Tâm thần phân liệt có liên quan tới lên đồng?
Frank Russell, một bệnh nhân tâm thần phân liệt đã cải thiện sức khỏe khá nhiều khi tiếp cận căn bệnh của mình theo hướng khác.
Frank Russell và cha
Frank Russell, con trai Dick Russell, phóng viên tờ Sports Illustrated (Mỹ), có dấu hiệu muốn tự sát, hoang tưởng bạn bè truy sát mình năm 17 tuổi, biểu hiện bệnh tâm thần phân liệt. Vào những năm 80-90, khi nhận được kết quả chẩn đoán như vậy thì coi như cuộc đời kết thúc. Cả chục năm trời chữa chạy, bệnh tình chẳng hề thuyên giảm, nên cha Frank tìm tới cửa “tâm linh”
Hoạt động hầu đồng của tín ngưỡng truyền thống như ở Việt Nam cũng tồn tại ở nhiều nước châu Phi và Mỹ Latin, còn được gọi là Shaman giáo. Người ta tin rằng bà đồng có khả năng xuất nhập hồn và thực hiện nhiều phép lạ.
Trong y học, não bộ có một phần gọi là “kênh kết nối tạm thời” (TPJ) giúp con người nhận thức không gian, thời gian, suy nghĩ, ý muốn và tách biệt mình ra khỏi người khác. TPJ trục trặc dẫn đến loạn nhận thức, điển hình ở các bệnh nhân Parkinson, Alzheimer, và tâm thần phân liệt.
Ở bệnh nhân tâm thần phân liệt, TPJ gặp trục trặc gây ảo giác, ảo thanh, hành vi, đa nhân cách và lời nói hỗn loạn. Các dấu hiệu này có thể thay đổi khác nhau dựa theo văn hóa và xã hội.
Frank khi còn nhỏ
Chứng phân liệt cũng có mối tương quan với tự kỷ, đối tượng tiềm ẩn tài năng. Frank có thể vẽ, làm thơ và từng đoạt nhiều giải thưởng, nhưng vì lúc nào cũng nghĩ mình có thể là người Trung Quốc hay nhập hồn vào một con gấu bông khiến anh không thể hòa nhập. Người duy nhất ở bên cạnh anh là cha mẹ, cho tới khi gặp Malidoma Patrice Some.
Video đang HOT
Malidoma là một người “kết nối” đích thực. Ông sinh ra từ bộ lạc Daraga tại Burkina Faso (châu Phi) nhưng sống tại Mỹ, có 3 bằng thạc sĩ và 2 bằng tiến sĩ tại ĐH Brandeis, tự coi mình là người “đem trí thức từ dân tộc mình ra thế giới” bằng cách diễn thuyết, viết sách thuần túy kết hợp với cúng lễ. Ở Burkina Faso, họ gọi ông là một “titiyulo” tương tự “bà đồng” người có khả năng giao tiếp với một thế giới khác.
Malidoma
Do con gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội, Dick đưa Frank tới “Earth House”, không gian sống lành mạnh và cung cấp mọi tiện nghi của một cộng đồng riêng. Frank hồi phục một cách khó tin, cuộc sống thanh niên 20 tuổi lại tràn ngập hoài bão và bạn bè. Nhưng đồng lương ít ỏi của Dick chỉ đáp ứng được cho con trai trong vòng 16 tháng. Khi rời Earth House, bệnh lại nặng lên thấy rõ.
Đúng lúc chán nản, nghe danh tiếng Malidoma hồi năm 2012, Dick gắng tìm kiếm và liên lạc nhiều lần, rồi đem Frank theo. Ngay từ lần đầu gặp, Frank và Malidoma bắt tay chào hỏi nhau như đã thân thiết từ lâu. Malidoma tự tin khẳng định rằng Frank chính là một titiyulo, và cho biết các titiyulo thường trải qua thời gian vật vã về thể xác lẫn tinh thần, mà giới hầu đồng ở Việt Nam hay gọi là bị “hành”.
Liệu pháp của người Daraga là cúng lễ bao gồm nhảy múa và hò hét. Chị gái Malidoma cũng từng loạn trí tám tháng trời cho tới khi được cả cộng đồng thực hiện “chữa trị”. “Khi vượt qua được thời gian đó, titiyulo sẽ trở nên vượt trội hơn người thường, cảm nhận và nhìn thấu mọi thứ để giúp đỡ mọi người. Nhưng nếu người bị “hành” không có cộng đồng ở bên, họ sẽ không bao giờ phục hồi, anh hiểu không?”, Malidoma nói.
Frank và một bức vẽ của anh
Trước kia, nhà tâm lý Joseph Polimeni từng chỉ ra nhiều mối liên quan giữa hầu đồng và tâm thần phân liệt: Họ tin tưởng rằng mình có khả năng đặc biệt, nghe thấy những giọng nói và có trải nghiệm ngoài thân xác. “Bà đồng” vào nghề quanh tuổi 20, cũng là độ tuổi đa số mắc bệnh (17-25). Đa số “bà đồng” và bệnh nhân đều là nam giới. Tỷ lệ của họ trong cộng đồng cũng đều ở khoảng 1%.
Giới phê bình lại cho rằng bà đồng có thể điều khiển trạng thái “bị nhập” còn người mắc chứng tâm thần phân liệt thì không, nhưng chuyên gia thần kinh Robert Sapolsky từ ĐH Stanford phản bác bằngquan niệm phổ biến, đó là các “bà đồng” thường có nhiều nhân cách khác nhau, lối nói chuyện và suy nghĩ lạ lùng, đi kèm sáng tạo và IQ cao. Mô tả này phù hợp với Malidoma.
Không rõ Frank có thực sự là một “cậu đồng” không, nhưng cách thức điều trị của Malidoma là yêu cầu Dick đưa Frank tham gia các hoạt động khá phù hợp với ba yếu tố cần được cải thiện theo tư duy y học hiện đại: cộng đồng hỗ trợ, can thiệp sớm và có việc làm.
Hoạt động hầu đồng tại Việt Nam
Sau này, Frank cũng được gặp nhiều nhà chữa trị tương tự như Malidoma, những người không coi anh là một bệnh nhân. Họ cho anh thấy những gì về bản thân được tôn trọng và khuyến khích. “Cứ để những ước mơ tồn tại trong trí tưởng tượng của thằng bé”, Dick viết trong cuốn hồi ký về hành trình chữa bệnh của con.
Dù sao thì phương pháp này cũng rất hiệu quả. 37 tuổi, Frank du lịch khắp nơi, học kỹ sư máy móc, trở thành nghệ sĩ piano jazz, trong phòng tràn ngập những tác phẩm sáng tạo. Frank vẫn nghe thấy những âm thanh lạ, nhưng khả năng giao tiếp đã cải thiện đáng kể.
Shaman giáo tại Burkina Faso
Vừa rồi, hai cha con Frank tới hẳn Burkina Faso để tham gia “hầu đồng”. Họ từ chối kể chi tiết nghi lễ, nhưng Dick cho hay biểu hiện tích cực của Frank đem lại rất nhiều hy vọng. Trải nghiệm này cũng thay đổi nhận thức của Dick. Ông cho rằng khi một bệnh dính dáng tới một thứ gì đó không rõ ràng, thì cách tốt nhất là khám phá thế giới vô hình đó.
Vậy còn sự tương quan với cách chữa trị hiện đại và kết quả từng đạt được ở Earth House thì sao? Dick nói rằng ông không rõ có trường hợp nào khác giống Frank, nên không bình luận.
Theo Danviet
Đánh vợ chết vì hoang tưởng
Chiều ngày 15-9, Hội đồng xét xử tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt sơ thẩm 8 năm tù đối với bị cáo Puih Kin (sinh năm 1977, trú xã Ia Khai, huyện Ia Grai) về tội "giết người".
Khoảng 15 giờ ngày 7-3-2016, Puih Kin nghe ồn ào trong đầu, cho rằng vợ mình là chị Rah Mah Pyich đang âu yếm anh hàng xóm trong vườn điều.
Bị cáo Puih Kin trước vành móng ngựa
Bực tức, Puih Kin nhặt một khúc gỗ rồi đi về phía chị Rah Mah Pyich lúc này đang loay hoay nhặt hạt điều, phang 3 phát khiến nạn nhân chết ngay tại chỗ.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định, Puih Kin do thường xuyên uống rượu dẫn đến bị bệnh rối loạn tâm thần và hành vi. Cơ quan điều tra còn chứng minh được, trước khi gây án 1 giờ, Puih Kin lên cơn hoang tưởng và đã cầm can nhựa chứa đầy xăng định uống nhưng may mắn được mọi người can ngăn.
Puih Kin và chị Rah Mah Pyich kết hôn từ năm 1997, đã có với nhau 3 mặt con. Ngoài phạt tù, Hội đồng xét xử còn buộc Puih Kin phải bồi thường cho gia đình người bị hại tổng cộng 180 triệu đồng.
LỮ QUỲNH LOAN
Theo PLO
Đánh vợ chết tại chỗ vì hoang tưởng bị 'cắm sừng' Puih Kin mắc chứng rối loạn tâm thần nên cho rằng vợ mình đang âu yếm anh hàng xóm trong vườn điều. Bực tức, Puih Kin nhặt một khúc gỗ rồi đi về phía vợ đang loay hoay nhặt hạt điều, phang 3 phát khiến nạn nhân chết ngay tại chỗ. Bị cáo Puih Kin trước vành móng ngựa Chiều 15/9, Hội đồng...