chỉ môn Ngữ văn mới mang đến được./.
Để văn học gần hơn với học sinh Theo nhiều chuyên gia giáo dục, sân khấu hóa tác phẩm văn học là hướng đi hiệu quả, sáng tạo, góp phần đưa văn học gần hơn với học sinh. Thông qua việc sân khấu hóa, vừa giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, đồng thời cũng là cơ sở để các em có thể cảm nhận đầy đủ...